Dự giờ, kiểm tra nắm bắt tình hình giáo dục BVMT trong đội ngũ

Một phần của tài liệu một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường tiểu học lê thị hồng gấm (Trang 29)

Việc dự giờ, kiểm tra giúp chúng tôi điều hành hoạt động chuyên môn của trường đồng thời thu thập thông tin, đánh giá kế hoạch triển khai được giáo viên vận dụng vào thực tế phù hợp chưa? Cần điều chỉnh, bổ sung những gì? Những khó khăn vướng mắc nào cần tháo gỡ, giúp đỡ.

Trong năm học qua, song song với quá trình chỉ đạo thực hiện việc giáo dục

BVMT chúng tôi tiến hành dự giờ, kiểm tra. Đây là biện pháp giúp chúng tôi thu thập thông tin một cách chính xác nhất.

Qua dự giờ, kiểm tra chúng tôi đánh giá được việc tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT trong dạy học các môn học. Giáo viên đã xác định được các nội dung giáo dục BVMT trong từng bài dạy cụ thể, tổ chức các hoạt động dạy học để tích hợp lồng ghép việc giáo dục BVMT bằng các phương thức, mức độ phù hợp với

Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học 30

đặc trưng của từng môn hoc, hình thành được các kỹ năng, hành vi cho học sinh. Điều đó được thể hiện qua việc các em biết tham gia công tác làm cho trường em xanh sạch đẹp, biết tham gia làm vệ sinh trường lớp. Đặc biệt, các thầy, cô giáo đã đem đến cho học sinh những thông điệp phong phú về giữ gìn và BVMT, giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục BVMT một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả.

Trong năm học qua, chúng tôi đã dự giờ được 40 tiết/5 khối lớp trong đó có 20 tiết có nội dung giáo dục BVMT ở tất cả các môn học. Tuỳ nội dung từng bài học giáo viên đã sử dụng các phương pháp phù hợp như: tìm hiểu, điều tra; thảo luận nhóm, liên hệ, trò chơi học tập…

Qua dự giờ tiết Đạo đức lớp 5, chúng tôi mới thực sự chứng kiến các em thích khám phá và muốn tự tìm tòi giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra.

Ví dụ: Tiết 2 bài “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”

Trình bày kết quả điều tra (mỗi em nêu một loại tài nguyên)

Nội dung điều tra: Tìm hiểu về một nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương hoặc của đất nước và có ý thức quan tâm bảo vệ.

-Yêu cầu học sinh lên trình bày kết quả (phù hợp giữa trình bày bằng lời với tranh ảnh và giấy viết to)

-Cả lớp chất vấn, nhận xét

-Thảo luận chung về các biện pháp cần thiết để giữ gìn, bảo vệ các nguồn tài nguyên ở địa phương. Mỗi em nêu một việc làm, em nào cũng trtanh nhau kể những việc lam ở nhà, ở địa phương, ở trường.

Dẫu rằng qua dự giờ vẫn còn có tiết chưa thật sự đạt yêu cầu cao. Việc giáo dục BVMT có lúc gượng ép, nặng nề. Tuy nhiên, với biện pháp này đã có tác động thật sự đến việc đầu tư nghiên cứu tổ chức các hoạt động để hình thành kỹ năng, hành vi trong việc giáo dục BVMT. Đây cũng là biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trường cho HS Tiểu học 31

Một số hình ảnh dự giờ

Một phần của tài liệu một vài biện pháp chỉ đạo việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại trường tiểu học lê thị hồng gấm (Trang 29)