Nhu cầu phát triển (Growth needs): là đòi hỏi bên trong của mỗi con người cho
sự phát triển cá nhân. Nó bao gồm nhu cầu tự thể hiện và một phần nhu cầu tự trọng (tự trọng và tôn trọng người). ((Nguyễn Thanh Hội và cộng sự, 2005)
Nhu cầu về sự thành đạt: Những người có nhu cầu cao về sự thành đạt có một
mong muốn mạnh mẽ về sự thành công và cũng rất sợ bị thất bại. Họ muốn được thử thách, đề ra cho mình những mục tiêu khó khăn vừa phải (nhưng không phải không thực hiện được) và có cách tiếp cận hiện thực với sự rủi ro; họ không thích làm những người mạo hiểm mà trái lại ưa phân tích và đánh giá các vấn đề, chịu trách nhiệm cá nhân về sự hoàn thành công việc, muốn có sự phản hồi thông tin nhanh chóng và cụ thể về kết quả công việc mà họ đang làm, không ưa nhàn rỗi, thích làm việc lâu, không lo lắng quá mức về sự thất bại nếu nó xảy ra và muốn tự điều khiển các công việc riêng của mình. Người có nhu cầu thành đạt cao là người có: (1) Lòng mong muốn thực hiện các trách nhiệm cá nhân; (2) Xu hướng đặt ra các mục tiêu cao cho chính họ; (3) Nhu cầu cao về sự phản hồi
cụ thể, ngay lập tức; (3) Nhanh chóng, sớm làm chủ công việc của họ (Nguyễn Hữu Lam, 1998).
Người có nhu cầu thành tựu cao là người luôn muốn công việc được giải quyết tốt hơn. Họ muốn vượt qua khó khăn, trở ngại và thích các công việc mang tính thách thức. Những người có nhu cầu thành tựu cao, muốn được động viên, sẽ làm việc tốt hơn. (McCelland,1999)
Thỏa mãn nhu cầu đào tạo và phát triển cho nhân viên sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn.
H6: Cơ hội thăng tiến có quan hệ thuận chiều với sự thỏa mãn