Cơ cấu tổ chức – Bộ máy hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Bình Liêu

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình liêu- quảng ninh (Trang 32)

5. Bố cục của khóa luận

2.1.2 Cơ cấu tổ chức – Bộ máy hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Bình Liêu

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nỉnh, đặt tại thị trấn huyện Bình Liêu, được thành lập và hoạt động theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988.Ngay từ khi được thành lập và đi vào hoạt động, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình liêu đã cùng toàn Ngành thường xuyên đổi mới và chấn chỉnh bộ máy tổ chức theo pháp lệnh Ngân hàng và hợp tác xã tín dụng (Tháng 5/1990) theo luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hiện hành. Về phương thức hoạt động: Từ chỗ 100% dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể đã chuyển hướng mạnh mẽ sang cho vay kinh tế hộ gia đình. Chọn nông nghiệp nông thôn làm địa bàn chính để hoạt động. Lấy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa làm mục tiêu hành động. Như vậy từ khi thành lập đến nay Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình liêu đã không ngừng vươn lên đổi mới toàn diện về mạng lưới tổ chức và phương hướng hoạt động theo đúng đường lối phát triển kinh tế xã hội của trung ương, phục vụ tốt việc chuyển tải vốn tín dụng Ngân hàng. Vốn tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình liêu đã góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và làm cho nông nghiệp nông thôn của huyện phát triển và đổi mới.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức – Bộ máy hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Bình Liêu Huyện Bình Liêu

Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Liêu,tổng số cán bộ đến 31/12/2011 là 13 người,trong đó: trình độ đại học có 7 cán bộ,trình độ trung

Khóa luận tốt nghiệp

cấp có 6 cán bộ trong đó có 2 cán bộ đang học đại hoc tại chức tại trường Học Viện Ngân Hàng.Nguồn nhân lực trẻ, chất lượng, đoàn kết và có tâm huyết đã

tạo nên thế mạnh cho ngân hàng.

Ban giám đốc gồm Giám Đốc và một phó giám đốc.Giám đốc là người đứng đầu bộ may quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh.

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của AgriBank huyện Bình Liêu

2.1.3 Các hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Bình liêu – Tỉnh Quảng Ninh năm 2009-2011

Cũng như nhiều NH khác, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Liêu được thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng. Dưới đây là những chức năng, nhiệm vụ cơ bản:

- Hoạt động huy động vốn.

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Bình Liêu Đvt: triệu đồng Năm 2009 (ST) 2010 (ST) 2011 (ST) So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chênh lệch Tăng trưởng Chênh lệch Tăng trưởng

Phòng kinh doanh Phòng kế toán – ngân quỹ

Tổ hành chính – nhân sự

Khóa luận tốt nghiệp Chỉ tiêu (%) (%) Nguồn vốn huy động 56.777 80.727 124.348 +23.950 +42,1 +43.621 +54,0 - Tiền gửi dân cư 37.263 59.245 109.540 +21.982 +58,9 +50.295 +84,9 - Tiền gửi TCKT 18.562 19.606 9.738 +1.044 +5,6 -9.868 -50,3 -Tiền gửi các TCTD khác 952 1.876 5.070 +924 +97 +3.194 +170

(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHNoPTNT huyện Bình Liêu )

Mục tiêu của chi nhánh trong những năm qua là tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, nâng cao cả về số lượng và chất lượng của các khoản huy động.

Nguồn vốn huy động trong năm qua đã tăng trưởng một cách nhanh chóng và vững chắc theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 56.777 triệu đồng tăng 42,1 % so với năm 2009 và năm 2011 đạt 124.348 triệu đồng. Có được kết quả về huy động vốn trong

Khóa luận tốt nghiệp

những năm vừa qua là do ngân hàng đã xác định được tầm quan trọng của vốn huy động, ngân hàng đã tổ chức, triển khai nhiều biện pháp huy động vốn như: tuyên truyền, quảng cáo để nhân dân biết, khai thác được những điều kiện thuận lợi, tiềm năng dư thừa trong dân, trưng bày các biển quảng cáo ở trụ sở ngân hàng trung tâm và ở một số tuyến đường xã tập trung đông dân cư, huy động qua tổ vay vốn, vận động mọi người tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo dựng thói quen tiết kiệm trong nhân dân, tạo điều kiện cho mọi công dân có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán giao dịch qua ngân hàng. Có thể nói công tác huy động vốn trong những năm gần đây đạt được kết quả đáng khích lệ góp phần vào ổn định lưu thông tiền tệ trên địa bàn, tạo lập được đủ nguồn vốn đáp ứng mở rộng đầu tư cho các thàng phần kinh tế trên địa bàn và tăng ttrưởng tín dụng.

