Các phương tiện đo lường

Một phần của tài liệu hệ thống bồn chứa nguyên liệu công ty cổ phần hóa vạn an (Trang 29)

1. 4 Một số quy định an toàn của công ty

2.6.2. Các phương tiện đo lường

a. Phương tiện đo lường

Theo TCVN 01- 2000, phương tiện đo sử dụng để xác định số lượng xăng dầu trong giao nhận và thanh toán là các phương tiện đo nằm trong danh mục bắt buộc phải kiểm định nhà nước theo Pháp lệnh đo lường Việt Nam, bao gồm:

Đồng hồ xăng dầu (lượng kế) kiểm định theo tiêu chuẩn ĐLVN 22:1998. Cột đo nhiên liệu được kiểm định theo ĐLVN 10:1998

Xitéc ôtô, được kiểm định theo ĐLVN 05:1998.

Bảng dung tích (barem) bể chứa được lập theo ĐLVN 28:1998 (bể trụ đứng) và ĐLVN 29:1998 (bể trụ nằm ngang).

Bình đong các loại được kiểm định theo ĐLVN 12:1998.

b. Các phương tiện đo phối hợp

Là các dụng cụ dùng để phối hợp đo tính xác định số lượng xăng dầu như: thước đo, nhiệt kế, và tỷ trọng kế.

Đo nhiệt độ: phù hợp với tiêu chuẩn ASTM – D 1086

Để đo nhiệt độ xăng dầu, hiện nay có rất nhiều loại nhiệt kế khác nhau đã được công nhận là tiêu chuẩn ASTM/API/IP, đặc biệt là nhiệt kế tự động.Tiêu chuẩn này qui định: cho phép sử dụng tất cả các loại nhiệt kế tiêu chuẩn dùng để đo xăng dầu trong hầm tàu, xà lan, Xitec, wagon, và bể chứa đảm bảo có sai số như sau:

Đo trọng tài: sai số tối đa cho phép là 0,2oC, thang đo có chỉ thị tối thiểu là 0,2oC. Đo tính giao nhận thông thường: sai số tối đa cho phép là 0,5oC, thang đo có chỉ thị tối thiểu là 0,5oC.

Kết cấu nhiệt kế thủy ngân: nhiệt kế thủy ngân tiêu chuẩn được cố định vào giá đỡ bằng gỗ cứng có cốc bao xung quanh bầu nhiệt kế. Cốc bao được làm bằng kim loại màu để tránh gây tia lửa điện khi va chạm.

Phương pháp đo: (phù hợp với tiêu chuẩn ASTM- D- 1086) Thời gian đo: đối với nhiệt kế cốc bao:

Dầu sáng: phải ngâm trong xăng dầu không ít hơn 5 phút. Dầu đốt lò: không ít hơn 15 phút

Đối với nhiệt kế điện tử: chỉ đọc kết quả sau khi trên màn hình giá trị của bộ chỉ thị đã ổn định.

Đọc và ghi kết quả đo: kết quả được đọc chính xác đến nửa vạch thanh chia nhỏ nhất của nhiệt kế, vì vậy kết quả được làm tròn tương ứng như sau:

Đối với mẫu trọng tài: làm tròn đến 0,1oC

Đối với mẫu giao nhận thông thường: làm tròn đến 0,25oC.

Phân loại và tiêu chuẩn: sử dụng các loại tỷ trọng kế (Hydrometer) theo đúng tiêu chuẩn ASTM-E.100 và phù hợp với điều kiện đo. Đối với quá trình giao nhận xăng dầu trong nước: thống nhất sử dụng tỷ trọng kế theo hệ đo mét (đo giá trị tỷ trọng).

Phương pháp đo: theo tiêu chuẩn ASTM –D 1298

Độc lập lại giữa hai lần đo đo trên cùng một mẫu thử theo cùng một phương pháp tại hai phòng thí ngiệm khác nhau: 0,0015 (g/cm3).

