Trường hợp vừa có di chúc chung vừa có di chúc riêng

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng (Trang 43)

DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

2.4.2.Trường hợp vừa có di chúc chung vừa có di chúc riêng

* Trường hợp di chúc chung định đoạt tài sản chung và di chúc riêng định đoạt toàn bộ tài sản riêng bao gồm cả phần tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc di chúc riêng định đoạt một phần tài sản riêng trong khối tài sản chung của vợ chồng

Về nguyên tắc, di chúc lập sau sẽ có hiệu lực nếu nó cùng một nội dung với di chúc đã lập trước mà không phân biệt là di chúc riêng hay di chúc chung của vợ chồng.

Dù pháp luật tôn trọng quyền tự nguyện thống nhất của vợ chồng trong di chúc chung nhưng di chúc riêng lập sau định đoạt phần tài sản chính đáng của chồng hoặc vợ trong khối tài sản chung thì ở góc độ pháp lý, di chúc ấy sẽ có giá trị pháp lý. Khi đó, di chúc chung lập trước sẽ chỉ có hiệu lực một phần đối với phần tài sản của người không lập di chúc riêng. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp nếu di chúc lập sau ấy vì một lý do nào đó (ví dụ như nhầm lẫn...) dẫn tới không có hiệu lực pháp luật thì bản di chúc chung của vợ chồng đã lập có còn được công nhận không.

* Trường hợp di chúc chung chỉ định đoạt một phần tài sản chung và di chúc riêng định đoạt một phần tài sản riêng

Khi vợ chồng đã thống nhất thỏa thuận lập di chúc chung, thì trong di chúc chung ấy việc quyết định định đoạt số tài sản bao nhiều, có bao gồm toàn bộ tài sản chung không đều tùy thuộc vào ý chí chủ quan của vợ chồng. Cũng có thể có trường hợp, vợ chồng chỉ định đoạt một phần tài sản chung. Nếu tuân thủ đúng các quy định thì sự định đoạt ấy hoàn toàn hợp pháp và được chấp nhận. Nếu nguồn gốc của hai phần tài sản trên khác nhau. Tức là tài sản chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Và tài sản riêng là tài sản thuộc sở hữu của riêng hoặc vợ hoặc chồng, không bao gồm một phần tài sản trong khối tài sản chung. Khi đó, tồn tại hai bản di chúc độc lập. Vì sự định đoạt chuyển dịch tài sản của di chúc này không làm ảnh hưởng tới sự định đoạt của di chúc kia. Hai bản di chúc sẽ tuân thủ theo những điều luật khác nhau về hiệu lực pháp luật của di chúc.

Khoản 5, Điều 667, quy định: “Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật”. Nếu vậy, trong trường hợp vợ hoặc chồng lập di chúc riêng để lại tài sản của mình thì không nói, nhưng nếu người đó sau khi lập di chúc chung lại lập di chúc riêng để lại tài sản, trong đó có cả tài sản riêng và tài sản trong khối tài sản chung đã được định đoạt trước đó trong di chúc chung (đặt trường hợp là chỉ liên quan đến phần tài sản của mình, vì nếu liên quan đến phần tài sản của người kia thì đã là không hợp pháp và không được chấp nhận). Có thể hiểu ở đây, người vợ hoặc chồng đã sửa đổi, bổ sung di chúc chung đã lập. Đặt giả thuyết người kia (người chồng hoặc người vợ không lập di chúc riêng) không biết việc lập di chúc riêng của người vợ hoặc chồng mình, nếu sau này người này lại là người chết trước; khi đó, người còn sống sẽ đương nhiên có quyền sửa đổi di chúc liên quan đến phần tài sản của mình trong khối tài sản chung đã định đoạt trong di chúc chung đã lập. Xét về lý luận, theo khoản 5, Điều 667 thì từ di chúc chung đó, người vợ hoặc chồng đã chuyển hoá thành di chúc riêng của mỗi người, trong khi ý chí của người chết trước lại là di chúc chung chứ không phải di chúc riêng. Như vậy, sự bảo vệ tôn trọng của pháp luật đối với quyền lập di chúc chung của người chết trước không được đảm bảo.

Mặt khác, nếu sau khi lập di chúc chung, một bên vợ hoặc chồng lập di chúc riêng, trong đó tuyên bố hủy di chúc chung thì sự tuyên bố này có được pháp luật công nhận?. Căn cứ vào khoản 5, Điều 667 quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình của người lập di chúc sau hoàn toàn được pháp luật đảm bảo. Nếu cứ sau khi lập di chúc chung, người kia thay đổi ý kiến thì lại lập một di chúc riêng thay đổi phần tài sản của mình đã định đoạt trong di chúc chung, thậm chí là tuyên hủy di chúc chung. Như vậy, chức năng ổn định các quan hệ xã hội của pháp luật bị xâm hại. Họ đã lợi dụng lỗ hổng của luật pháp làm điều có lợi cho mình. Thiết nghĩ, trong trường hợp di chúc riêng lập sau mà tuyên bố hủy di chúc chung, thì di chúc lập sau ấy không có giá trị pháp lý. Bởi, di chúc chung là do vợ chồng cùng tự nguyện thống nhất lập ra, một người không thể

tuyên hủy di chúc mà không tính đến quyền lợi của người kia. Trường hợp đó sẽ không được chấp nhận.

Tóm lại, vấn đề chia thừa kế vào hai thời điểm khác nhau nếu vợ hoặc chồng định đoạt tài sản riêng của mình trong di chúc chung, có thể thấy rằng: Lần thứ nhất dựa vào thời điểm mở thừa kế “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết” (Điều 633 BLDS 2005). Khi đó, sẽ chia thừa kế đối với phần di sản là tài sản riêng được định đoạt trong di chúc chung và cả những tài sản chung không được định đoạt trong di chúc chung và chia theo pháp luật. Trong trường hợp này, dù tài sản riêng được định đoạt trong di chúc chung nhưng có thể hiểu như đây là trường hợp người đó lập di chúc riêng. Lần thứ hai, dựa vào thời điểm có hiệu lực của di chúc chung đã được luật quy định là khi “người sau cùng chết”, khi đó sẽ chia thừa kế phần di sản định đoạt trong di chúc chung của vợ chồng. Và với cách hiểu như vậy, Toà án sẽ phải thụ lý và giải quyết tranh chấp hai vụ khác nhau, khi người thừa kế của người chết trước hai lần yêu cầu phân chia di sản thừa kế trên khối di sản của cùng một người.

Mối quan hệ giữa hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng và di chúc riêng là mối quan hệ đặc biệt, liên quan chủ yếu đến tài sản của vợ và chồng là tài sản riêng hay tài sản chung. Câu chuyện sẽ trở nên đơn giản nếu vợ chồng phân biệt rạch ròi được những tài sản ấy. Nhưng thực tế để làm được điều đó không hề dễ dàng, nhất là trong đời sống hôn nhân. Có thể thấy pháp luật vẫn chưa lường hết các khả năng có thể xảy ra khi quy định về hiệu lực di chúc chung vợ chồng đặt trong mối quan hệ với di chúc riêng như vậy. Và không có công thức chung cho việc lựa chọn hình thức di chúc chung hay di chúc riêng ở mỗi cặp vợ chồng, họ phải căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của mình để tự quyết định cho phù hợp

CHƯƠNG III

KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HIỆU LỰC DI

CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng (Trang 43)