Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám để thành lập bản đồ sử dụng đất năm tỷ lê 1 5000 xã hồng dương, huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 45)

- Kiểm tra độ chính xác theo phương pháp ma trận nhầm lẫn

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và mục tiêu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, Hồng Dương đã tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, do vậy trong những năm qua nền kinh tế của xã đã từng bước phát triển, đời sống của nhân dân dần được cải thiện và nâng cao.

- Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

+ Ngành nông nghiệp: 93,46 tỷ đồng chiếm 34,87%;

+ Ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 132,15 tỷ đồng, chiếm 49,31%;

+ Ngành dịch vụ, thương mại: 42,40 tỷ đồng, chiếm 15,82%. - Thu nhập bình quân đầu người: 17,24 triệu đồng/người/năm.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng; Tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại ngày càng tăng.

Những năm qua nhờ có sự lãnh đạo đúng hướng của Đảng uỷ, UBND xã và sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Thanh Oai, nền kinh tế của xã đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

- Hiện nay ngành nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã, do đó luôn được chú ý quan tâm đầu tư đúng mức, kết hợp với trình độ thâm canh được nâng lên, ngành chăn nuôi khá phát triển. Do đó bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành và tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

- Lĩnh vực ngành nghề dịch vụ cũng từng bước phát triển theo hướng đa dạng và nâng dần quy mô, số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang dịch vụ, thương mại phát triển tập trung tại khu vực chợ và trung tâm xã, chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân.

- Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, đưa các loại cây giống, con giống có hiệu quả kinh tế vào sản xuất. Tuy nhiên, có thể đánh giá nông nghiệp ở xã Hồng Dương còn chiếm tỷ trọng cao, cần phải có những giải pháp tích cực cho sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất mạnh mẽ mới có thể thực hiện được đúng chuẩn nông thôn mới trong những năm tới.

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Tổng số dân trong xã tính đến thời điểm điều tra là 12.273 nhân khẩu với 2.910 hộ sống trên 7 thôn xóm của xã. Dân số phân bố đồng đều ở tất cả các thôn, tập trung nhiều ở khu vực trung tâm.

Những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền xã, phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ gia đình, được kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp hành chính, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình của người dân trong xã đã có chuyểnbiến rõ rệt, năm 2012 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 1,25%. b. Lao động, việc làm

Theo thống kê, đến năm 2012 trên địa bàn toàn xã có khoảng 5.322 người tham gia vào các hoạt động kinh tế. Trong đó: lao động nông nghiệp có 1.192 người, chiếm 22,4%; Lao động CN – TTCN có 3.228 người, chiếm 60,65%. Lao động thương mại, dịch vụ có 902 người, chiếm 16,95%.

Có thể nói nguồn nhân lực của xã khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa thật cao, lao động phổ thông có tay nghề chiếm tỷ trọng khá lớn còn lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến năm 2012 là 17,7%, còn thấp so với tiêu chí nông thôn mới. Đặc biệt so với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc đào tạo, nâng cao chất lượng lao động là vấn đề cấp bách.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

a. Giao thông

Trên địa bàn xã hiện có 3,50km đường trục xã, liên xã; 3,55km đường trục thôn, liên thôn; 25,12km đường làng ngõ xóm và 26,79km đường nội đồng.

Nhìn chung mạng lưới giao thông của xã trong những năm qua đã có những bước phát triển, hình thành và phân bố khá hợp lý, thuận lợi về hướng, tuyến tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá và hội nhập nền kinh tế thị trường với các xã, huyện lân cận. Đến nay đa số thôn xóm đã có đường lòng nhựa đan xen với việc bê tông hoá từng ngõ, xóm... Đường trục xã và trục

thôn chiều rộng từ 4m – 6m, chất lượng còn tốt.Một số tuyến đường làng ngõ xóm đã xuống cấp, trong tương lai cần được sửa chữa và nâng cấp làm mới. b. Thuỷ lợi

Hồng Dương là một trong những xã có hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, nguồn nước cấp thuận lợi, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trong xã

Hệ thống kênh cấp 3 do xã quản lý có tổng chiều dài 46,55km, trong đó: kênh mương đã kiên cố hoá là 6,42km (6,06km còn tốt; 0,43km đã xuống cấp). Số kênh mương còn lại là 52,34km kênh mương đất.

c. Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã ngày càng được hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cũng như giao lưu với các vùng xung quanh của người dân.Bưu điện trung tâm đã được củng cố, nâng cấp và có kết nối Internet. Đến nay đã có các điểm cung cấp dịch vụ internet đến thôn, hiện tại có 4 thôn có kết nối internet, chiếm 57,14%.

Hệ thống truyền thanh, truyền hình hàng năm được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước. Số lượng tivi, máy điện thoại.... của các hộ gia đình ngày càng tăng.Tỷ lệ số thôn có hệ thống đài truyền thanh đạt 100%. Tỷ lệ số hộ có máy thu hình là 100%.

d. Giáo dục đào tạo

Trong những năm qua, công tác giáo dục đào tạo luôn được quan tâm.Xã đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.Tỷ lệ học sinh khá, giỏi cao, chất lượng dạy và học được nâng cao rõ rệt. Hiện tại trên địa bàn xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học đã được xây dựng hoàn chỉnh và có lắp hệ thống điện chiếu sáng bên trong các phòng học đảm bảo đủ ánh sáng. Các cơ sở vật chất trong trường đã được nâng cấp và mua sắm phục vụ cho công tác dạy và học.

Mạng lưới y tế đã được xây dựng bảo đảm chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt các chương trình y tế. Đội ngũ cán bộ y tế làm việc tại trạm xá có 10 người, trong đó có 2 bác sỹ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám để thành lập bản đồ sử dụng đất năm tỷ lê 1 5000 xã hồng dương, huyện thanh oai, tp hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w