7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Đặc điểm cấu trúc
3.1.1.1. Về hình thức
Các động từ chỉ hành động nói năng trong văn bản viết nói chung và trong
Truyện Kiều về hình thức thường có hình thức biểu hiện là dấu hai chấm mở ngoặc kép.
Ví dụ:
Sở Khanh lên tiếng rêu rao: “Nọ nghe rằng có con nào ở đây,
Phao cho quyến gió rủ mây, Hãy xem cho biết mặt này là ai?”
Mặt khác có thể nhận biết các hành động nói năng dựa trên các tiêu chí như:
Về tiền giả định người nói: có người gây nên hành vi nói.
Về đích ở lời: mỗi hành động nói năng đều có mục đích khác nhau.
Về trạng thái tâm lí được thể hiện: mỗi hành động nói năng bao giờ cũng gắn liền với trạng thái tâm lí nào đó của người nói.
Về hướng khớp ghép giữa từ ngữ và thực tại: mỗi hành động nói năng đều có sự quy định mối quan hệ giữa từ ngữ và thực tại mà hành động đề ra.
Về nội dung mệnh đề mà người nói đưa ra: ví dụ người nói thực hiện một hành động nào đó là đặc trưng của mệnh đề hứa hẹn hay .
Trong ví dụ trên, động từ rêu rao là động từ nói năng chỉ hành động nói vì về hình thức nó đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên: Tiền giả định người nói: có một người nói (Sở Khanh); đích ở lời: phao tin xấu; trạng thái tâm lí thể hiện: trơ trẽn, gây sự; hướng khớp ghép: từ ngữ làm thay đổi thực tại (nghĩa là sau lời rêu rao thì đối tượng cũng như sự việc bị thay đổi, cụ thể trong hoàn cảnh này là
danh dự Kiều bị ảnh hưởng); nội dung mệnh đề: người nói (Sở Khanh) đưa ra nhận định về lời đồn đại vu vơ trăng gió nào đó.
3.1.1.2. Về cấu trúc
Về cấu trúc các động từ nói năng, có thể phân chia các động từ nói năng trong Truyện Kiều đã liệt kê ở trên theo các kiểu cấu tạo như sau:
a. Từ đơn tiết: là từ gồm một âm tiết, còn gọi là từ đơn. Trong Truyện Kiều, động từ nói năng là từ đơn tiết có 26 từ: rỉ, rằng, hỏi, nhủ, thét, truyền, giục, kể, thưa, xưng, khảo, nói, giở, đặt, dặn, trách, bảo, tra, kêu, gửi, khen, sai, dẫn (gần xa), khấn, nguyện, phao.
b. Từ song tiết: gồm hai âm tiết. Trong Truyện Kiều, động từ nói năng là từ song tiết có 76 từ, trong số đó có thể phân chia chúng thành hai loại sau:
Từ song tiết có cấu tạo dạng từ láy: gồm 24 từ, chúng thường là dạng láy phụ âm đầu, hoặc láy vần: dặn dò, hàn huyên, sụt sùi, đãi đằng, lẩm nhẩm, hỏi han, căn vặn, nằn nì, mỉa mai, đôi hồi, tự tình, rêu rao, biện bạch, thở than, lầm rầm, kể lể, gạn gùng, nói năng, kêu ca, bàn bạc, thở than, đồn đại, giục giã, rền rĩ.
Từ song tiết có cấu tạo dạng từ ghép. Trong Truyện Kiều, động từ nói năng ở dạng này có 56 từ.
Trong đó chúng có thể ở dạng ghép đẳng lập, gồm 21 từ: khuyên can, han chào, quát mắng, chào thưa, giãi bày, khẩn cầu, cười nói, hỏi tra, hỏi thăm, vâng dặn, chê cười, khuyên nhủ, nài kêu, khuyên giải, giải khuyên, nói cười, gửi thưa, cậy nhờ, cậy hỏi, rỉ trao, thú phục.
Hoặc ở dạng ghép chính phụ, gồm 35 từ: nhủ qua, nói tường, nói quanh, nghiêm huấn, dám nài, truyền dạy, truyền qua, kêu oan, dối quanh, nói xuôi, mắng rằng, dạ ran, hậu tra, thuyết hàng, vả tiếng, lên tiếng, dặng tiếng, mách
tin, xuống lệnh, hở môi, dạy lời, lựa lời, lấy lời, gửi lời, quá lời, cạn lời, liệu lời, dặn lời, dạy qua, đón hỏi, giã giề, thơn thớt, giãi lòng, hạ tình. Các động từ nói năng là từ ghép chính phụ được cấu tạo theo kiểu động + động, hoặc động + danh.
c. Từ có ba âm tiết: trong Truyện Kiều, động từ nói năng là từ có ba âm tiết có 2 từ: văng vào mặt, nổi tam bành.
d. Từ có bốn âm tiết: trong Truyện Kiều, động từ nói năng là từ có bốn âm tiết có 16 từ.
