ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN BÌNH LIÊU

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình liêu- quảng ninh (Trang 58)

5. Bố cục của khóa luận

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN BÌNH LIÊU

được nhiều thành công, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản suất kinh doanh, phục vụ vho công tác kinh tế. Mục tiêu của chi nhánh trong thời gian tới là tăng trưởng nguồn vốn huy động và mở rộng tín dụng.

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNTHUYỆN BÌNH LIÊU HUYỆN BÌNH LIÊU

3.1.1 Mục tiêu tổng quát

- Phấn đấu trở thành là một trong những Ngân hàng đầu tiên trên địa bàn về qui mô hoạt động và chất lượng dịch vụ, về sức cạnh tranh và tính năng động. Là một trong những Ngân hàng có chất lượng hoạt động tốt trên địa bàn, có cơ cấu hợp lý, có sản phẩm đa dạng, phong cách phục vụ kiểu mẫu.

- Là Ngân hàng kinh doanh đa năng tổng hợp, có tỷ trọng dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn.

- Xây dựng tập thể vững mạnh, đoàn kết nhất trí cao, hoạt động điều hành có kỷ cương nề nếp và đảm bảo có thu nhập cao, ổn định cho người lao động.

Khóa luận tốt nghiệp

- Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng.

- Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ.

- Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững.

Cụ thể chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 được chi nhánh đặt ra là:

- Nguồn vốn huy động bình quân tăng 35% so với năm 2011 - Dư nợ tín dụng bình quân tăng 20% so với năm 2011 - Lợi nhuận trước thuế tăng 15% so với năm 2011 - Tỷ lệ dư nợ quá hạn < 3%

- Trích tỷ lệ dự trữ bắt buộc đúng theo qui định.

3.1.2. Phương hướng chiến lược nguồn vốn trong thời gian tới:

- Một là: Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo thời gian phù hợp với việc sử dụng, đảm bảo vốn trung và dài hạn, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tài sản có thời hạn dài, ngăn ngừa các rủi ro có thể gặp phải thông qua các giải pháp mang tính định hướng như: làm tăng tính ổn định của nguồn vốn; thực hiện chế độ bảo hiểm tiền gửi; tăng khả năng kiểm soát độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn và kiểm soát khe hở lãi suất; tăng khả năng hoán đổi kỳ hạn giữa các tài sản và nguồn vốn sao cho thích hợp.

- Hai là: Tiến hành phân đoạn thị trường theo những tiêu thức khác nhau (như phân loại theo địa bàn, điều kiện kinh doanh vùng, tập quán tiêu dùng, mức độ cạnh tranh.v.v.) để từ đó xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối.v.v. thích hợp cho từng phân đoạn thị trường.

- Ba là: Coi việc huy động vốn dân cư là nhiệm vụ thường xuyên. Trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường để đưa ra các hình thức huy động, kỳ hạn, lãi suất huy động cho phù hợp nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi

Khóa luận tốt nghiệp

đang còn nằm phân tán trong nền kinh tế. Đồng thời phát triển thêm các loại hình dịch vụ như mở rộng thanh toán qua các hình thức tài khoản tiền gửi cá nhân, mở rộng dịch vụ đại lý.

- Bốn là: Nghiên cứu đưa ra các hình thức huy động vốn mới, tiếp tục duy trì và hoàn thiện các hình thức huy động vốn truyền thống, đồng thời đa dạng hoá các công cụ và hình thức huy động như nhận tiền gửi uỷ thác đầu tư, vốn tài trợ trên cơ sở xử lý hài hoà lợi ích của người gửi tiền, Ngân hàng thương mại và người vay vốn thông qua việc xác định lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp.

- Năm là: Mở rộng mạng lưới huy động đặc biệt là đầu tư vào cơ sở vất chất nhằm tạo hình ảnh tốt về Ngân hàng, mở rộng và cải tiến mạng lưới giao dịch phù hợp với qui mô tăng trưởng nguồn vốn huy động, nghiên cứu áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới ngày càng đa dạng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.

- Sáu là: Hết sức coi trọng công tác điều hành vốn, cân đối hợp lý cơ cấu tài sản Nợ- Có nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn cũng như tỷ giá. Vận dụng các cơ chế hiện hành tổ chức điều hoà nguồn vốn kinh hoạt, phấn đấu dần dần điều chỉnh cơ cấu tài sản Nợ- Có phù hợp nhằm hạn chế rủi ro về cơ cấu loại tiền, lãi suất đối với hoạt động Ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành nguồn vốn theo hướng xây dựng cơ cấu vốn tích cực, tăng vốn trung và dài hạn, đảm bảo vốn phục vụ cho đầu tư phát triển, giữ vững và phát triển nền vốn.

Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình liêu- quảng ninh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w