- Tên TK: Chi phí nhân công trực tiếp Tên phân xưởng: Phân xưởng Yên Bá
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
phẩm tại Công ty.
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán của Công ty cổ phần VLXD Yên Bái, với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý kinh doanh ở Công ty nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng tôi xin được đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:
Về công tác thị trường và công tác sản phẩm:
- Mở rộng và phát triển một số các đại lý và thị trường mới ở các tỉnh bạn, các huyện vùng sâu vùng xa trong tỉnh để tăng cường tiêu thụ sản phẩm.
- Củng cố lại đội ngũ tiếp thị và đề ra các chế độ, quy chế tiếp thị hợp lý để thích ứng tốt hơn trong cơ chế thị trường.
- Tăng cường quản lý và giám sát tiết kiệm nguyên vật liệu. Mua vật tư, thiết bị phải có giá cả hợp lý. Để từ đó xây dựng giá cả hợp lý phục vụ đại đa số dân cư có mức sống trung bình trong tỉnh.
- Đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, hợp túi tiền. Đầu tư và đổi mới công nghệ có trọng điểm từ đó cải tiến chất lượng snả phẩm, một số sản phẩm mũi nhọn cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó, sự biến động của khoản mục chi phí này có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Công ty muốn nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm thì việc trước tiên là cần phải tìm cách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp. Nhất là trong điều kiện giá cả các loại vật liệu đang ngày một gia tăng như hiện nay.
Do đó, để góp phần làm giảm chi phí NVL trực tiếp mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thì Công ty cần có chính sách khuyến khích
công nhân sản xuất tiết kiệm NVL. Công ty có thể đưa ra chế độ khen thưởng cho công nhân tiết kiệm NVl, cùng với đó là sử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi gây lãng phí.
Ví dụ, Công ty có thể đưa ra chính sách thưởng 25% giá trị NVL tiết kiệm cho bộ phận tiết kiệm. Số lượng NVL tiết kiệm này có thể tái sử dụng trong sản xuất.
Đồng thời với chế độ thưởng – phạt công nhân sản xuất, thì Công ty nên thường xuyên bảo dưỡng máy móc, thiết bị để giảm bớt hao hụt trong sản xuất, tiết kiệm NVL.
Ở Công ty cổ phần VLXD Yên Bái chưa phân tích tình hình quản lí sử dụng NVL. Trong khi đó, NVL ở Công ty dùng vào sản xuất bao gồm nhiều loại: NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,...chúng tham gia 1 lần vào chu kỳ sản xuất và cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nó là một trong ba yếu tố của sản xuất. Chính vì vậy, Công ty cần tăng cường điều chỉnh định mức tiêu hao NVL cho hợp lý, kiểm tra mức độ tiêu hao NVL của các phân xưởng, phát huy tinh thần, ý thức tiết kiệm. Đồng thời phải xem xét sự biến động trên thị trường để điều chỉnh mức tiêu hao cho hợp lý.
Trong quản lý NVL phải thường xuyên tăng cường xem xét sự hợp lý của NVL cả trong kho và khi đem ra sản xuất ở các phân xưởng, thông qua việc phân tích tình hình cung cấp về tổng khối lượng NVL, phân tích tình hình cung cấp các loại NVL chủ yếu để giúp Công ty thấy rõ được những ưu nhược điểm trong công tác cung ứng vật tư. Đồng thời có biện pháp đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời đúng chủng loại và quy cách phẩm chất, không để xảy ra tình trạng cung cấp thiếu NVL gây ngừng sản xuất, thừa NVL gây ứ đọng vốn. Nâng cao công tác bảo vệ, kiểm soát chặt chẽ NVL, tránh tình trạng hao hụt, lãng phí.