Đo chiều cao mức chứa xăng dầu:

Thước đo: chuyên dùng có quả dọi theo đúng tiêu chuẩn bằng thép mỏng, có chiều dài thích hợp, có vạch chia đến mm và đã được kiểm định nhà nước về đo lường. Sai số cho phép của thước đo: + 0.1% .

Các loại thước đo khác như thước đo bằng siêu âm, thước đo điện tử cũng được phép sử dụng với điều kiện phải là thước đo có sai số tương đương và được kiểm định nhà nước.

Thuốc thử dầu và thuốc thử nước: dạng kem mịn, chỉ thị màu rõ ràng, vạch cắt chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường.

Phương pháp đo: kiểm tra tên, số hiệu của bể chứa, kiểm tra tình trạng công nghệ (van nối vào bể, độ kín…). Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đo, biên bản đo bể và bút viết, giẻ lau sạch, khăn tay thích hợp.

Mở nắp lỗ đo của bể cần đo (lưu ý phải đứng trước chiều gió). Thả thước và quả dọi vào bể cần đo theo đúng vị trí đo, rãnh kim loại màu nhằm đề phòng cháy nổ.

Kiểm tra chiều cao tổng của lỗ đo.

Đối với xăng dầu dễ bay hơi: đo sơ bộ kiểm tra chiều cao mức xăng dầu đang chứa, sau đó lau sạch thước đo trong khoảng cần đo, bôi một lớp mỏng thuốc cắt xăng dầu và thuốc thử nước, thả từ từ thước xuống bể chứa. Khi thước đo cách đáy một khoảng gần 200mm - 250mm thì dừng lại, chờ giây lát cho mặt dầu ổn định rồi mới tiếp tục thả thước xuống một cách nhẹ nhàng cho đến khi thước chạm đáy (chú ý phải kiểm tra chiều cao tổng của lỗ đo và thước đo). Chờ vài giây để cho các loại thuốc thử kịp tác

dụng sau đó kéo nhanh thước lên để đọc kết quả (đọc số lẻ trước số chẵn sau).

Đo 3 lần cho một bể chứa, sai lệch giữa các lần đo không vượt quá + 2mm đối với bể chứa cố định và không vượt quá + 3 mm đối với bể chứa không cố định như hầm tàu, xà lan…Kết quả đo là giá trị trung bình của 3 lần.

Xác định nước tự do trong các loại xăng dầu có độ nhớt cao: khi đo, thước đo và quả dọi phải bảo đảm ở vị trí hoàn toàn thẳng đứng. Cần đảm bảo có đủ thời gian cần thiết cho thuốc thử kịp phản ứng đổi màu. Sau khi kéo thước lên, dùng dung môi thích hợp để rửa sạch lớp sản phẩm cần đo phía ngoài, sau đó đọc phần cắt của thuốc thử để xác định nước.

c. Sử dụng phương tiện đo lường xăng dầu:

Tất cả các phương tiện đo nêu trên đều được sử dụng trong quá trình giao nhận và mua bán xăng dầu. Đối với tàu dầu, tuy không nằm trong danh mục, nhưng để giao nhận xăng dầu phải có barem dung tích được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế hiện hành.

Tại các bến xuất, nếu có đồng thời nhiều thiết bị đo thì phải sử dụng các thiết bị đo theo thứ tự ưu tiên bắt buôc như sau:

Đối với đường thủy: lượng kế, barem bể, xà lan, tàu dầu.

Đối với đường bộ: lượng kế, Barem xitéc ôtô, xitec đường sắt, bể chứa. Đối với bán lẻ: cột đo nhiên liệu, bình đong, ca đong…

Các phương tiện đo lường và vận tải dùng để giao nhận xăng dầu phải bảo bảm các yêu cầu về an toàn môi trường, phòng chống cháy nổ. Khi giao nhận phải thống nhất thực hiện việc niêm phong, kẹp chì phương tiện đo và vận tải xăng dầu. Con niêm dùng để niêm phong hàng hóa có tính pháp lý khi được đăng ký mẫu mã và kiểu dáng công nghiệp.

