Quy trình trong khu bồn

Một phần của tài liệu hệ thống bồn chứa nguyên liệu công ty cổ phần hóa vạn an (Trang 33)

1. 4 Một số quy định an toàn của công ty

2.6.4. Quy trình trong khu bồn

a. Chuẩn bị nhận tàu

Trước khi tàu vào cầu cảng, phòng kinh doanh lập kế hoạch nhận tàu, bao gồm khối lượng tối đa của các bồn chứa có thể nhận số lượng sản phẩm tương ứng, giá trị này phải thấp hơn mức cao nhất cho phép của bồn, và triên khai công việc cho các công nhân:

Kiểm tra sơ bộ các bồn nhập hàng.

Điền các thông số vào “phiếu chuẩn bị trước khi nhận dung môi” tại kho khu bồn và cầu cảng. Phiếu này được điền cho mỗi loại sản phẩm, thực hiện ngay trước khi chuẩn bị nhập loại sản phẩm đó, không điền thông số cho các loại sản phẩm chưa chuẩn bị nhập. Nếu chuyến tàu chứa nhiều loại sản phẩm thì phải nhập mỗi loại sản phẩm một phiếu.

Trưởng kho kết hợp với người trực cầu cảng thực hiện kiểm tra tại cầu cảng: đường ống mềm nhập tàu, các van, hệ thống xả làm sạch đường ống, đường cung cấp khí Nitơ, các thiết bị đo nhiệt độ, áp suất và các công cụ liên quan đến việc nhận tàu. Đảm bảo tất cả phải sẵn sàng cho việc nhận tàu.

b. Trước khi bơm vào bồn:

Công nhân vận hành bồn thực hiện đo mực chất lỏng và nhiệt độ ban đầu cũng như dùng thuốc thử nước để kiểm tra nước tự do ở đáy bồn.

Chuẩn bị đầy đủ máy bộ đàm cho các vị trí trực trong lúc nhận tàu.

Giám đốc kho, trưởng kho kiểm tra việc nối ống mềm và thao tác đóng mở van tại khu vực bồn: nối ống và đóng mở van đúng tuyến, đúng bồn chứa sản phẩm chuẩn bị nhập.

Bên phía khách hàng có thể cử người đến để kiểm tra tuyến các đường ống, van, đóng seal các van và giám sát nhập tàu.

Trong trường hợp có lấy mẫu slop trước khi nhận hàng thì phải chuẩn bị các đường ống mềm 2 inchs để đấu nối đường ống lấy hàng slop vào phuy, chuẩn bị các phuy để chứa hàng slop.

Tiến hành lấy mẫu tại bồn trước khi nhập hàng đối với những mặt hàng có khả năng hòa tan với nước gồm một mẫu chạy và một mẫu đáy

Tiến hành lấy mẫu tại tàu gồm một mẫu chạy và một mẫu đáy gởi cho phòng thí nghiệm kiểm tra tỉ trọng và hàm lượng nước với các mặt hàng hòa tan với nước. Giám đốc kinh doanh nhận thông báo kết quả kiểm định lấy mẫu tại hầm tàu từ phòng thí nghiệm. Nếu “ĐẠT” (bao gồm mẫu chạy, mẫu trộn giữa các hầm tàu cùng sản phẩm và mẫu đáy, cũng như so sánh tỉ trọng của phòng thí nghiệm. Nếu tỉ trọng kiểm tra không khác biệt với tỉ trọng mà giám định sử dụng tính toán trên tàu quá 0.0012 kg) thì mới tiến hành cho bơm sản phẩm đó. Ngược lại phải báo cáo lên ban Tổng giám đốc để nhận ý kiến chỉ đạo cho từng trường hợp cụ thể.

c. Bơm dung môi vào bồn:

Trưởng kho là người có trách nhiệm duy nhất thông báo việc bơm một loại dung môi vào bồn.

Trong khu bồn, công nhân vận hành bắt đầu mở van vào bồn sản phẩm chính. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như khi đã xác định được trước là đường ống từ cảng về bồn trong nhà máy nhiễm bẩn hoặc còn sót lại sản phẩm khác thì Giám đốc kinh doanh sẽ ra lệnh cho sản phẩm về bồn slop trước và liên tục kiểm tra mẫu cho đến khi mẫu sản phẩm đạt thì mới cho sản phẩm vào bồn chính. Chỉ các mặt hàng gốc monomer mới cần lấy mẫu slop.

Áp suất trên đường ống tại cầu cảng lúc bắt đầu bơm không vượt quá 1,5 bar. thời gian trung bình sản phẩm vào bồn là 30’. Nếu vượt quá thời gian trên sản phẩm chưa vào bồn thì báo ngay cho Giám đốc kinh doanh. Sau đó Giám đốc kinh doanh cho ngưng bơm và tiến hành kiểm tra. Chỉ tiến hành bơm lại sau khi đã kiểm tra xong và được sự chấp thuận của Giám đốc kinh doanh.

Từ từ tăng áp suất lên và không vượt quá 5 bar tại cầu cảng. Tốc độ tăng áp không vượt quá 3 bar/phút

d. Làm sạch đường ống

Khi kết thúc bơm một loại sản phẩm, nếu tàu có một sản phẩm duy nhất, tiến hành làm sạch đường ống bằng cách thổi nhanh bằng áp lực khí Nitơ, sau đó xả khô bằng các ống xả tại những điểm thấp nhất trên đường ống. Nếu tàu có hai loại sản phẩm trở lên cùng chủng loại, tiến hành làm sạch đường ống như trên và thực hiện việc bơm sản phẩm tiếp theo theo đúng trình tự các bước như quy định.

e. Kết thúc nhận tàu:

Đo bồn: công nhân vận hành bồn kết hợp với giám định thực hiện việc đo mực lỏng và nhiệt độ đã nhận trong từng bồn tương ứng cũng như kiểm tra trước đối với những mặt hàng không hòa tan với nước bằng cách kiểm tra bằng van xả đáy.

Công nhân trực bồn kết hợp đo xác định mực và khối lượng sản phẩm. Trưởng kho dựa theo số liệu này để xác định khối lượng sản phẩm đã nhận và số liệu này dùng để tham khảo thừa chiếu.

phải dựa theo quy trình lấy mẫu tại phòng thí nghiệm. Mỗi bồn lấy mẫu gồm một mẫu chạy, 1 mẫu lớp sát đáy và một mẫu cách đáy 150mm để xác định sản phẩm nhiễm bẫn, cặn hay không.

g. Công việc báo cáo:

Giám đốc kinh doanh thực hiện các số liệu liên quan đến chuyến tàu từ phụ trách cầu cảng và lập bảng báo cáo nhập tàu.

Nộp báo cáo nhập tàu, các chứng từ bản chính đến phó Tổng giám đốc không trễ quá 3 ngày làm việc kể từ khi xác định khối lượng đã nhận của sản phẩm tương ứng. Nếu khối lượng hàng nhận tại bồn thiếu quá 0,5% so với Vận đơn hàng hải thì giám đốc kinh doanh phải tiến hành làm báo cáo thiếu hàng.

Giám đốc kinh doanh lưu hồ sơ giấy tờ liên quan đến chuyến nhận tàu tại nơi làm việc quy định.

Một phần của tài liệu hệ thống bồn chứa nguyên liệu công ty cổ phần hóa vạn an (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w