Khung theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển thống kê của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kinh nghiệm của quốc tế về thiết kế và tổ chức triển khai hoạt động theo dõi và đánh giá thực hiện một số dự án, một chương tình hay một chính sách, một chiến lược nhất là những kinh nghiệm liên quan đến thực hiện chiến lược phát triển thốn (Trang 26)

của Uganda

2.1 Tổng quan Chiến lược phát triển thống kê của Uganda và quá trình phát triển Khung theo dõi và đánh giá phát triển Khung theo dõi và đánh giá

Cục Thống kê Uganda (UBOS) là một cơ quan chính phủ bán độc lập, được thành lập theo Luật thống kê 1998. Nhiệm vụ của tổ chức này là xử lý dữ liệu thống kê đảm bảo chất lượng và cung cấp chính thức, kịp thời số liệu thống kê. Đồng thời, Cục Thống kê Uganda là một cơ quan điều phối, giám sát Hệ thống thống kê quốc gia (NSS).

Chiến lược phát triển thống kê nhằm đẩy mạnh phát triển và tăng cường năng lực thống kê cho toàn bộ Hệ thống thống kê quốc gia. Để theo dõi tiến độ và đảm bảo xử lý dữ liệu thống kê có hệ thống, sử dụng hiệu quả số liệu thống kê đã thiết kế khung khổ theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện là rất cần thiết.

Chiến lược phát triển thống kê Uganda bao gồm mục đích chiến lược, mục tiêu chiến lược, kết quả đầu ra và các hành động chiến lược, cụ thể là:

- Mục đích của chiến lược: Phát triển hệ thống thống kê quốc gia đạt đẳng cấp thế giới.

- Mục tiêu chiến lược: Phát triển hệ thống thống kê có phân cấp phân quyền rõ ràng (mạch lạc), đáng tin cậy, hiệu quả. Hệ thống thống kê quốc gia là địa chỉ hỗ trợ các sáng kiến quản lý và phát triển đất nước.

- Kết quả đầu ra: Để đạt được mục đích, ba kết quả đầu ra tương quan với nhau sau đây sẽ phải được thực hiện thông qua việc thực hiện các hoạt động.

• Rõ ràng mạch lạc, đáng tin cậy, hiệu quả, phối hợp ngành thống kê hệ thống trở thành thành lập và hoạt động;

• Tăng cường năng lực ngành đối với thu thập, phân tích, phổ biến, và sử dụng các số liệu thống kê;

• Nhu cầu thống kê theo định hướng được tạo ra và phổ biến.

- Chương trình hành động thực hiện chiến lược phát triển thống kê:

Đầu ra Hành động Mạch lạc, đáng tin cậy, hiệu quả, phối hợp hệ thống thống kê ngành được thành lập và hoạt động

• Thành lập hoặc tăng cường tính tự chủ các đơn vị thống kê tất cả các Bộ, Cục, vụ, tổ chức (MDAs).

• Thành lập hoặc tăng cường tính tự chủ Ban Chỉ đạo Hệ thống thống kê quốc gia (NSS) và tất cả các Uỷ ban Thống kê MDA.

• Hỗ trợ sự phát triển của tất cả các kế hoạch chiến lược ngành Thống kê. • Xây dựng và hài hòa các hàng dữ liệu NSS.

• Xây dựng và tăng cường tính tự chủ trang web của NSS.

• Phát triển và duy trì mạng extranets cho thông tin liên lạc trong NSS. • Đổi mới tổ chức Cục Thống kê và Hành động để cung cấp cho tất cả các ngành / các bên liên quan chính trong hệ thống thống kê.

• Thông qua hệ thống tài khoản quốc gia 93 (SNA93).

• Thiết lập, quản lý và giám sát các cấu trúc thể chế, thủ tục và tiêu chuẩn cho phát triển thống kê quốc gia.

• Thiết lập một cuộc điều tra dân số dài hạn và chương trình khảo sát. • Hỗ trợ việc thành lập quan hệ đối tác và hợp tác giữa các số liệu thống kê người sử dụng và sản xuất.

• Bênh Vực và tạo ra nhận thức về thống kê ở tất cả các cấp.

• Thúc đẩy việc sử dụng thông tin thống kê trong các kế hoạch phát triển ngành và quy trình lập ngân sách.

• Tiến hành thống kê Kiểm toán phù hợp với Lịch của hệ thống thống kê. • Ủy ban, thực hiện và phổ biến kết quả nghiên cứu nghiên cứu.

• Tiến hành kiểm toán giới của hệ thống thống kê. • Lồng ghép giới trong hệ thống thống kê.

