Huy động cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường tiểu học lê thị hồng gấm (Trang 31)

“Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ

bảo vệ môi trường”- Đây là một trong những điểm mới được ghi nhận trong Hiến

pháp 2013. Vì vậy việc huy động phụ huynh tham gia vào công tác bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết. Bởi lẽ, môi trường là tài sản chung của mọi người và mang tính công hữu rõ rệt. Môi trường tốt mọi người có quyền được hưởng, môi trường xấu đi thì mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ. Đối với nhà trường để phụ huynh cùng vào cuộc tham gia công tác bảo vệ môi trường giáo viên chủ nhiệm từng lớp đã vận động phụ huynh tham gia những việc làm thường ngày như trang trí lớp học, cùng các em chăm sóc bồn hoa cây cảnh, trồng cây xanh, thảm cỏ. Ban hoạt động GDNGLL tổ chức lao động vệ sinh lớp học, sân trường hằng tuần vào thứ 6 đã được phụ huynh các lớp tham gia cùng với học sinh. Ngoài ra, để tuyên truyền trong toàn xã hội về công tác bảo vệ môi trường, nhà trường đã tham

Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học 32

mưu với lãnh đạo địa phương cùng với việc hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Chiến dich giờ trái đất, phát động ngày chủ nhật xanh…đã tuyên truyền về môi trường và bảo vệ môi trường trong nhân dân. Thực tế ở các khu dân cư cho thấy, công tác tuyên truyền về môi trường và bảo vệ môi trường đã và đang được cấp ủy đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp rất quan tâm. Hiện tại ở khu dân cư, ngoài ngày kỷ niệm Môi trường thế giới (ngày 5-6), các khu dân cư thường xuyên tuyên truyền và động viên nhân dân thực hiện tốt nội quy về bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức như: trên loa truyền thanh của các khối phố, khẩu hiệu tường, các pan nô, áp phích, băng rôn, các tờ gấp… Nhiều khu dân cư còn đưa nội dung bảo vệ môi trường vào nội dung xây dựng khối phố văn hóa, gia đình văn hóa. Từ những hoạt động trong nhà trường đến địa bàn khu dân cư trên địa bàn phường, nhân dân đã hưởng ứng công tác bảo vệ môi trường một cách tích cực. Đây là tín hiệu vui chúng tôi hằng mong ước.

5. KẾT QUẢ:

Qua một năm học, từ việc lập kế hoach,tổ chức tập huấn triển khai việc giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện công tác của đội ngũ, đưa nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên, Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với tình hình thực tế của trường đến việc dự giờ, kiểm tra nắm bắt tình hình giáo dục BVMT trong đội ngũ, chúng tôi nhận thấy rằng: “ Biện pháp chỉ đạo giáo dục BVMT trong các môn học tại trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm thành phố Tam Kỳ”

đã thực sự là cuộc sinh hoạt chuyên môn bổ ích , lý thú và có tác động trực tiếp đến đội ngũ thầy, cô giáo. Chính các hoạt động này đã trang bị cho giáo viên những nhận thức đúng đắn về mục tiêu, ý nghĩa của việc giáo dục BVMT. Từ đó, giáo viên áp dung trong giảng dạy, giáo dục, hình thành cho học sinh các kỹ năng, hành vi BVMT một cách hiệu quả nhất. Về phía học sinh đa số các em có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mọi hành động của các em vì môi trường đều mang tính tự giác. Các em đã biết thực hiện không bật quạt ở lớp từ 7 giờ sáng cho đến hết giờ ra chơi để tiết kiệm điện. Thường xuyên giữ vệ sinh lớp học, thực hiện tiết kiệm nước, giấy,... Nhiều em học sinh đã tham gia vào công tác tuyên truyền cho các bạn và hướng dẫn các em nhỏ Sao nhi đồng lớp mình phụ trách thực hiện bảo vệ môi trường. ... Đặc biệt là các em đã chuyển tải thông điệp “ Hãy bảo vệ môi trường như bảo vệ chính cuộc sống của bạn” đến với mọi người. Các em có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây; làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp), Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với thiên nhiên, sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác, yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, yêu quê hương, đất nước, thân thiện với môi trường, quan tâm đến môi trường xung quanh.

Đội với giáo viên nội dung GDBVMT cho học sinh đã được vận dụng hết sức đa dạng và phong phú nhưng nhẹ nhàng tự nhiên trong các tiết học, sôi nổi hào hứng trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.

Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học 33

Tất cả kết quả thu được chỉ mới dừng lại trong phạm vi hẹp nhưng đây là niềm vui và là kết quả mà tôi hằng mong muốn để góp phần giữ gìn “Hành tinh xanh” bảo vệ cho chính mình.

6. KẾT LUẬN:

Qua thời gian đầu tư, nghiên cứu chỉ đạo việc GDBVMT cho học sinh thông qua các môn học và Hoạt động GDNGLL tại trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm chúng tôi nhận thấy rằng:

-Việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu được trong công tác quản lý điều hành các hoạt động của nhà trường nói chung và chỉ đạo việc giáo dục BVMT nói riêng.

- Phải tổ chức triển khai việc giáo dục BVMT qua các môn học và Hoạt động GDNGLL phù hợp với tình hình thực tế của trường tạo điều kiện cho đội ngũ có điều kiện đầu tư nghiên cứu.

- Phải biết linh động đưa nội dung giáo dục BVMT vào chương trình BDTX để giáo viên có cơ hội học tập củng cố khắc sâu các nội dung đã được tập huấn.

- Phải tăng cường tổ chức các hoạt động GDNGLL, thành lập Câu lạc bộ xanh để củng cố, bổ sung mở rộng kiến thức đã học, vừa phát triển kỹ năng sống cho học sinh phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của giáo dục.

- Tổ chức dự giờ, kiểm tra để kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ giáo viên trong việc giảng dạy, tích hợp giáo dục BVMT.

- Đặc biệt hơn là phải biết huy động cộng đồng cùng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn của đất nước, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế -xã hội. Môi trường còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất giống nòi. Giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường tiểu học. Thông qua các bài học được tiến hành với các hình thức tổ

Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học 34

chức đa dạng, linh hoạt tại các địa điểm khác nhau (trên lớp, ngoài trời), giáo viên có thể đem lại cho học sinh các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường , giúp các em lĩnh hội kiến thức về GDBVMT một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả đi đôi với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Với sự nỗ lực, cố gắng của chúng tôi từ việc nghiên cứu tài liệu, học hỏi ở đồng nghiệp đến việc tổ chức thực hiện . Đến nay, việc giáo dục BVMT trong nhà trường đã mang lại những kết quả đáng mừng: Học sinh đã ý thức hơn trong hành vi của mình, có ý thức bảo vệ môi trường và quan trọng hơn là chúng tôi đã chuyển được thông điệp về môi trường và việc BVMT đến với phụ huynh học sinh . Tuy nhiên, những cố gắng và việc làm trên chưa hẳn đã hoàn toàn tối ưu, chắc hẳn sẽ còn phải đầu tư nhiều hơn nữa. Kính mong đón nhận sự góp ý của Hội đồng nghiên cứu khoa học các cấp cũng như đồng nghiệp để việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh đạt yêu cầu cao hơn.

7. ĐỀ NGHỊ:

- Phòng GD&ĐT tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường dưới các hình thức bài viết, vẽ tranh, chụp ảnh , làm băng hình, trắc nghiệm kiến thức,..

Một phần của tài liệu một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường tiểu học lê thị hồng gấm (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)