V. MỘT SỐ KỸ THUẬT ẤP TRỨNG GÀ
3. Ấp trứng bằng lồng ấp thủ công
a. Vật liệu
- Chuẩn bị cho một lò ấp khoảng 100 trứng.
Cách chọn trứng: Chọn trứng tốt từ những đàn gà đã trưởng thành, khỏe mạnh, không có biểu hiện bị nhiễm bệnh. Trứng phải đạt khối lượng 60 - 70g/quả, hình trái xoan cân đối, vỏ chắc, bóng mịn, không bị dập nứt; không chọn những
42
quả có vết bẩn của phân hay máu; không rửa hay lau chùi vết bẩn trên vỏ để tránh mất phấn (màng bảo vệ); khi soi qua ánh sáng hoặc đèn thấy lòng đỏ gọn và sẫm màu. Thu trứng ngay sau khi đẻ đem cho ấp luôn là tốt nhất. Nếu phải để lại thì xếp vào khay nhẹ nhàng, bảo quản nơi thoáng mát (nhiệt độ trong phòng không được quá 250C sẽ giữ trứng được 03 - 05 ngày; nếu cao hơn 250C, chỉ nên giữ trong 02 ngày rồi đem vào ấp, không được để lâu).
- Chuẩn bị một số vật liệu khác:
+ Một thùng tôn lồng vào trong thùng xốp để giữ được nhiệt tốt. Kích thước thùng tôn khoảng 60 x 60cm, có nắp đậy.
+ Một tấm lưới cắt bằng mặt trong của thùng tôn làm khay đựng trứng.
+ Một bao may bằng vải thấm nước đựng một lớp trấu bên trong trải lên khay để đặt trứng lên gọi là đệm trứng.
+ Ba đèn dầu hỏa có chân, có đủ bóng (đèn Hoa Kỳ) + Một nhiệt kế để ở khay trứng.
+ Mấy viên gạch kê thùng lên cách mặt đất khoảng 20cm và kê khay trứng trong khoảng giữa thùng.
+ Bình xịt nước phun sương tạo độ ẩm (nếu không có có thể phun bằng miệng).
b. Cách làm
- Khoét 3 lỗ, ở đáy thùng cách đều nhau để lọt bóng đèn dầu hỏa để sưởi ấm vào bên trong (đèn đặt bên dưới, chỉ miệng bóng đèn chui vào thùng).
- Chọn trứng (khoảng 100 trứng) đều nhau và có trống đặt lên đệm trứng một lượt. Đem phơi trứng dưới nắng nhẹ
43
một giờ để nhanh chóng có nhiệt độ cần thiết trước khi đưa vào lò ấp.
- Đốt 3 đèn dầu lên. Coi nhiệt kế để đạt được nhiệt độ 37 - 380C (vịt 38,5 - 390C) rồi vặn nhỏ đèn (làm sao để luôn trong quá trình ấp đều giữ được nhiệt độ này nhờ vào bộ phận điều chỉnh của đèn). Nắp đậy chỉ sử dụng khi nhiệt độ chưa lên đủ mức cần thiết, sau đó mở hé ra cho thoáng.
- Về độ ẩm: Vài ngày cần phun sương nước một lần (độ ẩm khoảng 80%).
- Đảo trứng: Khi đảo nhớ đánh dấu các vị trí hiện tại bằng cùng một ký hiệu. Mỗi ngày đảo từ 6 - 7 lần trong 10 ngày đầu. Sau đó giảm dần chỉ cần 3 - 4 lần trong ngày. Nhớ khi đảo vị trí các mặt của trứng đồng thời cũng đảo vị trí giữa và bên cạnh đệm trứng.
- Sau 07 ngày cần soi trứng để loại bỏ những trứng không có phôi.
Cách soi: Cầm trứng đặt trước một cái phễu giấy bìa trước ngọn đèn. Nếu trứng không có phôi sẽ không có đường dây máu phát triển. Thông thường những trứng hỏng sẽ có khoảng trống là một hình chéo.
- Sau 21 ngày thì trứng nở, định kỳ 04 - 05 giờ bắt những con mới nở, khô lông ra một lần. Nhặt vỏ trứng, trứng ung không nở đưa ra khỏi thùng ấp. Cho gà con mới nở vào hộp chuyên dùng, mỗi hộp đựng từ 100 - 200 con. Sau khi nở 10 - 12 giờ có thể xuất bán được. Nếu chưa xuất bán, cần giữ gà con trong phòng kín, ấm áp, tránh bị gió lùa. Với phương pháp ấp thủ công bằng đèn dầu tỷ lệ gà nở đạt 75 - 80%.
44
MỤC LỤC
KỸ THUẬT NUÔI GÀ THẢ VƯỜN ... 1
I. CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI ... 1
1. Chuồng trại ... 1
2. Vườn thả (bãi chăn) ... 2
3. Lồng úm gà con ... 4
4. Máng ăn và máng uống ... 5
5. Bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà ... 6
6. Dàn đậu cho gà ... 6
7. Ánh sáng và sưởi ấm cho gà... 7
II. GIỐNG GÀ VÀ KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG ... 8
1. Một số giống gà thả vườn ... 8
2. Chọn giống ... 14
III. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG ... 15
1. Cho gà ăn, uống ... 15
2. Thức ăn cho gà ... 20
3. Chăm sóc gà ... 21
IV. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ NUÔI ... 25
1. Bệnh cầu trùng... 25 2. Bệnh thương hàn (Salmonellosis) ... 26 3. Bệnh dịch tả (Newcastle disease) ... 27 4. Bệnh Gumboro ... 28 5. Bệnh đậu gà ... 29 6. Bệnh tụ huyết trùng ở gà ... 31
7. Bệnh thiếu PYRIDOCIN (VITAMIN B6) ở gà ... 32
8. Bệnh Niucatxơn ở gà ... 33
9. Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà ... 34
10. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ... 37
V. MỘT SỐ KỸ THUẬT ẤP TRỨNG GÀ ... 38
1. Ấp trứng tự nhiên ... 38
2. Ấp trứng nhân tạo ... 40