• Giám sát và đánh giá thực hiện của tất cả các kế hoạch thực hiện chiến lược.

Tăng cường năng lực ngành

• Đánh giá và tăng cường hệ thống thống kê ngành. • Thiết lập và tăng cường cơ sở dữ liệu ngành.

thống kê đối với thu thập, phân tích, phổ biến và sử dụng các số liệu thống kê.

• Xử lý dữ liệu thống kê nhậy cảm và quy định trách nhiệm người sử dụng, người xử lý dữ liệu.

• Đào tạo và trang bị thiết phát triển thống kê và quản lý cho Cục thống kê và nhân viên thống kê ở các Bộ, Vụ….

• Thiết lập và thực hiện một chiến lược nguồn nhân lực cho hệ thống thống kê.

• Thiết lập và tăng cường tính tự chủ cho trung tâm đào tạo thống kê. • Tăng cường năng lực kỹ thuật để xử lý và phổ biến số liệu thống kê cho Cục Thống kê và Thống kê ở các Bộ, Cục, Vụ, Viện….

• Tăng cường khả năng phối hợp, quản lý và giám sát quá trình phát triển thống kê cho Cục Thống kê và Thống kê ở các Bộ, Cục, Vụ, Viện….. • Tăng cường, duy trì và cập nhật cơ sở hạ tầng thống kê.

Xử lý và phổ biến dữ liệu thống kê theo nhu cầu

• Phát hành và phổ biến tất cả các sản phẩm thống kê theo hệ thống thống kê công bố lịch và Phát triển Khung khổ Quốc gia.

• Xây dựng một khung tổng thể lấy mẫu quốc gia.

• Thúc đẩy và thực thi việc sử dụng các tiêu chuẩn GIS và các định nghĩa phổ biến được sử dụng trên hệ thống thống kê.

• Đảm bảo sản xuất và phổ biến các số liệu thống kê trong hệ thống thống kê được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

• Cập nhật các Trung tâm Tài nguyên hệ thống thống kê.

• Tạo nhận thức về các thông tin và dịch vụ có sẵn ở trung tâm tài nguyên hệ thống thống kê.

• Xuất bản thống kê trừu tượng hệ thống thống kê.

• Xác định và cầu dữ liệu khoảng trống trong hệ thống thống kê. • Tăng cường hệ thống thông tin quản lý (MIS).

• Thúc đẩy cách tiếp cận có sự tham gia trong sản xuất dữ liệu trong hệ thống thống kê.

• Hỗ trợ sự phát triển của dữ liệu hành chính trong các lĩnh vực.

• Thiết kế và thực hiện các cuộc điều tra và tổng điều tra (ví dụ như Bảng điều chỉnh

Điều tra, khảo sát hộ gia đình, quốc gia Nhà ở và dân số tổng điều tra)

Nguồn: Chiến lược phát triển thống kê Uganda.

2.2 Khung theo dõi và đánh giá Chiến lược phát triển thống kê của Uganda Uganda

Khung theo dõi và đánh giá chiến lược thống kê của Uganda gồm 6 phần: (1) Xây dựng nội dung đánh giá tổng quan về quá trình theo dõi đánh giá chiến lược thống kê; (2) Quá trình theo dõi, đánh giá một chiến lược thống kê; (3) Quá trình thu thập số liệu để theo dõi, đánh giá; (4) Xây dựng báo cáo theo dõi, đánh giá; (5) Khung pháp lý cho quá trình theo dõi, đánh giá; và (6) là phần phụ lục. Sau đây là nội dung khái quát của từng phần.

2.2.1. Xây dựng nội dung đánh giá tổng quan về quá trình theo dõi đánh giá chiến lược thống kê.

Trong phần này, trình bày mục đích theo dõi, đánh giá và cơ sở lý thuyết theo dõi, đánh giá bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

2.2.1.1. Về khái niệm và cơ sở lý thuyết về theo dõi, đánh giá

Đối với phần khái niệm và cơ sở lý thuyết, khung theo dõi và đánh giá chiến lược thống kê Uganda đã tập trung vào:

- Khái niệm về theo dõi và đánh giá đối với quá trình thực hiện chiến lược thống kê.

- Yêu cầu đối với theo dõi và đánh giá bao gồm: (1) Việc tiến hành theo dõi, đánh giá chiến lược thống kê cần phải gắn với quá trình thực hiện kế hoạch tổng thể và kế hoạch các ngành. (2) Đánh giá quá trình thực hiện đáp ứng nhu cầu quản lý hiệu quả hơn đối với kết quả đầu ra và những tác động; (3) Theo dõi, đánh giá phải đưa ra được những chỉ tiêu cảnh báo sớm để có những điều chỉnh phủ hợp nhằm tiến đến những kết quả mong muốn.