Bên cạnh đó, nguồn cung ứng đầu vào có một vị trí quan trọng. Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ chi phí cho bộ phận thu mua cần phải được coi trọng, nên thường xuyên tìm hiểu các nhà cung cấp mới có uy tín và chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý, xây dựng các mối quan hệ tốt, bền vững, lâu dài với các nhà cung cấp. Giúp cho quá trình sản xuất ra sản phẩm của Công ty được liên tục, phù hợp với quy trình công nghệ, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, thị hiếu người tiêu dùng
Đồng thời có thể lập bảng phân tích để tiện cho việc theo dõi. Mẫu số cụ thể : Bảng 3-1 BẢNG PHÂN TÍCH VẬT TƯ Đơn vị: Đồng Tên vật tư ĐV T
Số lượng mua Đơn giá
KH(gki) Vki x ki Vti x ki
KH(Vki) TT(Vti)
Than cám tấn 4.000 4.100 630.000 2.520.000.000 2.538..000.000
... ... .... ... ... ... ...
Khi lập PXK, kế toán cần lập thành 03 liên, 1 liên lưu tại phòng kế toán, 1 liên lưu tại phân xưởng, 1 liên làm cơ sở để cung cấp vật tư lưu tại kho. Có như vậy sẽ giúp Công ty có đầy đủ căn cứ đối chiếu, kiểm tra khi cần thiết, tránh thất thoát vật tư của Công ty. Đồng thời, thủ kho cũng có căn cứ để xác định xem lượng vật tư trong kho hiện tại là bao nhiêu để có ý kiến đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo xem nên mua loại vật tư nào, mua với số lượng là bao nhiêu.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp:
- Công ty nên đưa ra định mức thời gian cho mức lương khoán sản phẩm. Việc này do Ban giám đốc và bộ phận kỹ thuật của Công ty thực hiện căn cứ vào khối lượng công việc thực tế cần thực hiện để đưa ra một mức thời gian hợp lý. Việc trả lương cho người lao động cần gắn liền với số lượng và chất lượng công việc mà công nhân trực tiếp hoàn thành. Điều đó sẽ khiến cho người lao động làm việc hăng say, không ngừng nâng cao năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm, phát huy sáng kiến làm lợi cho Công ty. Để xây dựng định mức thời gian này, Công ty có thể tham khảo định mức thời gian trong ngành.
- Thực hiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạn giá thành sản phẩm là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Xem đây là yếu tố cơ bản quyết định tới chất lượng sản phẩm cũng như khuyến khích ý thức sáng tạo của người lao động. Để làm được điều đó, Công ty cần phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng lao động, trình độ kỹ thuật cho công nhân. Công ty nên có biện pháp làm giảm những giờ máy hỏng, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, đưa việc sản xuất vào nề nếp, kỷ luật chung. Cần có những chính sách khen thưởng và phạt vi phạm một cách hợp lý để người lao động cảm thấy gắn bó với Công ty, có trách nhiệm hơn trong công việc.
Ví dụ, Công ty có thể tổ chức thi đua sản xuất giữa các tổ sản xuất trong phân xưởng. Cuối tháng, sẽ tiến hành tổng kết kết quả sản xuất, phân xưởng nào, tổ nào có thành tích cao nhất sẽ được thưởng. Ngược lại, sẽ bị phạt. Chính sách này sẽ tác động đến tâm lý của người lao động, làm cho họ hăng say làm việc hơn.
- Về việc thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Đối với Công ty cổ phần VLXD Yên Bái, ngày nghỉ phép của công nhân phát sinh không thường xuyên, không đều đặn. Việc công nhân nghỉ phép
không đều không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất mà còn ảnh hưởng đến chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của từng quý, bởi vì hiện nay Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Do vật, để đảm bảo sự ổn định của từng khoản chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm, theo em Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Cách lập và trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất được thực hiện như sau;
Trong năm, khi lập kế hoạch tiền lương, phong Tổ chức hành chính tính toán mức trích trước tiền lương nghỉ phép cho người lao động trong một năm.
Tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNTTSX theo kế hoạch trong năm
= Lương cơ bản bình quân ngày của CNTTSX x Số công nhân SXTT thực tế x Tổng số ngày nghỉ phép bình quân 1 năm của CNTTSX Trên cơ sở đó, hàng tháng kế toán trích một phần trong tổng số tiền này vào chi phí để đảm bảo cho giá thành ít biến động.
Mức trích trước
hàng quý = Tỷ lệ trích trước x
Số tiền lương chính thực tế phải trả cho CNTTSX trong quý
Tỷ lệ trích trước
hàng quý =
Tổng số tiền lương nghỉ phép của CNTTSX theo kế hoạch trong năm
x 100 Tổng số tiền lương chính phải trả cho
CNTTSX theo kế hoạch trong năm Trình tự hạch toán như sau:
+ Căn cứ vào kết quả tính toán số trích trước hàng tháng tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622 (chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 335
+ Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 335 Có TK 334
+ Khi trả tiền lương nghỉ phép: Nợ TK 334
Có TK 111
Cuối năm, kế toán phải so sánh giữa số chi lương nghỉ phép thực tế của công nhân với kế hoạch. Nếu có chênh lệch kế toán phải điều chỉnh tăng giảm vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng sau cùng.
• Nếu số thực tế chi nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí SXKD: Nợ TK 335
Có TK 622
• Nếu số thực tế chi lớn hơn số trích trước thì ghi tăng chi phí SXKD: Nợ TK 622
Có TK 33
Khi đó số tiền lương nghỉ phép của CNTTSX sẽ được tập hợp vào bảng kê số 6 – TK 335 và cuối tháng sẽ được phản ánh vào bảng phân bổ tiền lương và BKXH (cột ghi có TK 335, ứng với dòng ghi Nợ các đối tượng sử dụng). Số liệu này là căn cứ vào bảng kê số 4 và NKCT số 7.
- Về việc trả lương cho công nhân làm thêm vào những ngày nghỉ:
Những ngày công nhân làm thêm như chủ nhật, lễ tết... công nhân nhận được một khoản tiền lương bằng 150% lương ngày thường. Như vậy, Công ty đã không thực hiện trả lương theo đúng chế độ hiện hành. Theo chế độ quy định đối với các doanh nghiệp sản xuất: “khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn
quy định thì mức lương trả thêm được Nhà nước quy định bằng 150% nếu làm thêm vào ngày thường, bằng 200% nếu làm thêm vào ngày nghỉ cuối tuần và bằng 300% nếu làm thêm vào ngày lễ. Nếu doanh nghiệp bố trí làm việc vào ban đêm, ngoài lương hưởng theo thời gian còn phải trả thêm ít nhất 30% theo lương thực tế cho người lao động”.
Vì vậy, để khuyến khích công nhân trong sản xuất kinh doanh cũng như tạo động lực để làm việc hiệu quả hơn Công ty nên xem xét lại cách trả lương cho hợp lý.
Đối với chi phí sản xuất chung
Ở Công ty hiện nay đang phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức sản lượng sản phẩm là chưa chính xác nên phân bổ theo tiêu thức công nhân trực tiếp sản xuất thì việc phân bổ cho từng loại sản phẩm sẽ chính xác hơn (Bởi vì sản xuất gạch đặc khó và phức tạp hơn gạch rỗng).
Chi phí khấu hao TSCĐ (Nhà văn phòng Công ty ...) hạch toán vào TK 642 "chi phí quản lí DN" : 83.485.000đ không nên hạch toán vào chi phí sản xuất như hiện nay.
