Soka Gakkai (創価学会 Sáng Giá Học Hội)

Một phần của tài liệu TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN TỪ SAU THẾ CHIẾN 2 ĐẾN NHỮNG NĂM 1990 (Trang 34)

Soka Gakkai hiện nay là một tổ chức pháp nhân tôn giáo độc lập, chịu sự quản lý của Bộ Khoa học- Giáo dục, có số lượng tín đồ đông đảo nhất ở Nhật Bản. Ra đời trước chiến tranh, đầu tiên với tên gọi là Hokkeko (法華講

/Pháp Hoa Giảng) - một tổ chức không có tư cách pháp nhân tôn giáo thuộc Nichiren Shoshu (日蓮正宗- Nhật Liên chính tông). Về sau, đoàn thể tôn giáo này phát triển hoàn toàn tách khỏi lãnh đạo của Nichiren Shoshu và mang tư cách tôn giáo pháp nhân độc lập cho tới ngày nay. Cơ sở chính ở phố Shinano, khu Shinjuku, thủ đô Tokyo. Cơ quan ngôn luận là báo “Seikyo” (báo ngày), “Sáng giá Tân báo” (một tháng 2 số), có tạp chí “Daipyakurenge” (Đại bạch Liên hoa), “Graph SGI” [61, tr.2]. Soka Gakkai là một tôn giáo mới nổi bật, đặc sắc, có những đóng góp cho quá trình vận động hòa bình, giáo dục, khoa học,.. Nét đặc sắc của hội này chính là quan hệ giữa hội và một đảng chính trị, đó là đảng Komei (公明党- Đảng Công Minh). Đây là một

đảng chính trị mang tính chất tôn giáo và có các thành viên được bầu và Thượng nghị viện cũng như vào các hội đồng địa phương2.

2

Đây là đảng chính trị trung hữu. Vào thời điểm mới thành lập thì đảng theo quan điểm trung tả nhưng có xu hướng chuyển sang hữu bằng việc tham gia vào chính phủ liên minh với đảng Dân chủ Tự do. Komeito hiện tại được gọi là Komeito mới (new Komeito)

Quá trình phát triển của Soka Gakkai

Ngày 18 tháng 11 năm 1930, Makiguchi Tsunesaburo và Toda Josei đã sáng lập ra “Học hội giáo dục Soka” (創価教育学会- Soka kyoiku Gakkai), với mục đích thúc đẩy cải cách giáo dục trên cơ sở lý luận giáo dục của Makiguchi, gọi là “Học thuyết giáo dục Soka” (創価教育学説). Hội này về sau hướng đến kiến thiết xã hội, biến cải con người theo chủ trương của Phật pháp. Soka Gakkai không dừng lại ở việc cải cách giáo dục, nó còn là đoàn thể tín đồ tại gia của Nichiren Shoshu.

Dưới thời Thế chiến 2, Makiguchi và Toda giống như một số nhà lãnh đạo tôn giáo đã không tuân theo tư tưởng chính sách lấy Thần đạo quốc gia làm trung tâm do Chính phủ chủ trương. Chính vì vậy, lãnh đạo giáo phái bị bắt giam do bị buộc tội bất kính theo Luật trật tự trị an vào tháng 6 năm 1943 và Makiguchi đã chết trong tù. Ngay trước khi Thế chiến 2 kết thúc, vào tháng 7 năm 1945, Toda được phóng thích, đổi tên giáo phái thành “Học hội Soka”, trở thành Hội trưởng đời thứ hai của giáo phái, chỉnh lý lại tổ chức, hướng đến phong trào truyền giáo Shakubuku (折伏). Hội viên chủ yếu là thanh niên từ nông thôn ra thành thị và tầng lớp thu nhập thấp. Hoạt động truyền giáo mở rộng tới 75 vạn hộ gia đình, xác lập cơ sở khá vững chắc và năm 1975 được công nhận tư cách pháp nhân tôn giáo tại Nhật Bản.

