6. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất lý luận và thực tiễn
thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
Nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải nhận thức sâu sắc và vận dụng linh hoạt tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn qua những nội dung sau:
Thứ nhất, về vấn đề học tập và vận dụng kinh nghiệm của các nước xã
hội chủ nghĩa khác.
Về vấn đề này Hồ Chí Minh viết: “muốn giải quyết tốt những vấn đề đó, muốn đỡ bớt mò mẫm, muốn đỡ phạm sai lầm, thì chúng ta phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em và áp dụng những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo” [19, tr.496]. Người nhấn mạnh tính sáng tạo trong học tập và vận dụng những kinh nghiệm nước ngoài, bởi “nước ta có những đặc điểm riêng của nước ta”. Nguyên tắc lý luận liên hệ với thực tế đòi hỏi phải có sự kết hợp biện chứng giữa việc chú trọng đặc điểm riêng của dân tộc với giá trị phổ biến trong kinh nghiệm các nước. Theo Người: “không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều. Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng của chủ
nghĩa xét lại…Chúng ta phải khắc phục bệnh giáo điều đồng thời phải đề phòng chủ nghĩa xét lại” [19, tr.499].
Vì vậy, học tập và vận dụng lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta là tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam, phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam. Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “chúng ta phải học tập chủ nghĩa Mác- Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta”.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng, là nền tảng tư tưởng cho Đảng ta làm cách mạng. Nhưng, chủ nghĩa Mác-Lênin không phải là hệ thống lý luận khép kín, hoàn chỉnh tuyệt đối, mà nó là hệ thống lý luận mở, luôn được bổ sung và phát triển qua thực tiễn cách mạng sinh động. Lý luận Mác-Lênin cũng không phải là những khuôn mẫu cứng nhắc ở các lĩnh vực cụ thể cho tất cả các nước và các dân tộc ở các thời đại khác nhau. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã nhắc lại lời dạy của Lênin rằng: Lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng; và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động.
Người còn căn dặn cán bộ, đảng viên học tập và tiếp thu lý luận Mác- Lênin là tiếp thu cái tinh thần chung, nguyên lý chung, phương pháp luận chung để định hướng trong suy nghĩ và vận dụng vào thực tiễn cho phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt của nước ta. Chống tư tưởng học thuộc lòng từng câu chữ, sách vở mà không hiểu ý nghĩa, nội dung các nguyên lý chung, các quy luật chung đó. Người nhắc nhở: “Không phải học để thuộc lòng từng câu từng chữ, đem kinh nghiệm của các nước anh em áp dụng một cách máy móc”.
Học lý luận Mác-Lênin mà chỉ nắm câu chữ, thuộc câu chữ mà không hiểu sâu sắc nội dung, nguyên lý, quy luật để vận dụng vào thực tế cho phù hợp, đó là bệnh giáo điều sách vở, xa thực tế.
Học kinh nghiệm của nước khác, địa phương khác, ngành khác mà không phân tích, tiếp thu tinh thần chung, đem áp dụng một cách dập khuôn máy móc, đó cũng là giáo điều.
Người kiên quyết phê phán những cán bộ, đảng viên có tư tưởng lệch lạc trong việc học tập và tiếp thu lý luận Mác-Lênin. Người phê phán những cán bộ, đảng viên học tập lý luận theo kiểu học thuộc lòng sách vở, thuộc được nhiều câu, đọc được nhiều sách lý luận rồi tự cho mình là giỏi lý luận, kiêu căng, tự mãn. Những người như vậy là giáo điều chủ nghĩa, xa rời thực tế khách quan. Họ không phải giỏi lý luận mà thực chất là yếu kém về lý luận, lý luận suông. Do đó, họ thường có biểu hiện lời nói không đi đôi với việc làm.
Người đã chỉ rõ những khuyết điểm của cán bộ ta. Người nói: Từ trước tới nay, Đảng ta có cố gắng liên hệ chặt chẽ chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tế cách mạng Việt Nam. Cán bộ và đảng viên ta nói chung đều có phẩm chất cách mạng tốt đẹp. Nhưng chúng ta còn nhiều khuyết điểm như: bệnh chủ quan, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm...
Người mong muốn đào tạo đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng từ thế hệ này sang thế hệ khác luôn nắm vững những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, để vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam một cách sáng tạo.
