Tầm quan trọng của lý luận đối với thực tiễn cách mạng ở nước ta hiện

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với công tác lý luận ở nước ta hiện nay (Trang 56)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Tầm quan trọng của lý luận đối với thực tiễn cách mạng ở nước ta hiện

giữa lý luận và thực tiễn trong công tác lý luận ở nước ta hiện nay

2.3.1. Tầm quan trọng của lý luận đối với thực tiễn cách mạng ở nước ta hiện nay nước ta hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Chúng ta có thể thấy rằng cội nguồn của những đột phá, những bước tiến vượt bậc của xã hội loài người có sự đóng góp của lý luận đích thực. Lý luận lại có nguồn gốc, cơ sở động lực từ thực tiễn, chính thực tiễn đặt ra vô vàn những vấn đề mà lý luận phải giải đáp và chỉ trên cơ sở đó lý luận mới thực sự giữ vai trò dẫn đường, lý luận phải đi trước một bước. Chính vì vậy, việc tìm hiểu mối liên hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là rất cần thiết đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

Trong thực tế, việc tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý. Vì thực tiễn là điểm xuất phát và quy định nhận thức. Do yêu cầu của thực tiễn buộc con người phải nhận thức thế giới. Không có thực tiễn thì không có nhận thức. Chỉ trong hoạt động thực tiễn con người mới có nhu cầu nhận thức, có động lực để nhận thức, có mục đích nhận thức - nhằm cải tiến hoạt động thực tiễn của con người; thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào các sự vật hiện tượng, buộc sự vật hiện tượng phải bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, để con người nhận thức, tìm ra mối liên hệ phổ biến giữa sự vật này với sự vật khác hay thuộc tính của sự vật hiện tượng nào đó. Đồng thời, hoạt động thực tiễn còn tạo ra những công cụ, phương tiện ngày càng tinh vi, hiện đại để làm tăng

thêm khả năng nhận thức của con người. Ví dụ: từ có kính lúp đến có kính hiển vi đến kính thiên văn… Chính hoạt động thực tiễn giúp con người cải tạo công cụ của mình ngày càng tinh vi. Ngoài ra, thực tiễn là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý, chẳng hạn như từ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vận dụng lý luận của Mác một cách sáng tạo vào Cách mạng Tháng mười Nga và giành thắng lợi. Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận Mác-Lênin vào lịch sử cụ thể Việt Nam và đã làm nên Cách mạng Tháng 8 thành công (vì ta đã vận dụng đưa vào hoàn cảnh cụ thể nước ta và có sáng tạo trong xác định đúng đối tượng để đánh và ta đã giành thắng lợi).

Tuy nhiên, lý luận lại có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người. Lý luận một khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành “lực lượng vật chất”. V.I.Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”. Lênin còn nói: người nào bắt tay vào giải quyết việc riêng mà không nắm bắt cái chung sẽ dễ bị dao động. Lý luận có thể vượt trước các dữ liệu thực tiễn, do lý luận chỉ ra các mối liên hệ chung, có thể dự báo được xu hướng vận động của sự việc, như Mác chỉ ra con đường từ tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghiã là như thế nào? Và nó chỉ mới là tiềm năng chưa là thực tiễn. Lý luận có thể mang tính trừu tượng và khái quát cao, tính logíc và tính hệ thống chặt chẽ thì lý luận mới có khả năng thuyết phục người khác. Ví dụ: ta phải nắm được đường lối chủ trương của Đảng về giai cấp nông dân và vai trò của nông dân Việt Nam so với nông dân Pháp thì từ đó đưa ra chính sách mới chính xác.

Tuy lý luận bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh khái quát những vấn đề sinh động của thực tiễn, và nó do thực tiễn quy định, phụ thuộc vào thực tiễn; nhưng nó có tính độc lập tương đối so với thực tiễn, nó có thể tác động trở lại thực tiễn và góp phần làm biến đổi thực tiễn. Khi lý luận tác động trở lại thực

tiễn, có 2 trường hợp: Trường hợp lý luận đúng: thì lý luận có vai trò tác động tích cực đối với thực tiễn, một khi nó phản ánh đúng thực tại khách quan và thâm nhập được vào quần chúng. C. Mác nói: vũ khí phê phán không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể đánh đổ được bằng lực lượng vật chất. Những quy luật cũng sẽ trở thành vật chất khi nó thâm nhập sâu vào quần chúng. Trường hợp lý luận sai: nếu là lý luận sai lầm, ảo tưởng, chủ quan, giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa… thì sẽ tác động tiêu cực trở lại đối với thực tiễn, kìm hãm sự phát triển của thực tiễn. C. Mác viết: cái cụ thể sỡ dĩ là cụ thể vì nó là sự tổng hợp của nhiều tính quy định, do đó, nó là sự thống nhất của cái đa dạng. Cho nên trong tư duy, nó biểu hiện ra là một quá trình tổng hợp, là kết quả, chứ không phải là điểm xuất phát, mặc dù nó là điểm xuất phát thực sự và do đó cũng là điểm xuất phát của trực quan và của biểu tượng… phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể chỉ là cái phương pháp nhờ nó mà tư duy quán triệt được cái cụ thể và tái tạo nó với tư cách là một cái cụ thể trong tư duy.

