STT Tên nhà máy Công suất TK
(T/năm)
Năm đi vào sản xuất
Địa điểm
1 Nhà máy FeMn Quán Triều 5.000 2006 Thái Nguyên
2 Cty CP Mangan Cao Bằng 6.000 2009 Cao Bằng
3 Cty CP Khoáng sản và CN 4.500 2006 Cao Bằng
4 Cty CP Khoáng sản Tây Giang 21.600 2010 Cao Bằng
5 DN Thương mại Nam Mạch 5.000 2009 Cao Bằng
6 Cty CP Đầu tư PT Miền Núi 6.000 2011 Cao Bằng
7 Cty CP Khoáng sản NIKKO 5.000 2010 Cao Bằng
8 Cty CP KS và LK Cao Bằng 4.000 2008 Cao Bằng
9 HTXChiến Công 30.000 2009 Thái Nguyên
10 Nhà máy FeMn Chiêm Hóa 15.000 Đang XD Thái Nguyên
11 Nhà máy FeMn Long Bình An 30.000 Đang XD Tuyên Quang
12 Nhà máy FeMn Hà Giang 10.000 2011 Hà Giang
13 Nhà máy FeMn Hải Dương 10.000 1010 Hải Dương
Số lượng nhà máy sản xuất FeMn được xây dựng là nhiều nhưng do thiếu quặng mangan nên hiện nay chỉ còn 1 nhà máy hợp kim sắt ở Thái Nguyên và 3 nhà máy ở Cao Bằng là hoạt động. Sản lượng hàng năm đạt khoảng 15 - 20.000 tấn. Vì vậy, hàng năm ngành luyện kim đen nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn FeMn, chủ yếu là từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ …
Nhưđã nêu ở phần trên, nước ta có nguồn quặng cromit khá lớn ở vùng Cổ Định, Thanh Hóa. Tuy nhiên, cho đến nay mới có một nhà máy nhỏ của Công ty TNHH Tân An ở Ninh Bình sản xuất được FeCr cacbon cao. Sản lượng hàng năm chỉ đạt 1.000 tấn. Gần đây, công ty Nam Việt (Thanh Hóa) cũng bắt đầu sản xuất FeCr.
Tại khu vực Cổ Định (Thanh Hóa) cũng đang chuẩn bị xây dựng nhà máy sản xuất FeCr với sản lượng thiết kế 30.000 tấn/năm.
1.2.5 Tổng hợp ngành luyện kim đen năm 2001 và 2011
Sự phát triển của ngành luyện kim đen nước ta từ năm 2001 đến năm 2011 được tổng hợp trong bảng 1.18 dưới đây.