Thứ hai, về học tập và vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Học tập, vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng là điều kiện tiên quyết trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa cho con đường cách mạng Việt Nam, đồng thời là phương pháp luận để giải quyết
những vấn đề mà công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra. “Đảng ta nhờ kết hợp được chủ nghĩa Mác-Lênin với tình hình thực tế của nước ta, cho nên thu được nhiều thắng lợi trong công tác. Tuy vậy, việc kết hợp chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn của cách mạng Việt Nam chưa được hoàn toàn. Có nhiều sai lầm là do sự thiếu kết hợp đó” [19, tr.498]. Nhưng có một số vấn đề là học tập, vận dụng lý luận Mác-Lênin như thế nào cho đúng?
Hồ Chí Minh xác định: “lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước”. Như vậy, trong lý luận đó chứa đựng những giá trị phổ biến đúc rút qua kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa ở rất nhiều nước. Vì thế, khi vận dụng vào hoàn cảnh một dân tộc cụ thể, với những đặc điểm riêng của dân tộc đó, và nhất là khi thực tiễn phong trào cách mạng có những bước phát triển mới thì yêu cầu đặt ra là, “chúng ta phải học chủ nghĩa Mác-Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho phù hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta. Khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra trong thực tiễn cách mạng của ta” [19, tr.497]. Như thế, tính sáng tạo của lý luận Mác-Lênin và việc học tập lý luận đó phải xuất phát và nhằm mục đích giải quyết những vấn đề cụ thể của thực tiễn cách mạng được Người đặc biệt đề cao. Những người học thuộc làu làu những sách vở của chủ nghĩa mác-Lênin, nhưng trước những công việc cụ thể mà Đảng và nhân dân giao phó lại lúng túng., máy móc đều là thứ học để trang sức, đều là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, không phải là thực sự hiểu biết chủ nghĩa Mác-Lênin. Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh học lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là học tinh thần Mác-Lênin; tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin,… Người từng nói một cách hình ảnh song rất sâu sắc rằng, “hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì,
làm chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để nhà đầy rác”; và “hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được” [22, tr.554].
Cho nên toàn Đảng, toàn dân phải phát huy hơn nữa tinh thần cầu học, cầu tiến bộ, đẩy mạnh phong trào học tập lý luận nhằm nâng cao trình độ lý luận. Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên quán triệt lời căn dặn của V.I.Lênin: “Học, học nữa, học mãi” và “Chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”. Người cũng luôn căn dặn rằng, để khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa thì phải học tập lý luận, nâng cao trình độ về mọi mặt, nhưng phải có phương pháp học tập đúng đắn, hơn nữa học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, nếu không, chưa khắc phục được bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa thì lại mắc phải bệnh giáo điều sách vở: “Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có hiệu quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: Lý luận phải liên hệ với thực tế”. Điều quan trọng hơn nữa là phải chống giáo điều ngay trong việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, nghĩa là không nên học thuộc lòng từng câu, từng chữ chủ nghĩa Mác-Lênin. Khi còn sống, Người luôn phê phán kiểu học thuộc lòng sách vở về chủ nghĩa Mác-Lênin mà không học tinh thần Mác-Lênin.
Theo Hồ Chí Minh, học tập lý luận Mác-Lênin tức là “phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng phải sáng tạo, khoa học và biện chứng. Nói theo cách nói của Hồ Chí Minh là phải học “cái tinh thần xử trí mọi việc đối với mọi người và đối với bản thân mình”. Như vậy là, để chống giáo điều
trong việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta cần phải nắm linh hồn của chủ nghĩa Mác-Lênin - tức là học tập phương pháp tư duy biện chứng duy vật, chứ không đơn thuần là học thuộc lòng những nguyên lý, những khái niệm, những phạm trù của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vấn đề đặt ra là nắm được linh hồn, bản chất khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin chứ không phải học vẹt. Tất nhiên, không học vẹt nhưng phải hiểu thấu đáo, phải nắm chắc những nguyên lý, những quy luật, những phạm trù v.v... của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Hồ Chí Minh cũng căn dặn chúng ta “học lý luận cốt là để áp dụng vào thực tế”, “học tập lý luận nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng”. Điều căn dặn này của Người có ý nghĩa giáo dục hết sức to lớn đối với tất cả chúng ta. Cho nên, chúng ta phải kiên quyết tẩy trừ cho sạch mọi động cơ và mục đích học tập không đúng đắn. Điều quan trọng nữa theo Hồ Chí Minh là: “khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn cách mạng của ta”.