Sau khi Toda qua đời, Ikeda Daisaku nhận chức Hội trưởng đời thứ ba, số hội viên cũng tăng vọt lên, trong khoảng 10 năm, quy mô giáo đoàn đã vượt qua con số 800 vạn gia đình. Không những thế, việc truyền giáo ra nước ngoài cũng được Soka Gakkai tiến hành tập trung ở 51 quốc gia gọi là tổ chức quốc tế “International Soka Gakkai” (SGI). Đến đây SGI là một đoàn thể mang ý thức hệ, có tầm vóc quốc tế chứ không còn đơn thuần phải một tôn giáo pháp nhân tại Nhật Bản. Hội gồm trên mười hai triệu phật tử khắp 192 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tất cả các hoạt động của hội bắt nguốn từ sự

hiểu biết giữa mối liên hệ chặt chẽ của hạnh phúc cá nhân, hòa bình và sự phát triển của những cộng đồng khác nhau. Số gia đình hội viên thường trực của Soka Gakkai là 827 vạn hộ (số liệu 2007). Về số hội viên chính thức, theo phóng viên hiện trường Yonemoto Kazuhiro là 1200 vạn người, theo giáo sư Numata Kenya của đại học học viện Momoyama, con số này là 1721 vạn người, theo học giả tôn giáo Shimada Hiromi là 2000 vạn người. Về thực lực, theo học giả tôn giáo Murakami Shigeyoshi là 250 vạn người, theo Shimada Hiromi là 250 vạn người, theo Numara Kenya là trên dưới 500 vạn người. Về số lượng hội viên thì nam giới tầm 275 vạn người, nữ giới tầm 260 vạn người” [61, tr.4].

Kinh điển của Soka Gakkai là “Pháp Hoa Kinh- 法華経” (Phương tiện phẩm, Thọ lượng phẩm -方便品・寿量品 (tên các Phẩm trong kinh Pháp

Hoa)), “Tân biên Nhật Liên Đại Thánh Nhân Ngự Thư Toàn Tập”, “Nhật Liên Đại Thánh Nhân Ngự Thư Từ Điển”.

Soka Gakkai đã trở thành một tôn giáo có ý thức Phật giáo và mang sự cứu rỗi của Phật, với sứ mệnh truyền giáo mở rộng Phật pháp của Nhật Liên, thực hiện các mục đích căn bản là “hạnh phúc của vạn người” và “hoà bình thế giới”, xác lập trên cơ sở “tôn nghiêm sinh mệnh - 生命の尊厳”. Họ ủng hộ việc truyền bá rộng rãi kinh Pháp Hoa và việc xây dựng Giới đàn Bản môn

(本門戒壇) để thờ tượng Phật trong chùa Taiseki(大石寺). Hơn nữa, tinh thần của Học hội được hoàn thiện qua “Ba đời Hội trưởng”.

Để hiểu hơn đặc trưng của Soka Gakkai, cũng là đặc trưng của các tổ chức tôn giáo mới sau chiến tranh, chúng ta hãy tìm hiểu sơ lược về lịch sử và vai trò của các thủ lĩnh của giáo phái này.

Trước hết là Makiguchi Tsunesaburo (1871-1944). Makiguchi

Tsunesaburo là nhà cải cách giáo dục, tác giả và triết gia, đã thành lập “Soka

tức là Sáng Giá Học Hội) năm 1930. Là một giáo viên có tâm huyết, ông cố

gắng sửa đổi chương trình giáo dục được thực tế hơn, dựa vào những nhu cầu cần thiết của học sinh. Do sự cương trực của mình, ông đã bị bắt buộc về hưu sớm. Makiguchi đã dành phần lớn của cuộc đời mình để sửa đổi ngành giáo dục mà ông cho rằng đã cản trở suy nghĩ tự lập và óc sáng tạo của học sinh. Ông tin rằng nền giáo dục phải chú trọng đến học sinh, chứ không phải để đáp ứng nhu cầu của chính phủ. Tư tưởng của ông hoàn toàn trái ngược với lý luận của chính phủ quân phiệt chỉ muốn đào tạo những công dân dễ “uốn nắn”[50, tr.3].