Tóm lại: Công tác huy động vốn trong những năm qua đã đạt được một số kết quả bước đầu, hoàn thành kế hoạch đề ra, từng bước chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, an toàn, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Hoạt động cho vay

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, NHNo&PTNT chi nhánh Bình Liêu đặc biệt coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Bình Liêu đã đưa ra chính sách hợp lý nhằm tăng dư nợ, đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Bảng 2.2 : Kết quả cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Liêu

Đvt: triệu đồng

Khóa luận tốt nghiệp Chỉ tiêu 2009 (ST) 2010 (ST) 2011 (ST) Chênh lệch Tăng trưởng Chênh lệch Tăng trưởng Tổng dư nợ 7.346 15.059 26.765 7.713 +105 11.706 +77,7 1.Dư nợ theo kỳ hạn - Nợ ngắn hạn 1.700 3.454 6.726 +1.754 +103 +3.272 +94,7 - Nợ trung và dài hạn 5.646 11.605 20.039 +5.959 +105 +8.434 +72,7 2.Dư nợ theo T/C khoản nợ -Nợ trong hạn 7.029 15.053 26.765 +8.024 +114 11.712 +77,9 - Nợ quá hạn 317 6 - -314 +99 - -

(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHNoPTNT huyện Bình Liêu )

Qua bảng số liêu trên ta thấy, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng đều đặn qua các năm. Tổng dư nợ năm 2009 là 7.346 triệu đồng, đến năm 2010 tổng dư nợ tăng lên 15.059 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 7.713 triệu đồng bằng 105%. Vẫn trên đà tăng trưởng thì đến năm 2011, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 26.765 triệu đồng tăng 11.706 triệu đồng tương đương với 77,7% so với 2010. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ chủ yếu là dư nợ trung hạn, tuy vậy, tỷ lệ nợ xấu là rất nhỏ.

Để có được kết quả như trên trước tiên phải kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo tận tình của ban lãnh đạo ngân hàng đồng thời ngân hàng có một đội ngũ cán bộ tín dụng tận tuỵ, năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, luôn bám sát các doanh nghiệp đảm bảo cho vay và thu nợ đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích. Với sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của ban lãnh đạo, sự cố gắng của cán bộ tín dụng chắc chắn rằng công tác tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Liêu sẽ đạt được những kết quả tốt trong những năm tới.

- Hoạt động Đầu tư

Cùng với sự tăng trưởng không ngừng của hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư cũng ngày càng được chi nhánh chú trọng. Các chứng khoán đầu tư hiện nay của chi nhánh là chứng khoán của Chính phủ (Tín phiếu Kho bạc,

Khóa luận tốt nghiệp

Trái phiếu Kho bạc). Đây là các chứng khoán có độ an toàn cao và mang lại lợi nhuận cho chi nhánh.

- Hoạt động dịch vụ khác

+ Hoạt động thanh toán: Chất lượng công tác thanh toán của chi nhánh Bình Liêu - Quảng Ninh cũng được nâng cao, một mặt thực hiện điều hành vốn nhanh chóng kịp thời trong toàn hệ thống,một mặt tiết kiệm được nguồn vốn đáng kể trong thanh toán so với trước đây.

+ Hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh chi nhánh Bình Liêu - Quảng Ninh ngày càng được củng cố và mở rộng. Chi nhánh không chỉ dừng lại ở việc bảo lãnh cho các dự án vay vốn thuộc các ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế trên địa bàn mà còn mở rộn sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, môi trường...

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN BÌNH LIÊU.