- Khi xây dựng hướng dẫn theo dõi, đánh giá cần làm rõ mục đích quá trình theo dõi, đánh giá và cung cấp những công cụ hỗ trợ quá trình phát hiện vấn đề và nguyên nhân; Gợi ý những giải pháp có thể đối với các vấn đề; Đưa ra những câu hỏi và giả thuyết, chiến lược; Cung cấp nhu cầu phản ảnh trong quá trình thực hiện chiến lược; Cung cấp thông tin và bối cảnh; Những kế hoạch hành động đối với thông tin.

- Theo dõi: Về nhận thức, thì theo dõi phải chấp nhận những thiết kế/kế hoạch đã đưa ra; Thu thập những thông tin liên quan đến tính hữu hiệu (từ những dữ liệu đầu vào đến đầu ra) một cách liên tục để đánh giá quá trình tiến triển; Tập trung vào quá trình thực hiện;

- Đánh giá: Về nhận thức, thì đánh giá là một quá trình cơ bản trong xây dựng và thực hiện chiến lược thống kê, nó kết nối giữa những mục tiêu, mục đích đặt ra với những kết quả đạt được. Đánh giá hiệu quả (từ những kết quả đầu ra đến những tác động ra bên ngoài); Đưa ra những kết luận và luận cứ.

2.2.1.2. Về khung theo dõi đánh giá

Khung theo dõi, đánh giá có vai trò như một tài liệu hướng dẫn cho quá trình theo dõi, đánh giá. Khung theo dõi, đánh giá vạch ra kế hoạch với các bước thực hiện cụ thể như: ai thực hiện, thực hiện công việc gì, thực hiện ở đâu và khi nào thực hiện; Khung theo dõi đánh giá được xây dựng cho các

hoạt động, từng quá trình thực hiện và từng mức độ đánh giá trong quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược, tiến dần đến mục đích chiến lược.

a) Những thành phần chủ yếu trong khung theo dõi, đánh giá:

- Lựa chọn những chỉ tiêu tương ứng với các hoạt động và các mục tiêu cuả chiến lược phát triển thống kê;

- Thu thập những chỉ tiêu và thông tin liên quan; - Phân tích thông tin;

- Thuyết minh và kết nối thông tin theo những phương pháp đặc thù; - Sử dụng thông tin để phục vụ mục đích theo dõi, đánh giá và nâng cao hiệu quả công tác.

b) Mục tiêu xây dựng khung theo dõi, đánh giá là để hướng dẫn quá trình theo dõi, đánh giá đảm bảo hiệu quả và hữu ích của hệ thống thống kê, cụ thể là:

- Tiêu chuẩn hóa các quá trình các bước/khâu của việc phát triển thống kê;

- Tiêu chuẩn hóa sự phát triển và ứng dụng hệ thống thống kê; - Sử dụng hiệu quả các nguồn lực;

- Không ngừng củng cố năng lực, đổi mới trong phát triển thống kê. c) Về nội dung của Khung theo dõi, đánh giá

- Nội dung quan trọng, quyết định sự thành công và hiệu quả của việc theo dõi, đánh giá là huy động mọi cơ quan cùng tham gia, phối hợp trong quá trình theo dõi, đánh giá. Nội dung thứ hai là phát triển phương pháp cùng tham gia để thực hiện việc theo dõi, đánh giá, có sự phối hợp giữa các cơ quan và các cá nhân có liên quan trong từng quá trình, từng khâu của khung theo dõi, đánh giá.

- Khung theo dõi, đánh giá cần phải được xây dựng trên cơ sở thứ tự logic và tiến trình phát triển thống kê và gắn với bối cảnh thực tế để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

- Cần phải có khung logic cho quá trình xây dựng các khung/ma trận theo dõi, đánh giá

- Tổng kết quá trình (đánh giá tổng quát toàn bộ quá trình theo dõi, đánh giá). Trong phần này cần tập trung vào mục tiêu, mục đích, những kết quả đầu ra và những hoạt động cần theo dõi và đánh giá. Tập trung vào những kết quả cơ bản và những phương pháp đánh giá chính xác để xây dựng khung/ma trận đánh giá và gắn với ma trận đánh giá một cách logic.

d) Những câu hỏi được dùng trong quá trình theo dõi, đánh giá. Có 2 dạng câu hỏi:

- Câu hỏi gắn với những mục tiêu (target question): Tập trung vào việc đạt được các mục tiêu, kết quả (để so sánh, đối chiếu).