Động từ nói năng có bốn âm tiết có thể được cấu tạo theo kiểu: láy toàn bộ kết hợp với tách, xen: gượng nói gượng cười, chợt nói chợt cười, chẳng hỏi chẳng tra, kể nhặt kể khoan; hoặc theo kiểu tách, xen: cười phấn cợt son, chỉ non thề biển, ngậm thở ngùi than, ngọn hỏi ngành tra, bàn ra nói vào, hỏi trước han sau; hoặc theo kiểu kết hợp: tóc tơ căn vặn, cười nói tỉnh say, căn vặn đến điều, ân cần hỏi han, liệu điều kêu ca, cười cười nói nói.
3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa và sự hành chức
Xét về mặt ngữ nghĩa do các động từ biểu hiện, trong 124 động từ nói năng chúng tôi khảo sát được trong Truyện Kiều có thể chia thành các nhóm sau đây:
3.2.2.1. Nhóm động từ chỉ hành động hỏi
Các động từ nói năng thuộc nhóm này thường xuất hiện ở lời trao của các nhân vật. Chúng gồm các động từ: khảo, tra, hỏi, hỏi han, hỏi tra, hỏi thăm, ngọn hỏi ngành tra, lên tiếng, đón hỏi, hỏi trước han sau, gạn gùng...
Về tiền giả định người nói: người nói chưa rõ về một vấn đề nào đó. Đích ở lời là đặt người nghe trách nhiệm phải trả lời người nói.
Hướng khớp ghép là hiện thực - lời.
Trạng thái tâm lí là mong muốn người nghe làm sáng tỏ vấn đề mà mình nghi vấn.
Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nghe. Khi người nói đưa ra hành động hỏi, người nghe có thể trả lời hoặc không nhưng về nguyên tắc hành động hỏi yêu cầu phải có hành động hồi đáp.
Thông thường, khi gặp một sự việc, sự kiện chưa rõ, chưa xác định, người nói thường sử dụng hành động hỏi. Song, trong Truyện Kiều, các động từ nói năng thuộc nhóm hành động hỏi được Nguyễn Du sử dụng với các mục đích khác nhau, rất phong phú.
Hỏi để tìm hiểu về sự vật, sự việc:
- Nhà huyên chợt tỉnh hỏi cơn cớ gì: “Cớ sao trằn trọc canh khuya, Màu hoa lê hãy đầm đìa giọt mưa?” - Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han:
“Cơ trời dâu bể đa đoan, Một nhà để chị riêng oan một mình.
Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh? Nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?” - Hỏi: “Chàng mới ở chốn nào lại chơi?” - Hỏi rằng: “Này khúc ở đâu?
Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay!”
Dùng hình thức hỏi để giới thiệu nhân vật: - Hỏi tên, rằng: “ Mã Giám sinh
Hỏi để thăm dò thái độ người nghe:
- Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng: “Thoa này bắt được hư không, Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?”
- Rước mừng đón hỏi dò la:
“Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?”
Hỏi để truy xét sự việc đã xảy ra: - Tiểu thư trông mặt hỏi tra:
“Mới về có việc chi mà động dong?”
- Gạn gùng ngành ngọn cho tường - Thăng đường chàng mới hỏi tra. - Gạn gùng ngọn hỏi ngành tra
3.2.2.2. Nhóm động từ chỉ hành động chào
Tiền giả định người nói: người nói đã quen hoặc mới gặp một người nào đó.
Đích ở lời là nhằm xác lập hoặc củng cố mối quan hệ giữa người nói - người nghe.
Trạng thái tâm lí là người nói mong muốn xác lập quan hệ thân thiện với người nghe.
Nội dung mệnh đề là một mệnh đề.
Hành động chào thường được sử dụng để mở đầu cuộc thoại. Các động từ thuộc nhóm này là: chào hỏi, han chào, chào thưa...
- Sượng sùng đánh dạn ra chào. - Thoắt trông nàng đã chào thưa: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!”
- Trước xe lơi lả han chào.