Hoạt động huy động của chi nhánh NHNoPTNT huyện Bình Liêu trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu về tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư, tiền gửi của các TCTD khác đều đạt vượt mức kế hoạch đề ra hàng năm và năm sau luôn cao hơn năm trước, đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng kinh doanh trên nhiều mặt, đặc biệt là mở rộng hoạt động tín dụng tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức kinh tế mở rộng sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế. Sau đây chúng ta xem xét công tác huy động vốn qua các thời điểm cụ thể.

Bảng 2.3 : Công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Huyện Bình Liêu từ năm 2009 – 2011

Đvt: triệu đồng

Khóa luận tốt nghiệp Chỉ tiêu 2009 (ST) 2010 (ST) 2011 (ST) Chênh lệch Tăng trưởng (%) Chênh lệch Tăng trưởng (%) Nguồn vốn huy động 56.777 80.727 124.348 +23.950 +42,1 +43.621 +54,0

Phân theo đối tượng

Tiền gửi dân cư 37.263 59.245 109.540 +21.982 +58,9 +50.295 +84,9 Tiền gửi TCKT 18.562 19.606 9.738 +1.044 +5,6 -9.868 -50,3 Tiền gửi của TCTD khác 952 1.876 5.070 +924 +97 +3.194 +170

Phân theo loại tiền

VNĐ 56.145 79.474 119.782 +23.329 +41,5 +40.308 +50,7 Ngoại tệ quy đổi VNĐ 632 1.253 4.566 +621 +98,3 +3.313 +264 Phân theo kỳ hạn Có kỳ hạn 29.483 40.995 87486 +11.512 +39 +46.491 +113 Không kỳ hạn 27.294 39.732 36.862 +12.438 +45,5 -2.870 -7,2

(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHNoPTNT huyện Bình Liêu)

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn huy động qua các năm 2009 – 2011 tăng thêm 67.571 triệu đồng. Qua đó cho ta thấy chi nhánh ngân hàng đã chủ động tìm các giải pháp tích cực để huy động vốn:trả lãi huy động phù hợp, thường xuyên theo sát khách hàng và có chính sách ưu đãi phù hợp…

Với số liệu trình bày ở bảng trên, chúng ta thấy được tổng nguồn vốn huy động từ năm 2009 – 2011 không ngừng tăng trưởng. Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động được là 56.777 triệu đồng, năm 2010 là 80.727 triệu đồng tăng thêm 23.950 triệu đồng tương ứng với 42,1%, năm 2011 là 124.348 triệu đồng tăng thêm so với năm 2010 là 43.621 triệu đồng tương ứng với

Khóa luận tốt nghiệp

54,0%. Mức tăng trưởng này so với một Ngân hàng vùng cao biên giới nhiều khó khăn, đời sống người dân còn thấp là cả một thành quả tốt. Điều này có nghĩa là số lượng khách hàng đến với NHNoPTNT huyện Bình Liêu ngày một đông. Ta có thể quan sát thông qua biểu đồ 2.2 dưới đây.

Hiệu quả của vốn huy động không những phụ thuộc vào số lượng vốn huy động mà còn phụ thuộc khá lớn vào kết cấu của nguồn vốn huy động được. Nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Bình Liêu trong các năm có sự thay đổi đáng kể cụ thể là do sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên trong việc huy động vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng có kết cấu như sau:

2.2.1 Về cơ cấu HĐV phân theo đối tượng huy động:

Bảng 2.4: Cơ cấu HĐV phân theo đối tượng huy động

Chi tiêu

Năm

2009 2010 2011

(ST) TT(%) (ST) TT(%) (ST) TT(%)

Tiền gửi của dân cư 37.263 65,6 59.245 73,4 109.540 88,1 Tiền gửi của TCKT 18.562 32,7 19.606 24,3 9.738 2,3 Tiền gửi của TCTD 952 1,7 1.876 2,3 5.070 4,1

Khóa luận tốt nghiệp

Tổng nguồn vốn huy động

56.777 100 80.727 100 124.348 100

(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh NHNoPTNT huyện Bình Liêu )

- Về tiền gửi dân cư:

