Các nhiệm vụ KHCN ưu tiên trong luyện phêro

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng định hướng và nhiệm vụ ưu tiên phát triển KHCN phục vụ phát triển bền vững ngành luyện kim đen Việt Nam đến năm 2015 (Trang 66)

- Gang Khí lò cao

6. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHCN VÀ CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN PHỤC VỤ

6.2.4 Các nhiệm vụ KHCN ưu tiên trong luyện phêro

Hoàn thiện công nghệ sản xuất SiMn

Hiện nay việc sử dụng SiMn làm chất khử oxy trong luyện thép đã rất thông dụng. Việc sử dụng SiMn thay cho FeSi và FeMn đã đem lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật.

Ở nước ta từ trước đến nay mới chỉ sản xuất FeSi. Gần đây một số nhà máy đã được đầu tư để sản xuất SiMn. Vì thế cần có những nghiên cứu công nghệ sản xuất SiMn chất lượng cao với giá thành hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu của các nhà máy thép của nước ta.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất FeMn chất lượng cao

Từ trước đến nay chúng ta mới chỉ sản xuất được FeMn một vài mác FeMn cacbon cao chất lượng thấp. Với việc phát triển rất nhanh của ngành luyện thép, nhu cầu về FeMn ngày càng lớn. Để đáp ứng được nhu cầu này, cần thiết phải nghiên cứu công nghệ sản xuất FeMn chất lượng cao từ nguồn quặng mangan trong nước.

Hoàn thiện công nghệ sản xuất FeCr

Nước ta có nguồn quặng cromit khá dồi dào ở vùng Cổ Định, tỉnh Thanh Hóa. Từ mấy năm nay chúng ta mới chỉ có 1 lò sản xuất FeCr cacbon cao của Công ty TNHH Tân An (Ninh Bình) với sản lượng 1.000 tấn/năm.

Để phát huy được tiềm năng của nguồn tài nguyên quý giá cromit Cổ Định thì các tổ chức KHCN cần phải tiến hành nghiên cứu công nghệ sản xuất các loại FeCrcó hàm lượng cacbon thấp và trung bình. Một số kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện KHCN Mỏ - Luyện kim mới chỉ là kết quả bước đầu. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để đưa vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng định hướng và nhiệm vụ ưu tiên phát triển KHCN phục vụ phát triển bền vững ngành luyện kim đen Việt Nam đến năm 2015 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)