- Chàng Vương quen mặt ra chào. 3.2.2.3. Nhóm động từ chỉ hành động nói
Các động từ nói năng thuộc nhóm này có thể xuất hiện ở cả lời trao và lời đáp của nhân vật. Chúng gồm các động từ: rằng, thưa, nói, kêu, đáp, dẫn, kể lể, gửi lời, nói cười, nói xuôi, nói quanh, rỉ, rỉ trao, bàn ra nói vào, rén chiềng, bàn ra nói vào...
Về tiền giả định người nói: người nói có hiểu biết nhất định về một sự kiện, vấn đề nào đó mà người nghe quan tâm.
Đích ở lời là miêu tả sự tình đang được nói tới. Hướng khớp ghép là lời - hiện thực.
Trạng thái tâm lí là người nói tin vào điều mình nói.
Nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Khi người nói đưa ra nhận định của mình về một vấn đề nào đó, người nghe có thể đồng tình hoặc phản đối, nói cách khác, nội dung mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai lôgic.
Hành động nói thường được người nói hướng đến người nghe nhằm trình bày chủ kiến của mình. Trong nhóm này, động từ rằng có tần số xuất hiện cao nhất (128 lần) và có thể xuất hiện ở cả lời trao lẫn lời đáp của nhân vật.
Từ rằng xuất hiệnở lời trao nhằm diễn giải sự tình thuộc về người nói: - Nàng rằng: “Phận thiếp đã đành,
Có làm chi nữa cái mình bỏ đi!
- Nàng rằng: “Trời thẳm đất dày! Thân này đã bỏ những ngày ra đi”
Từ rằng xuất hiện ở lời đáp của nhân vật: - Vân rằng: “Chị cũng nực cười,
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!”
- Quan rằng: “Chị nói hay sao, Một lời là một vận vào khó nghe!
Các động từ nói năng khác thuộc nhóm hành động nói xuất hiện ở lời đáp của nhân vật:
- Thưa rằng: “Lượng cả bao dung, Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.
Mặt khác, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều động từ nói năng thuộc nhóm hành động nói với nhiều mục đích khác nhau.
Động từ nói năng thể hiện lối nói quá lên so với sự thật: rêu rao, quá lời.
- Sở Khanh lên tiếng rêu rao: “Nọ nghe rằng có con nào ở đây”.
- Quá lời nguyện hết thành hoàng thổ công.
Động từ nói năng thể hiện lối nói bịa đặt, không đúng sự thật: đặt, dối, đồn đại.
- Bướm ong lại đặt những lời nọ kia. - Dối quanh Sinh mới liệu lời:
“Tìm hoa quá bước xem người viết kinh”.
Động từ nói năng thể hiện lối nói né tránh, thận trọng nhằm có lợi cho người nói: nói xuôi, liệu điều, lựa lời, liệu lời...
- Thuận lời chàng đã nói xuôi đỡ đòn. - Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca. - Lựa lời khuyên giải mơn man gỡ dần: “Một người dễ có mấy thân,
Hoa xuân đương nhị ngày xuân còn dài”. - Lựa lời nàng mới thưa qua.
Động từ nói năng thể hiện lối nói giả nhằm che đậy sự thật: thơn thớt, cười cười nói nói, chợt nói chợt cười, nói cười...
- Tiểu thư đâu đã rẽ hoa bước vào.
Cười cười nói nói ngọt ngào, - Ngoảnh đi chợt nói chợt cười, Cáo say chàng đã tính bài lảng ra - Bề ngoài thơn thớt nói cười.
- Tiểu thư một mực nói cười như không.
Động từ nói năng thể hiện lối nói tâm sự, tâm tình: nhỏ to, rỉ trao, bàn ra nói vào, rỉ...
- Nỗi nàng Vân mới rỉ tai:
“Chiếc vành này với tờ bồi ở đây”. - Lạy thôi nàng mới rỉ trao ân cần. Rằng: “Tôi bèo bọt chút thân, Lạc đàn mang lấy nợ nần yến anh”. - Thong dong hỏi hết nhỏ to sự nàng.
- Thừa cơ nàng mới bàn ra nói vào. Rằng: “Ơn thánh đế dồi dào”. - Rỉ rằng: “Nhân quả dở dang”.
Động từ nói năng thể hiện lối nói giãi bày: rén chiềng, giãi lời, bày, gửi lời, vả tiếng, hở môi...
- Lạy thôi nàng lại rén chiềng:
- Ngập ngừng nàng mới giãi lời trước sau: “Ông tơ ghét bỏ chi nhau,
Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi”. - Cùng nhau vả tiếng một ngày. - Hở môi ra cũng thẹn thùng.
