Chế tạo chi tiết bimetal từ thép và nhôm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế quy trình hàn ma sát gồm cả bản vẻ (Trang 84)

II. Chế tạo chi tiết máy

2.7. Chế tạo chi tiết bimetal từ thép và nhôm

Hàn ma sát cho phép giải quyết một trong những nhiệm vụ công nghệ quan trọng nhất mà các quá trình khác cho đến nay giải quyết chư triệt để - chế tạo tổ hợp nhôm – thép dưới dạng phôi đặc hoặc ống (h 5.18). Kết cấu phức tạp này cấu tạo từ khối thép (ít carbon, không gỉ, bền nhiệt) với khối nhôm, những chi tiết bimetal này cho phép tạo nối ghép không tháo được. Các chi tiết bimetal hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu công nghệ đề ra cho liên kết hàn về độ bền và độ kín khít. Ngày nay các chi tiết này đã được chế tạo tại một số nhà máy, nhận được hiệu quả kỹ thuật cao, tuy nhiên do chưa đủ các cơ sở để phân tích và so sánh nên chưa có kết quả cụ thể.

Hình 5.18. Ống chuyển tiếp nhôm – thép có đường kính 90, dày 4 mm đã cắt rìa xờm.

Các ví dụ trên có lẽ cũng đủ để thuyết phục về tính hợp lý kỹ thuạt và kinh tế khi sử dụng hàn ma sát trong các nhà máy gia công kim loại thuộc các ngành công nghiệp khác nhau.

Tuy nhiên còn không ít cơ sở sản xuất còn ngại sử dụng hàn ma sát. Nhất là trong chế tạo ô tô, mặc dù đây là lĩnh vực áp dụng rất hiệu quả. Hãng

hộp số, bánh răng, xupap động cơ, trục cardan, cầu sau, điều khiển tay lái… Các máy này đã được dùng trong dây truyền chế tạo của hãng Ford.

Ngoài ra trên thế giới hàn ma sát được sử dụng rất rộng rãi không chỉ trong chế tạo ô tô, máy kéo, động cơ đốt trong, mà còn rong chế tạo ống, tên lửa, công nghiệp xây dựng, nông nghiệp, điện lực, chế tạo máy và rất nhiều lĩnh vực khác nữa.

1. Tài liệu hàn ma sát - TS Nguyễn Đức Thắng

2. Kiểm tra chất lượng mối hàn - TH.S Nguyễn Quốc Mạnh

3. Nguyên lý cắt và dụng cụ cắt – Trung học công nghiệp Hà Nội

4. Phương phán hàn đặc biệt – Th.s Vũ Đình Toại

5. http://www.congnghehan.vn/han-ma-sat/han-ma-sat-quay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế quy trình hàn ma sát gồm cả bản vẻ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w