Ảng 2.3 : Các chỉ tiêu KT-KT của các nhà máy cán thép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng định hướng và nhiệm vụ ưu tiên phát triển KHCN phục vụ phát triển bền vững ngành luyện kim đen Việt Nam đến năm 2015 (Trang 34)

TT Chỉ tiêu kt-kt Việt Nam Thế giới

1 Sản lượng, 1.000 T/n 5 – 500 200 – 6.000 2 Tốc độ cán, m/s - Thép cây - Thép dây 4,5 – 12 10 – 60 15 – 25 60 - 120

3 Tiêu hao dầu FO, kg/T 29 – 60 20 - 27

4 Tiêu hao phôi thép, kg/T 1.050 – 1.150 1.030 – 1.060 5 Tiêu hao trục cán, kg/T 0,5 – 3,0 0,2 – 0,5 Về trình độ công nghệ ngành cán thép nước ta có thể chia làm 3 nhóm :

- Các nhà máy hiện đại : Bao gồm các nhà máy liên doanh Vinakyoei, Thép Việt-Hàn VPS, các nhà máy mới được xây dựng như Hoà Phát, Việt-Ý, Pomihoa, Pomina, Thép Phú Mỹ, Thép tấm lá Phú Mỹ, cán mới Lưu Xá … Đây là những nhà máy sử dụng công nghệ và thiết bị của Italia, Nhật Bản. Các nhà máy này có công suất 250.000 – 500.000 tấn/năm.

- Các nhà máy trung bình : Đó là các nhà máy cũ của Công ty CP gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam (Bien Hoà, Nhà Bè, ThủĐức và Tân Thuận), Công ty Thép Đà Nẵng, các liên doanh Vinausteel, Natsteelvina, Tây Đô, các công ty cổ phần thép Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Đô … Các nhà máy này sử dụng thiết bị của Trung Quốc, Đài Loan …và có công suất 120.000 – 200.000 tấn/năm.

- Các nhà máy lạc hậu : Đây là những nhà máy cán quy mô rất nhỏ, sử dụng thiết bị tự chế tạo trong nước. Công suất của các nhà máy này thường là 5.000 – 20.000 tấn/năm. Chất lượng sản phẩm thấp, tiêu hao vật tư và năng lượng cao và đặc biệt là ảnh hưởng xấuđến môi trường.

Trong tương lai, các nhà máy cán tấm nóng, cán tấm nguội công suất lớn từ 2.000.000 đến 3.000.000 tấn/năm và đặc biệt các nhà máy cán của nhà máy luyện kim liên hợpđược xây dựng sẽ cải thiện trình độ công nghệ của ngành sản xuất cán nước ta.

2.4 Các công nghệ mới sẽ áp dụng

2.4.1 Các công nghệ mới trong sản xuất nguyên liệu cho luyện thép [9]

Trữ lượng than cốc trên thế giới ngày càng giảm và các yêu cầu về môi trường ngày càng khắt khe nên việc nghiên cứuđể tìm ra các công nghệ mới không phải dùng đến than cốc như công nghệ luyện gang lò cao đã được triển khai mạnh mẽ trong nửa cuối của thế kỷ trước. Một ngành công nghiệp mới ra đời : luyện kim phi cốc. Đến nay đã có trên 30 công nghệ được phát triển và đưa vào sản xuất ở các mức độ khác nhau. Sản phẩm của các công nghệ này

được dùng để luyện thép trong lò chuyển thổi ôxy (đối với kim loại lỏng) hay lò điện hồ quang (đối với sắt xốp). Mặc dù sản lượng còn ở mứcđộ hạn chế song tốcđộ tăng trưởng của lĩnh vực này khá cao. Sản lượng sắt hoàn nguyên trực tiếp của thế giới từ năm 2000 đến 2010 được thống kê trong bảng 2.4.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng định hướng và nhiệm vụ ưu tiên phát triển KHCN phục vụ phát triển bền vững ngành luyện kim đen Việt Nam đến năm 2015 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)