IV. Các thí nghiệm kiểm tra chất lượng liên kết hàn bằng phương pháp phá hủy
3.2.2. Cơ sở lý thuyết.
Quá trình phá hủy mỏi xảy ra khi chi tiết chịu ứng suất thay đổi. quá trình hủy mỏi bắt đầu từ những vết nứt rất nhỏ (vết nứt tế vi) sinh ra từ vùng chi tiết máy chịu ứng suất tương đối lớn. Khi số chu trình làm việc của chi tiết tăng lên thì các vết nứt này cũng mở rộng dần, chi tiết máy ngày càng bị yếu và cuối cùng xảy ra gãy hỏng chi tiết.
Hiện tượng phá hủy mỏi được phát hiện ra từ giữa thế kỷ 19 và giới hạn mỏi được coi là một trong những chỉ tiêu tính toán chủ yếu để xác định kích thước chi tiết máy. Thực tiễn sử dụng máy cho thấy khoảng 90% các tổn thất của chi tiết do các vết nứt mỏi gây ra.
Hình 4.30. Bản vẽ chế tạo mẫu thử mỏi. 3.2.4. Máy thí nghiệm.
a) Tổng quan về máy thí nghiệm mỏi WP 140 (hình 5-2).
Hình 4.31. Máy thử mỏi WP 140
1. Trục; 2. Động cơ; 3. Thiết bị tỉa;
4. Hộp điều khiển; 7. Thanh kiểm tra; 8. Mui bảo Vệ b) Cấu tạo máy thí nghiệm mỏi WP140:
- Máy giải thích được những nguyên tắc cơ bản của quá trình nghiên cứu độ bền mỏi, kể cả việc xây dựng biểu đồ ứng suất. Vật mẫu (mẫu thí nghiệm) thuần túy được sử dụng bị phá hủy hoặc uốn cong do ứng suất. Ngoài ra, máy còn được dùng để nghiên cứu ảnh hưởng của độ nhám bề mặt chi tiết máy, và ảnh hưởng của các vết khía đến độ bền mỏi của chi tiết máy.
- Trên máy có trang bị những công tắc chuyển đổi tự động nếu như trong quá trình làm việc xảy ra sự cố hoặc khi chi tiết mẫu bị phá hủy. Số liệu về chu kỳ tải trọng được thể hiện trên đồng hồ số (dãy số gồm 08 ký tự số).
- Trên máy thí nghiệm độ bền mỏi uốn quay, một đầu của mẫu thí nghiệm được kẹp chặt, đầu còn lại được tác dụng của một lực tăng cường, và kết quả là ứng suất tại những chỗ uốn cong sẽ phá hủy chi tiết.
- Về cơ bản, máy có những bộ phận sau: - Trục chính với chỗ chứa mẫu thí nghiệm (1). - Động cơ (2).
- Vỏ bảo vệ (8).