Chúng ta thấy, để đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả bệnh giáo điều, sách vở cũng như bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa thì phải tăng cường học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận. Khi có lý luận thì phải vận dụng vào thực tiễn, phải biết làm phong phú thêm lý luận bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới. Chỉ thông qua quy trình như vậy thì lý luận mới gắn với thực tiễn, lý luận mới không thể trở thành giáo điều, sách vở, mới phát triển và thực tiễn mới được chỉ đạo, định hướng bằng lý luận, sẽ tránh được những vấp váp hay chệch hướng. Như vậy, bệnh giáo điều, sách vở, cũng như bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa sẽ không còn chỗ đứng.
Thứ ba, về việc giảng dạy, học tập lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
trong nhà trường.
Mặc dù việc học tập lý luận, theo Hồ Chí Minh, có thể rất phong phú về mặt cách thức thực hiện như học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau,…nhưng việc học tập trong nhà trường là một cách thức phổ biến, rất quan trọng và cần được chú ý, nhất là khi chúng ta đã nắm được chính quyền.
Khi nói về việc dạy và học lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin trong nhà trường, Người nhấn mạnh đến phương pháp giảng dạy lý luận và phải quán triệt nguyên tắc lý luận liên hệ với thực tế. Người phê phán cách giảng dạy thụ động, một chiều, thuần tuý sách vở. Người viết: “chỉ đem lý luận khô khan nhét cho đầy óc họ. Rồi bày cho họ viết những chương trình, những hiệu triệu rất kêu. Nhưng đối với việc thực tế, tuyên truyền, vân động, tổ chức, kinh nghiệm chỉ nói qua loa mà thôi. Thế là lý luận suông, vô ích” [17, tr.272]. Người đã nêu một cách tích cực: “Trong lúc học lý luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế. Lúc học rồi họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị có thể làm những công việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo. Thế là lý luận thiết thực, có ích”. Rõ ràng, đây là cách dạy mà người học được tiếp xúc với thực tế, thông qua giải quyết những vấn đề thực tế mà hình thành nên lý luận. Họ không chỉ tiếp thu được lý luận với tính cách là những sản phẩm của tư duy lý luận, mà quan trọng hơn, tiếp thu được lý luận với tính cách là một hoạt động tư duy, và do vậy mà họ tự mình đạt đến những tri thức lý luận. Cách dạy này vừa rèn luyện cho họ tác phong liên hệ lý luận với thực tế, vừa cung cấp cho họ công cụ - phương pháp để họ có thể thể hiện phong cách đó trong quá trình hoạt động thực tiễn sau khi ra trường. Chính vì thế tài liệu học tập, ngoài những sách vở của chủ nghĩa Mác-Lênin, còn cần nghiên cứu những kinh nghiệm thực tế, nghiên cứu những Chỉ thị, Nghị quyết, luật pháp lệnh của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí
Minh còn nêu ra một số nguyên tắc trong giảng dạy lý luận. Đó là: Cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều; từ dưới lên trên; gắn liền lý luận với công tác thực tế; nhắm đúng nhu cầu; chú trọng việc cải tạo tư tưởng.
Nói đến việc vận dụng nguyên tắc lý luận liên hệ với thực tế trong nhà trường, cả về phía người dạy và người học, Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn cụ thể. Trước hết, “phải liên hệ lý luận với thực tế công tác và tư tưởng của mình, để tự cải tạo mình, nâng cao sự tu dưỡng của mình về lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin”. Tiếp đó “cần liên hệ với những vấn đề thực tế ở trong nước và trên thế giới, những vấn đề và nhiệm vụ cách mạng hiện nay đề ra cho đảng ta, đem lý luận học được tìm xem đường lối và phương pháp giải quyết các vấn đề đó như thế nào cho đúng; hoặc phân tích các kinh nghiệm công tác đã qua của Đảng và tìm nguyên nhân của những thành công và thất bại của Đảng. Như thế sẽ giúp cho việc củng cố lập trường, nâng cao quan điểm và phương pháp của mình”. Tuy nhiên, Người cũng lưu ý rằng cần tránh việc đòi hỏi một cách lệch lạc rằng trong lúc học tập phải giải quyết tất cả mọi vấn đề thực tế. Thực tế của cách mạng, giải quyết các vấn đề thực tế ấy là một quá trình lâu dài của toàn Đảng “ở nhà trường chỉ có thể đặt cơ sở cho việc liên hệ với thực tế mà thôi” [19, tr.498].