Những ý tưởng về giáo dục và thuyết sáng tạo giá trị (創価- soka) của ông được thể hiện trong bài “Soka Kyoikugaku Taikei - Hệ thống sáng tạo

giá trị trong giáo dục học” (創価教育学体系) năm 1930. Phương pháp giáo dục đầy lòng bác ái của ông được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Ông bắt đầu tiếp xúc với triết lý Nhật Liên tông vào năm 1928 lúc ông 57 tuổi và nhận thấy triết lý phù hợp với tư tưởng của mình. Hai năm sau, ông và đồng nghiệp

Josei Toda thành lập “Soka Kyoiku Gakkai”. Makiguchi và Toda nhận ra triết lý Phật giáo Nhật Liên chú trọng đến sửa đổi xã hội qua sự sửa đổi cá nhân, là phương pháp để cải tổ xã hội một cách thiết thực mà hai ông đang cố gắng thực hiện thông qua cải cách ngành giáo dục. Từ một nhóm các nhà giáo dục chuyên tâm cải tổ giáo dục, Soka Kyoiku Gakkai dần dần chú trọng truyền bá tư tưởng đạo Phật. Song để khuyến khích hổ trợ cho chiến tranh chính quyền Nhật bắt dân chúng chỉ được tuân theo Thần đạo, đặt niềm tin vào quốc gia qua thần thoại và lý tưởng tôn sùng Thiên hoàng, và bắt đầu áp bức những người bị cho là “chống đối” chỉ vì họ bất đồng ý kiến với chính quyền. Makiguchi đã dũng cảm đứng lên chống lại những hành động đó. Năm 1943, Makiguchi và Toda cùng với 19 vị lãnh đạo của Soka Kyoiku Gakkai bị bắt

và cầm tù. Năm 1944 ông Makiguchi chết trong tù vì suy dinh dưỡng, hưởng thọ 73 tuổi.

Toda Josei (1900-1958) là hội trưởng đời thứ hai của Soka Gakkai.

Toda Josei là một nhà giáo dục, ông đã xây dựng lại Soka Gakkai sau Thế chiến 2.

Khi Toda 19 tuổi, ông gặp gỡ người thầy của mình, Makiguchi Tsunesaburo, và ông cũng tham gia giảng dạy ở ngôi trường mà Makiguchi làm hiệu trưởng. Toda rất kính phục lý tưởng về giáo dục của Makiguchi. Năm 1928 ông theo Makiguchi, bắt đầu thực hành Phật Giáo Nhật Liên. Hai người cùng thành lậpSoka Kyoiku Gakkai, về sau là Soka Gakkai. Trong Thế chiến 2, Toda và Makiguchi đều bị bắt và bị cầm tù do chống lại chính sách của chính quyền. Trong tù, Toda vẫn tích cực nghiên cứu Phật Giáo Nhật Liên nhằm đạt tới hiểu biết sâu sắc về lý thuyết. Ông hiểu rằng tất cả mọi người đều có thể đạt tới trạng thái giác ngộ thông qua tu hành vì giác ngộ là một trạng thái có sẵn trong tất cả sự sống. Được trả tự do sau khi Thế chiến 2 kết thúc, ông bắt đầu xây dựng lại hộiSoka Kyoiku Gakkai đã bị chính quyền giải tán, năm 1945 ông đã đổi tên tổ chức thành Soka Gakkai, bắt đầu phong trào truyền giáoShakubuku.