Từ những lý giải trên, chúng ta có thể thấy rằng vai trò, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta là hết sức cần thiết, từ đó giúp khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Bệnh kinh nghiệm là bệnh tuyệt đối hoá kinh nghiệm, coi kinh nghiệm là tất cả, coi nhẹ lý luận, không chịu học tập lý luận. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường nhân danh “đề cao thực tiễn” để hạ thấp lý luận, coi thường lý luận. Bệnh này ở nước ta có, do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng của xã hội nông nghiệp cổ truyền; ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu tư sản; vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, không nắm được thực chất mối quan hệ biện chứng giữa kinh nghiệm và thực tiễn. Còn bệnh giáo điều là bệnh cường điệu lý luận, coi nhẹ thực tiễn, coi lý luận là “bất di bất dịch”, tách lý luận khỏi thực tiễn, vận dụng lý luận không căn cứ vào

hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do sự yếu kém về trình độ lý luận của cán bộ, đảng viên và nhân dân; tác động tiêu cực của chế độ tập trung quan liêu, bao cấp; vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Con đường đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay có những đặc điểm những vấn đề riêng của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh điểm xuất phát kinh tế của nước ta thấp lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và không còn các nước xã hội chủ nghĩa đi trước giúp đỡ do điều kiện chính trị thế giới biến đổi một cách căn bản; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang lâm vào thoái trào tạm thời. Mặc dù vậy, sau cơn biến động lớn về chính trị trên thế giới, các đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc, Cuba... vẫn tiếp tục lãnh đạo cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội, song mỗi nước lại có hoàn cảnh rất khác nhau, những bước đi và cách làm khác nhau. Việc học tập và vận dụng kinh nghiệm tốt, những mô hình hiệu quả trong công cuộc xây dựng đất nước của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới giúp chúng ta đỡ mò mẫm, đỡ phạm những sai lầm của người đi trước. Nói cách khác, những tìm kiếm, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội, con đường và các giải pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước có thể là kinh nghiệm tham khảo chứ không thể áp dụng máy móc, rập khuôn. Trong nguyên tắc lý luận liên hệ với thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng “phải có sự kết hợp biện chứng giữa việc chú trọng đặc điểm riêng của dân tộc với giá trị phổ biến trong kinh nghiệm các nước”. Đồng thời, việc hình thành những quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là công việc rất khó khăn. Mô hình xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chưa có trong thực tiễn lịch sử, càng chưa có khi chúng ta xây dựng một nước có nền kinh tế chưa phát triển như nước ta. Đây là một vấn đề rất mới mẻ. Xuất phát từ đặc điểm đó, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), Đảng ta đã nêu: chúng ta phải tiếp tục nâng cao ý chí tự lực, tự cường, phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng làm một xã hội: do nhân dân lao động làm chủ, có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân, các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Các đặc trưng nêu trên thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta sẽ xây dựng.

Chính trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tổng kết kinh nghiệm thành công và cả kinh nghiệm chưa thành công trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước khác, đặc biệt là những kinh nghiệm của những năm đổi mới, Đảng ta đã nêu ra những phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, gồm: xây dựng một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yêu; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới” [7, tr.24 - 25].

Để thực hiện thành công các mục tiêu đó, toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt 8 phương hướng cơ bản sau:

“Một là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với

phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường;

Hai là: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Ba là: xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây

dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;

Bốn là: bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an

toàn xã hội;

Năm là: thưc hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu

nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;

Sáu là: xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết

toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất;

Bảy là: xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân;

Tám là: xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh” [7, tr.26].

Tóm lại, trước những thách thức của thời kỳ đổi mới và hội nhập, trước thực trạng trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, cần thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là học lý luận, gắn lý luận với thực tiễn, học “để làm việc, làm người, làm cán bộ”. Bởi vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người phải coi trọng và quán triệt nguyên tắc “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Đồng thời, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động; và hơn bao giờ hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng không chỉ thấm

nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn phải dám nghĩ, dám làm, để lãnh đạo quần chúng, biến đường lối của Đảng thành kết quả và thành công trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với công tác lý luận ở nước ta hiện nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)