Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của d

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng (Trang 34)

DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

2.2.1. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của d

không còn, di chúc chung sẽ không có hiệu lực. Quyền lợi những người thừa kế bị ảnh hưởng rất lớn. 2.2. Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng

2.2.1. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của di chúc chung

Điều 668 BLDS 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết”.

Ở đây, pháp luật dự liệu hai trường hợp mà theo đó, di chúc chung của vợ chồng đương nhiên có hiệu lực là “từ thời điểm người sau cùng chết” hoặc “tại thời điểm vợ chồng cùng chết”. Khi đó việc thực thi di chúc chung đã được đơn

giản hoá vì chỉ chia di chúc một lần. Tuy nhiên, cũng có một vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến quyền lợi của người thừa kế. Đó là có những người chết sau thời điểm mở thừa kế của người vợ hoặc chồng chết trước, nhưng lại chết trước thời điểm di chúc chung có hiệu lực. Như vậy, quyền thừa kế của họ đã bị ảnh hưởng.

Về việc xác định “thời điểm người sau cùng chết” trong quy định về tính hiệu lực di chúc chung của vợ chồng lại phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khác.

Khi một người chết trước theo quy định của pháp luật di chúc chung của vợ chồng chưa có hiệu lực. Nhưng nếu người còn sống sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Khi đó, di chúc chung của vợ chồng không có hiệu lực. Di chúc của người chết trước được coi là có hiệu lực pháp luật. Lúc này, những người thừa kế của người chết trước có thể yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo di chúc đó. Tuy nhiên, phải xác định rõ ràng di chúc của người chết trước ấy có hiệu lực từ thời điểm nào? Từ thời điểm người đó chết hay tại thời điểm người còn sống sửa đổi. Có quan điểm cho rằng, nên lấy thời điểm có hiệu lực của di chúc đó là thời điểm người đó chết. Vì di chúc mà người đó lập chung giờ đã trở thành di chúc riêng của người chết trước và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về di chúc thông thường. Pháp luật quy định “Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế” (khoản 1 Điều 667 BLDS 2005) và “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết” (khoản 1 Điều 633 BLDS 2005). Nhưng nếu người còn sống phải mất một thời gian lâu sau mới sửa đổi, bổ sung phần tài sản trong khối tài sản chung của mình. Và trong khoảng thời gian đó, người còn sống phát triển khối gia sản và làm ra tài sản mới thì trong trường hợp này, tài sản đó là tài sản riêng của người còn sống hay là tài sản chung đã được định đoạt trong di chúc chung. Tác giả luận văn cho rằng, không thể coi thời điểm có hiệu lực của di chúc người chết trước là thời điểm người đó chết. Mà phải coi hiệu lực của di chúc người chết trước bắt đầu từ thời điểm người còn sống sửa đổi phần tài sản trong khối tài sản chung. Bởi khi lập di chúc chung, việc sửa đổi bổ sung di chúc chung của người còn sống nằm ngoài

sự tính toán của người chết trước. Nói cách khác, người đó không chủ đích sửa đổi di chúc chung đó nếu người chồng hoặc người vợ của mình không chết trước. Thời điểm một trong hai bên vợ chồng chết cũng là thời điểm mà đời sống hôn nhân của vợ chồng chấm dứt. Đời sống chung không còn, những tài sản làm ra sau thời kỳ ấy không được tính là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Do vậy, nếu người còn sống làm phát triển khối gia sản và làm ra tài sản mới trong thời kỳ này thuộc sở hữu riêng của người còn sống, không được tính vào khối tài sản chung. Nếu không xác định được ngày sửa đổi, bổ sung di chúc của người còn sống thì xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc người chết trước như thế nào? Có nên chăng lấy ngày mà những người thừa kế yêu cầu chia thừa kế theo di chúc. Bởi khi yêu cầu Tòa án chia thừa kế là khi những người thừa kế phải biết rõ di chúc chung ấy có được người còn sống sửa đổi, bổ sung không. Mặt khác, nếu không có sự yêu cầu đó thì mặc nhiên di chúc chung vẫn được coi là có hiệu lực pháp luật đối với cả hai vợ chồng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì vấn đề sẽ phức tạp ở chỗ, thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là mười năm. Vậy nếu sau mười năm người còn sống mới sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình trong khối tài sản chung thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế của những người thừa kế có còn được chấp nhận không?. Chính bởi vậy, việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm sửa đổi di chúc sẽ khắc phục được hạn chế này.

2.2.2. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung

Điều này đã không được BLDS 2005 đề cập đến trong khi Điều 671 Bộ luật Dân sự 1995 lại quy định: “…nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm”. Ta thấy, mặc dù cho phép vợ chồng được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc

chung. Nhưng điều luật cho thấy, nếu vợ chồng thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung không phải là thời điểm người sau cùng chết thì sự thỏa thuận ấy có được chấp nhận không. Để tránh điều này, BLDS 2005 đã không quy định vợ chồng được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung. Không quy định nhưng không có nghĩa là pháp luật cấm. Điều đó có nghĩa, vợ chồng có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng nếu di chúc chung không có sự thoả thuận là từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết thì việc thoả thuận ấy sẽ không có hiệu lực pháp luật nên thời điểm có hiệu lực của di chúc đó sẽ được xác định theo quy định của pháp luật. Như vậy một mặt pháp luật không cấm nhưng mặt khác lại ràng buộc vợ chồng nếu có thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung thì chỉ có thể là thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết. Nếu vợ chồng thỏa thuận như vậy cũng là một hành động thừa, bởi nếu có không thỏa thuận như vậy thì cũng phải xác định hiệu lực di chúc chung theo pháp luật, cũng là tại thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết.

Có ý kiến cho rằng, việc quy định như vậy là hoàn toàn không hợp lý. Vì đây là di chúc chung, là sự thống nhất định đoạt tài sản của vợ chồng, là xuất phát từ ý chí tự nguyện, tự định đoạt của vợ chồng. Pháp luật cần tuyệt đối tôn trọng quyền này ngay cả trong vấn đề hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng. Các nhà làm luật tuy không quy định nhưng cũng không có nghĩa là cấm và công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Vậy nên nếu sự thoả thuận về thời điểm có hiệu lực ấy của vợ chồng được ghi nhận trong di chúc chung thì pháp luật cũng nên công nhận sự thoả thuận này.

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng mọi sự tự do, tự nguyện, cam kết thoả thuận của cá nhân chỉ được đảm bảo khi nó nằm trong khuôn khổ nhất định, không trái với quy định của pháp luật. Mặt khác, di chúc chung của vợ chồng cũng là một giao dịch dân sự mà giao dịch này đã được luật quy định. Nó trở thành một nguyên tắc bất dịch và vợ chồng không được thỏa thuận khác với

những quy định của pháp luật. Đó cũng là cách mà pháp luật thực hiện để bảo vệ các quan hệ xã hội.

Do vậy việc BLDS 2005 không quy định vợ chồng được thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng, và nếu vợ chồng có thỏa thuận thì cũng không thể khác quy đinh của pháp luật về hiệu lực di chúc chung của vợ chồng là hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w