- E tình nàng mới bày tình riêng chung: “Phận bồ từ vẹn chữ tòng,
Đổi thay nhạn yến đã hòng đầy niên”. - Đứng lên Vân mới giãi bày một hai, Rằng: “Trong tác hợp cơ trời,
Hai bên gặp gỡ một lời kết giao”.
Động từ nói năng thể hiện lối nói mang tính thuật lại: dẫn, kể, kể hết, kể lại...
- Vương Quan mới dẫn gần xa: “Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi”. - Đầu đuôi kể lại sự ngày cầu thân:
“Nàng đà tính hết xa gần, Từ xưa nàng đã biết thân có rày”. - Khóc than mình kể sự mình đầu đuôi:
“Từ con lưu lạc quê người, Bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm”. - Khóc than kể hết niềm tây:
“Chàng ôi biết nỗi nước này cho chưa?”
Động từ nói năng thể hiện lối nói vòng vo nhằm lẩn tránh sự thật:
- Lạ lùng nàng hãy tìm đường nói quanh:
“Tiểu thiền quê ở Bắc Kinh, Quy sư quy Phật tu hành bấy lâu”.
Động từ nói năng thể hiện lối nói mang tính thuật lại nhưng dài dòng: kể lể, kể nhặt kể khoan...
- Mụ càng kể nhặt kể khoan. - Cùng nhau kể lể sau xưa. 3.2.2.4. Nhóm động từ chỉ hành động ước
Về tiền giả định người nói: người nói mong muốn đạt được một điều gì đó nhưng không thực hiện được trong hiện tại.
Đích ở lời là mong muốn sự tình nào đó xảy ra trong tương lai. Hướng khớp ghép là lời - hiện thực.
Trạng thái tâm lí là mong muốn của người nói. Nội dung mệnh đề là sự tình trong tương lai.
Hành động ước thường được người nói sử dụng khi trong hiện tại họ gặp hoàn cảnh khó khăn và mong muốn vượt qua thực tại đó. Các động từ thường được dùng để chỉ hành động này là: nguyện, khấn...
- Cứ lời lạy xuống mụ thì khấn ngay: “Cửa hàng buôn bán cho may,
Đêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên tiêu”. - Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm. - Nỗi lòng khấn chửa cạn lời.
3.2.2.5. Nhóm động từ chỉ hành động cầu khiến - mệnh lệnh
Hành động cầu khiến - mệnh lệnh thường được người nói sử dụng để đưa ra yêu cầu mong muốn người nghe thực hiện. Chúng gồm các động từ: nằn nì,
nài kêu, khẩn cầu, quát mắng, thét, khuyên nhủ, khuyên can, khuyên giải, giải khuyên, cậy nhờ, dám nài, thuyết hàng, truyền qua, truyền dạy...
Về tiền giả định người nói: người nói cần người nghe thực hiện một điều gì đó.
Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động tương lai.
Hướng khớp ghép hiện thực - lời.
Trạng thái tâm lí: sự mong muốn của người nói.
Nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nghe. Khi người nói đưa ra nội dung của lời là lời cầu khiến - mệnh lệnh thì người nghe có thể thực hiện hoặc không, nhưng về hình thức, người nghe đã bị ràng buộc trách nhiệm.
Trong nhóm động từ chỉ hành động cầu khiến - mệnh lệnh này chúng tôi có thể chia thành các tiểu loại sau:
Động từ nói năng thể hiện thái độ cầu khiến khẩn thiết của người nói: nằn nì, dám nài, cậy, nài kêu, cạn lời, khẩn cầu...
- Xót con lòng nặng chề chề,
Trước yên ông đã nằn nì thấp cao: “Chút thân yếu liễu thơ đào,
Dớp nhà đến đỗi dấn vào tôi ngươi”. - Hết lời thú phục khẩn cầu.
- Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. - Đánh liều Sinh mới lấy tình nài kêu. - Kề tai mấy nỗi nằn nì,
Động từ nói năng thể hiện thái độ khuyên giải của người nói đối với người nghe, mong muốn người nghe thực hiện: giải khuyên, khuyên giải, nhủ khuyên, khuyên can, nhủ qua...
- Tú bà chực sẵn bên màn,
Lựa lời khuyên giải mơn man gỡ dần: “Một người dễ có mấy thân,
Hoa xuân đương nhị ngày xuân còn dài”. - Thấy chàng đau nỗi biệt li,
Nhận ngừng ông mới vỗ về giải khuyên: “Bây giờ ván đã đóng thuyền,