Toda cho rằng với sự thực hành và mong muốn thay đổi từ bên trong hay “tu tâm dưỡng tính,” mọi người đều thay đổi được định mệnh của mình tốt hơn. Ông có niềm tin sâu sắc vào lý thuyết của Nhật Liên và truyền đạt những quan niệm Phật Giáo thành những lời khuyên thực dụng trong đời sống hằng ngày, được nhiều người đau khổ, nghèo đói, bệnh tật trong hoàn cảnh hỗn loạn của thời hậu chiến tiếp nhận nhiệt tình bởi nó đã đem lại hy vọng và

can đảm cho họ. Điều này thể hiện tính hiện thế, một trong những đặc điểm

giúp tôn giáo mới thu hút được đông đảo tín đồ. Ông cực lực phản đối vũ khí nguyên tử, coi đó là mối đe doạ quyền sống của mọi người. Ông kêu gọi giới

trẻ trong Hội cùng nỗ lực để xóa bỏ vũ khí nguyên tử. Điều này được ông tuyên bố năm 1957 và là hướng hoạt động cho những hoạt động hòa bình về sau của Hội [50, tr.4]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói Toda là người có công truyền bá và phát triển Soka Gakkai trở thành một tổ chức tôn giáo mới có lượng tín đồ đông đảo vào bậc nhất trong các tôn giáo mới, có ảnh hưởng xã hội tích cực, thậm chí phát triển thành một tổ chức quốc tế có hội viên ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Makiguchi là người đặt nền móng cho Soka Gakkai, còn Toda là người đưa Soka Gakkai thành một tổ chức lớn mạnh.

Hội trưởng đời thứ ba của Soka Gakkai là Ikeda Daisaku (sinh ngày 2/1/1928). Ông là nhà triết học Phật giáo, nhà giáo dục, một tác giả và một

nhà thơ. Với chức vụ chủ tịch hội SGI, ông đã bỏ công sức cố gắng trong nhiều lĩnh vực để vận động phát triển hòa bình và giúp đỡ mọi người phát huy được khả năng. Ông cũng thành lập nhiều học viện khắp thế giới nghiên cứu về văn hóa, giáo dục và hòa bình.

Ikeda sinh ra tại Ota, Tokyo vào năm 1928, suốt thời niên thiếu, ông đã chứng kiến sự khắc nghiệt của chiến tranh và chủ nghĩa quân phiệt. Trong khung cảnh hỗn loạn của thời kỳ hậu chiến, vào năm 1947, sau cuộc gặp gỡ với Toda Josei, cũng là người yêu hòa bình và là Hội trưởng của Soka Gakkai, Ikeda bắt đầu tu hành theo Phật giáo Nhật Liên.

Ikeda luôn dốc sức cho nền hòa bình. Suốt mấy chục năm qua, ông đã gặp gỡ với nhiều nhà tư tưởng ưu tú và nhiều nhà lãnh đạo để tìm một lối đi tốt cho những vấn đề của toàn cầu. Ông vận động hội SGI hỗ trợ việc làm của Liên Hợp Quốc, đồng thời viết rất nhiều sách về nhiều vấn đề liên quan đến hòa bình và hoàn cảnh con người. Ikeda cho rằng “tu tâm dưỡng tính” là chìa khóa mở cửa cho một hòa bình lâu dài và một hạnh phúc cá nhân. Tư tưởng

Tính”: “Một thay đổi lớn từ bên trong của chỉ một người thôi sẽ giúp thay đổi định mệnh của một quốc gia và xa hơn nữa, sẽ giúp thay đổi định mệnh của loài người”. Sách của Ikeda, cho người đọc cái nhìn dựa vào lòng từ bi bác ái của đạo Phật để giải quyết những thử thách mà cá nhân nói riêng và nhân loại nói chung phải đương đầu trong đời sống hằng ngày, được phiên dịch hơn 30 thứ tiếng. Hiện nay, tuy không còn đảm nhiệm chức vụ Hội trưởng của Soka Gakkai, Ikeda vẫn giữ vị trí Hội trưởng danh dự của hội.

Điểm đáng chú ý nhất khi nói đến giáo phái Soka Gakkai là mối liên quan của tổ chức tôn giáo này với đời sống chính trị Nhật Bản sau chiến tranh.