Đây chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, so với các hình thức huy động khác thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong những năm gần đây. Trong năm 2009 tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 65,6% trong tổng nguồn vốn huy động tương ứng 37.263 triệu đồng. Năm 2010, tiền gửi dân cư tăng trưởng cao, chiếm 73,4% trong tổng nguồn vốn huy động tương ứng 59.245 triệu đồng, tăng 58,9% so với năm 2009. Năm 2011 tiền gửi dân cư lại tiếp tục tăng chiếm 88,1%trong tổng nguồn vốn huy động, tương ứng 109.540 triệu đồng tăng 84,9% so với năm 2010.

Với tỷ lệ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm như trên ,chứng tỏ rằng chi nhánh NHNoPTNT huyện Bình Liêu đã làm tốt công tác tuyên truyền, tiếp thị huy động vốn đến từng người dân trên địa bàn, tạo được lòng tin nơi khách hàng.

Khóa luận tốt nghiệp

Đây là các khoản mục tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế dùng để thực hiện các khoản đảm bảo thanh toán cho việc chi trả tiền nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá - dịch vụ, công lao động…

Nhìn vào bảng trên ta thấy tiền gửi của các TCKT trong tổng vốn huy động như sau: trong năm 2009 tỷ trọng tiền gửi của các TCKT chiếm 32,7% trong tổng nguồn vốn huy động tương ứng 18.562 triệu đồng. Năm 2010 tỷ trọng tiền gửi giảm xuống còn 24,3% trong tổng nguồn vốn huy động ,tương ứng 19.606 triệu . Trong năm 2011 tỷ trọng tiền gửi chiếm 7,8% trong tổng vốn huy động tương ứng 9.738 triệu giảm 50,3% so với năm 2010. Có sự tụt giảm này là do năm 2011 là năm đầy biến động và khó khăn, trong điều kiện làm phát tăng cao như trong thời gian vừa qua thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng không thuận lợi như trước bởi :

+ Do tâm lý lo sợ trước tình hình lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá nên các TCKT có xu hướng tìm đến các kênh đầu tư an toàn hơn như mua vàng và ngoại tệ, thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng như trước đây, từ đó làm giảm khả năng huy động vốn của các Ngân hàng.

+ Giá cả các mặt hàng thiết yếu trong sản xuất và tiêu dùng tăng cao làm cho các doanh nghiệp sẽ phải chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến nguồn tiền nhàn rỗi trong doanh nghiệp giảm đi, trong điều kiện đó, các Ngân hàng khó có thể gia tăng được nguồn tiền huy động.

Xác định nguồn vốn huy động từ các TCKT là rất quan trọng, đây là nguồn vốn có độ ổn định cao và qui mô tiền gửi lớn, nhưng lượng tiền gửi vào ngân hàng là còn thấp, nguyên nhân là do huyện Bình Liêu là một huyện biên giới vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội còn kém phát triển, giao thương còn rất hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách phù hợp, sử dụng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau nhằm duy trì và thu hút thêm khách hàng mới.

Khóa luận tốt nghiệp

Trong những năm gần đây tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCTD khác chiếm tỷ trọng còn thấp, nhưng đã có sự gia tăng và chuyển biến. Trong năm 2009 nguồn vốn này chiếm 1,7% trong tổng nguồn vốn huy động tương ứng 952 triệu đồng. Năm 2010 thì nguồn vốn huy động tăng nhẹ,cụ thể là nguồn vốn này chỉ chiếm 2,3 % trong tổng nguồn vốn huy động tương ứng 1.876 triệu đồng. Năm 2011 nguồn vốn này chiếm 4,1% trong tổng nguồn vốn huy động tương ứng 5.070 triệu đồng, tăng 170% so với năm 2010. Nguồn tiền gửi của các TCTD khác có xu hướng tăng nhưng chủ yếu là nguồn trong thanh toán, ngân hàng cũng không sử dụng nhiều nguồn này để cho vay và đầu tư.

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.2 Cơ cấu huy động phân loại theo tiền tệ:

Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn phân theo loại tiền tệ

Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình liêu- quảng ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w