- Câu hỏi tiếp theo (follow up question) trợ giúp đánh giá: trợ giúp cho quá trình trả lời những câu hỏi mục tiêu, các câu hỏi mục tiêu có thể được chia nhỏ thành những câu hỏi bổ trợ để có thể đánh giá, lượng hóa. Những câu hỏi dạng này được sử dụng khi đánh giá những chỉ số từ khung logic và trên cơ sở những yêu cầu thông tin cơ bản. Nếu chúng ta muốn đánh giá mức độ thành công và mức độ kết quả đạt được, chúng ta cần phải biết những thông tin hiện hành.

2.2.1.3. Xác định những chỉ tiêu được dùng để theo dõi đánh giá một cách khách quan

Những chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ thành công và mức độ đạt được so với những kết quả mong muốn. Các chỉ tiêu này đã được xây dựng và xác định trong chiến lược phát triển thống kê và xây dựng khung logic, sau đó có thể được bổ sung, điều chỉnh. Tất cả những câu hỏi cho quá trình theo dõi, đánh giá cần được trả lời và được xác nhận thông qua các chỉ tiêu đánh giá.

a) Những thông tin cơ sở ban đầu (baseline information). Thông tin cơ sở phản ánh những thông tin hiện hành đối với quá trình tiến triển được đánh giá. Những thông tin mang tính chất cơ sở sẽ được xác định bởi những câu hỏi theo dõi, đánh giá (follow up question). Trong ma trận đánh giá cần phải xây dựng một cột thông tin cơ sở để từ đó định hướng cho quá trình khảo sát thông tin, tra cứu thông tin cơ sở.

b) Phương pháp thu thập thông tin. Ngay tại bước đầu của quá trình đánh giá, cần phải xác định phương pháp thu thập thông tin dựa vào bản chất, đặc điểm và khả năng có thể của thông tin cần được thu thập. Đối với mức độ đánh giá gắn với mục tiêu và mục đích, quá trình thu thập thông tin cần gắn với những thôn tin định lượng, ví dụ như sử dụng các khảo sát để thu thập thông tin. Ở mức độ đánh giá này, cần quan tâm đến vấn đề đầu ra của thông tin có thể chỉ được thu thập bởi những người sử dụng thông tin. Trong quá trình này, phương pháp sẽ mang tính định tính nhiều hơn (ví dụ như quan sát, tổ chức các cuộc họp và thăm quan).

c) Những người có trách nhiệm trong quá trình theo dõi, đánh giá. Để đảm bảo mỗi quá trình thực hiện và phối hợp một cách hiệu quả và đảm bảo tiến độ cần phải xác định những người tham gia và trách nhiệm của họ trong quá trình theo dõi, đánh giá. Việc xác định trách nhiệm từng cá nhân có trách nhiệm cần gắn với nhóm công tác, đơn vị, cơ quan công tác và các ban điều hành, chỉ đạo.

d)Ứng dụng/sử dụng thông tin trong quá trình theo dõi, đánh giá. Xây dựng kế hoạch thu thập thông tin, trong đó xác định các loại thông tin cần được thu thập như thế nào, bằng cách nào. Đối với cột cuối của ma trận/khung theo dõi, đánh gá cần vạch ra những thông tin cần được thu thập như thế nào và sẽ được cơ quan, đơn vị nào sử dụng. Cụ thể cần quan tâm đến các chỉ tiêu và các vấn đề sau: (1) Những chỉ tiêu nào thể hiện hay phản ánh quá trình tiến triển; (2) Những chỉ tiêu nào sẽ giúp phản ánh và giúp nhận biết được những thay đổi; (3) Những vấn đề cần ưu tiên quan tâm là gì và những khía cạnh của công việc; (4) Những thông tin nào có thể được thu thập một cách chính xác; (5) Những thông tin nào có thể phân tích và thuyết minh được; và (6) Những chỉ tiêu cung cấp thông tin có thể sử dụng một cách hữu ích trên thực tế.

2.2.1.4. Về ma trận đã sử dụng để theo dõi, đánh giá.

Tùy từng mục đích theo dõi, đánh giá mà có thể xây dựng các cấp độ của ma trận theo dõi, đánh giá. Tuy nhiên ma trận được xây dựng theo bảng gợi ý sau là một mô hình mẫu của một ma trận theo dõi, đánh giá thường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kinh nghiệm của quốc tế về thiết kế và tổ chức triển khai hoạt động theo dõi và đánh giá thực hiện một số dự án, một chương tình hay một chính sách, một chiến lược nhất là những kinh nghiệm liên quan đến thực hiện chiến lược phát triển thốn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)