Từ thời Hội trưởng Toda, đã có thành viên của giáo phái này ứng cử vào Hạ nghị viện hay Nghị viện địa phương với tư cách là nghị viên tự do. Năm 1961, với mục tiêu đưa được nhiều thành viên vào Hạ nghị viện, “Liên minh Chính trị Công Minh”(公明政治連盟) được thành lập với trụ cột là các thành viên của Soka Gakkai. Năm 1964, tổ chức này đổi tên thành Công Minh đảng (公明党). Trong thực tế, Soka Gakkai đã chi viện với tư cách là tổ chức mẹ cho Công Minh đảng. Mục tiêu trực tiếp của Đảng Công Minh là bầu ra những thành viên của mình vào Thượng nghị viện và trở thành một đảng trung lập, nhân văn với cơ sở vững chắc trong dân chúng. Tư tưởng chi phối Đảng Công Minh là tư tưởng Phật giáo: muốn tạo nên một nền chính trị ở Nhật Bản căn bản thống nhất với lý tưởng Phật giáo. Đây là một đảng chính trị mới mang tính chất tôn giáo. Sau khi thành lập Đảng Công Minh , tổ chức Soka Gakkai tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chính trị, đưa các đại diện của mình vào các tổ chức chính trị. Cuộc bầu vào Hạ nghị viện năm 1967, Soka Gakkai có 34 ứng cử viên và đắc cử 25 ghế. Đảng Công Minh trở thành đảng chính trị đối lập thứ ba ở Nhật Bản lúc đó. Năm 1969 đảng này chiếm 47 ghế trong Hạ nghị viện – điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Nhật Bản đối với

một đảng theo định hướng tôn giáo. Song Soka Gakkai và Đảng Công Minh bị dư luận chỉ trích là đã đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của hệ thống tôn giáo sau chiến tranh, đó là nguyên tắc phân ly giữa tôn giáo và nhà nước (Chính

giáo phân ly). Lý tưởng chính trị Obutsu Myogo mà Đảng Công Minh của

Soka Gakkai đi theo là tư tưởng phát xít, có nguồn gốc từ phái Nhật Liên chính tông, chủ trương rằng Phật giáo Nhật Liên cần phải được thừa nhận như một tôn giáo nhà nước ở Nhật [20; tr.135]. Để trả lời cho điều này, trong cuộc mít tinh vào tháng 5/1970, đại diện của Soka Gakkai đã ra tuyên bố:

- Thứ nhất, Soka Gakkai nhằm mục đích quảng bá và thấu hiểu giới

luật nhà Phật. Đó là phong trào văn hoá. Tăng tiến về chính trị không phải mục đích của Soka Gakkai .

-Thứ hai, Soka Gakkai từ lâu đã phản đối Nichiren Shoshu đòi hỏi Phật

giáo phải trở thành tôn giáo nhà nước và tiếp tục phản đối điều này.

-Thứ ba, Đảng Công Minh tồn tại vì sự phồn vinh của dân chúng. Nó

không lôi kéo nhân dân đến tín ngưỡng. Tuy nhiên, Soka Gakkai là một tổ chức ủng hộ đảng Công Minh và sẽ tiếp tục ủng hộ đảng này trong các cuộc bầu cử.

-Thứ tư, Để làm rõ sự khác nhau giữa hai tổ chức, các thành viên của

Đảng Công Minh ở Quốc hội và ở các Hội đồng địa phương sẽ rút khỏi các chức vụ quản lý của Soka Gakkai.

Soka Gakkai là một tổ chức tôn giáo lớn ở Nhật Bản và luôn cố gắng mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài, đặc biệt là qua giới sinh viên đang du học ở Nhật Bản, trong mấy năm gần đây Đại học Soka (thuộc Soka Gakkai) đã cấp học bổng cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. . Quan hệ khăng khít giữa Soka Gakkai và đảng Công Minh là một biểu hiện đặc sắc cho mối quan hệ giữa tôn giáo mới và chính trị. Trái ngược với một số tôn giáo mới hoàn toàn không tham gia vào chính trị như Thiên Lý giáo [20, tr.137], Soka

Gakkai đi vào giới chính trị bằng cách thành lập đảng riêng. Đây là một biểu

Một phần của tài liệu TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN TỪ SAU THẾ CHIẾN 2 ĐẾN NHỮNG NĂM 1990 (Trang 34)