Chi phí sản xuất chung sẽ là: 560.845.000 - 83.485.000 = 477.369.000 477.369.000
Hệ số phân bổ = = 0,410 337.539.800 + 824.435.300
Chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho:
+ Gạch đặc: 337.539.800 x 0,410 = 138.391.318 + Gạch rỗng: 824.435.300 x 0,410 = 338.018.473
Tăng sản lượng tiêu thụ:
Theo dự báo của các chuyên gia trong ngành xây dựng, cùng với tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của tỉnh Yên Bái hiện nay, nhu cầu sử dụng gạch trong những năm tới có xu hướng tăng nhanh. Để thực hiện được chủ trương đó, thị xã Yên Bái phải có đầy đủ cơ sở hạ tầng, đáp ứng những điều kiện của một thành phố hạng 3 thì mới được phê duyệt Quyết định lên thành phố. Chuẩn bị cho kế hoạch này, lãnh đạo Tỉnh đã ra Quyết định mở rộng địa bàn thì xã, theo đó sẽ có thêm 5 xã trước đây thuộc huyện Yên Bình nay được sáp nhập vào thành phố Yên Bái. Trong phần diện tích sát nhập đó có cả các cơ quan ban ngành của Huyện Yên Bình, vì thế lãnh đạo Tỉnh yêu cầu lãnh đạo Huyện Yên Bình tổ chức di dời các cơ quan ban ngành của Huyện ra khỏi địa bàn và cấp cho Huyện Yên Bình 200 tỷ để thực hiện kế hoạch này. Kế hoạch này cho thấy nhu cầu xây dựng của Tỉnh nhà hiện nay là rất lớn. Theo đó, nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng nói chung và nhu cầu sử dụng gạch nói riêng tăng lên đáng kể.
Về dự báo thị trường gạch trong thời gian tới, theo các chuyên gia xây dựng, tháng 4 là tháng cuối mùa khô, các công trình xây dựng sẽ đi vào giai đoạn nước rút, nhu cầu về gạch xây dựng càng nhiều. Cùng với việc tăng năng suất để đáp ứng nhu cầu thị trường, Công ty cần có biện pháp quản lý chắt chẽ và phát triển kênh phân phối sản phẩm. Cụ thể, là khoán sản trả lương cho nhân viên kinh doanh của Công ty theo sản lượng tiêu thụ. Nhân viên kinh doanh trong Công ty sẽ được hưởng lương tính bằng 2% giá trị sản lượng tiêu thụ. Với mức khoán sản phẩm tiêu thụ hàng tháng là 700.000 viên/người/tháng. Nếu tháng nào hoàn thành trên mức khoán thì được thêm tiền thưởng, còn lương thì vẫn tính trên số lượng gạch mà người đó bán được. Chính sách này, sẽ giúp khích lệ các nhân viên kinh doanh trogn Công ty, chủ
động hơn trong việc tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm. giúp tăng sản lượng tiêu thụ hàng năm.
Tóm lại, công tác quản lý chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm là công việc thiết yếu đối với các doanh nghiệp, trong đó kế toán là một công cụ đắc lực. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ ghi nhận, phân loại và phản ánh chính xác chi phí sản xuất phát sinh và giá thành sản phẩm trong kỳ, tìm nguyên nhân của những biến động đó để phát huy những điểm tích cực đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời những hạn chế còn tồn tại. Từ đó giúp các nhà quản lý thực hiện tốt công tác kiểm soát chi phí sản xuất để chi phí sản xuất phát sinh là hợp lý nhất và giá thành sản phẩm là tối ưu nhất.
KẾT LUẬN
Kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đang giữ vai trò là công cụ có hiệu lực nhất trong công tác điều hành và quản lí doanh nghiệp. Đóng vai trò là "Ngôn ngữ kinh doanh", kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phản ánh thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có quan hệ trực tiếp đến lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần VLXD Yên Bái hiện nay, bên cạnh những ưu điểm còn có những tồn tại và hạn chế. Những ý kiến đề xuất trong đề án này với mục đích góp phần củng cố hoàn thiện công tác quản lí chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần VLXD Yên Bái để tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh, giám đốc chặt chẽ các chi phí, tập hợp và phân bổ chi phí hợp lí, đúng, đủ để