V. MỘT SỐ KỸ THUẬT ẤP TRỨNG GÀ
1. Ấp trứng tự nhiên
Ấp trứng tự nhiên là cho gà mẹ ấp trứng. Những điều cần chú ý khi dùng gà mẹ hoặc ngan ấp trứng.
a. Thời vụ ấp trứng
Đối với gà thả vườn, cho ấp vào thường 2 vụ/năm: xuân và thu.
- Vụ xuân (tháng 2, 3, 4 dương lịch): Gà mẹ tìm kiếm thức ăn rau xanh nên chất lượng trứng tốt như côn trùng, tỷ lệ ấp nở cao, nở ra khỏe mạnh, lớn nhanh, gặp vụ thu hoạch lúa chiêm xuân sẽ dễ kiếm ăn thóc rơi vãi trong thời tiết ấm áp.
39
Tuy nhiên vì nước ta có khí hậu nóng ẩm nên mùa này vi khuẩn dễ sinh sôi, gà dễ mắc bệnh, điển hình là bệnh đậu.
- Vụ thu (tháng 8, 9): Ở nước ta nên tập trung vào vụ này vì tuy gà con không lớn nhanh bằng vụ xuân, nhưng ít bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống cao.
b. Chọn mái ấp
Chọn những nơi không có bệnh tật, tính ôn hoà, không có ký sinh trùng (ghẻ, mạt).
c. Các điều kiện trong quá trình ấp
- Diện tích ổ ấp 40 x 40cm, lót rơm khô, để ở vị trí khô ráo và thoáng, nhưng không sáng quá, tránh gió lùa, yên tĩnh. Lúc trứng bị vỡ phải thay ngay rơm lót ổ.
- Hằng ngày nên đảo trứng, xếp vào khay để vào nơi thoáng mát trong nhà.
- Số lượng trứng: 13 - 17 quả, tùy gà mẹ to nhỏ, trứng để ấp bảo quản 05 ngày vào mùa hè, 07 ngày vào mùa đông.
- Gần chỗ gà ăn nên có hố tắm cát (cát + tro bếp) để gà tranh thủ tắm, ngăn chặn mạt.
- Mỗi lần cho gà xuống ổ khoảng 10 - 20 phút nếu quá lâu sẽ làm mất hơi ấp cho trứng ấp nên cho gà mái ăn thêm rau xanh để cung cấp vitamin.
- Nếu gà say ấp quá thì mỗi ngày 02 lần bắt gà xuống cho ăn và bài tiết. Đồng thời ta cho gà ăn các loại hạt ngũ cốc có tác dụng cung cấp nhiều năng lượng, tiêu hoá chậm và duy trì thời gian dài cho gà như: hạt thóc, hạt ngô..
40
Loại những trứng không phôi và chết phôi từ ngày thứ 6, sau đó ta dồn lại thành một mái ấp khoảng 15 đến 17 trứng, tùy số trứng số còn lại ta cho gà mái thừa ra cho ấp tiếp đợt mới.