2.6.3. Kiểm tra chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm.

Kiểm tra đánh giá chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm trong quá trình giao nhận mua bán, trong tồn chứa bảo quản và khi đưa nó vào sử dụng cần được tiến hành đúng theo các qui trình, để phát hiện và xử lý kịp thời các truờng hợp mất phẩm chất

của nhiên liệu, ngăn chặn chúng gây tác hại cho thiết bị, máy móc. Để kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng của các nguyên liệu và sản phẩm dầu mỏ, các cơ sở thử nghiệm phải có các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm phù hợp để có thể tiến hành xác định các chỉ tiêu chất lượng theo TCVN hay ASTM.

Có một thực tế đặt ra là, các tính chất của nguyên liệu và sản phẩm, hàng hóa nói chung, được xác định bằng các phương pháp thử tại các phòng hóa nghiệm tiêu chuẩn để kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật. Hai hoặc nhiều lần đo một chỉ tiêu của cùng một mẫu thử theo bất kỳ một phương pháp nào cũng sẽ không cho kết quả chính xác như nhau.

Vậy nên, Tổ chức ASTM sau nhiều năm nghiên cứu và thu thập số liệu công phu đã đưa ra tiêu chuẩn ASTM D 3244-96 được chuyển dịch tương đương thành TCVN 6702:2000 với nội dung:

Quy định các hướng dẫn cho hai bên đối tác, thông thường là bên cung ứng và bên nhận để có thể so sánh và kết hợp các kết quả thử nghiệm độc lập thu được khi có sự tranh chấp về chất lượng sản phẩm.

Đồng thời, nó cũng quy định phương pháp so sánh giá trị thử nghiệm thu được với một giới hạn yêu cầu kỹ thuật.

2.6.4 Quy trình trong khu bồna. Chuẩn bị nhận tàu a. Chuẩn bị nhận tàu

Trước khi tàu vào cầu cảng, phòng kinh doanh lập kế hoạch nhận tàu, bao gồm khối lượng tối đa của các bồn chứa có thể nhận số lượng sản phẩm tương ứng, giá trị này phải thấp hơn mức cao nhất cho phép của bồn, và triên khai công việc cho các công nhân:

Kiểm tra sơ bộ các bồn nhập hàng.

Điền các thông số vào “phiếu chuẩn bị trước khi nhận dung môi” tại kho khu bồn và cầu cảng. Phiếu này được điền cho mỗi loại sản phẩm, thực hiện ngay trước khi chuẩn bị nhập loại sản phẩm đó, không điền thông số cho các loại sản phẩm chưa chuẩn bị nhập. Nếu chuyến tàu chứa nhiều loại sản phẩm thì phải nhập mỗi loại sản phẩm một phiếu.

Trưởng kho kết hợp với người trực cầu cảng thực hiện kiểm tra tại cầu cảng: đường ống mềm nhập tàu, các van, hệ thống xả làm sạch đường ống, đường cung cấp khí Nitơ, các thiết bị đo nhiệt độ, áp suất và các công cụ liên quan đến việc nhận tàu. Đảm bảo tất cả phải sẵn sàng cho việc nhận tàu.

b. Trước khi bơm vào bồn:

Công nhân vận hành bồn thực hiện đo mực chất lỏng và nhiệt độ ban đầu cũng như dùng thuốc thử nước để kiểm tra nước tự do ở đáy bồn.

Chuẩn bị đầy đủ máy bộ đàm cho các vị trí trực trong lúc nhận tàu.

Giám đốc kho, trưởng kho kiểm tra việc nối ống mềm và thao tác đóng mở van tại khu vực bồn: nối ống và đóng mở van đúng tuyến, đúng bồn chứa sản phẩm chuẩn bị nhập.

Bên phía khách hàng có thể cử người đến để kiểm tra tuyến các đường ống, van, đóng seal các van và giám sát nhập tàu.

Trong trường hợp có lấy mẫu slop trước khi nhận hàng thì phải chuẩn bị các đường ống mềm 2 inchs để đấu nối đường ống lấy hàng slop vào phuy, chuẩn bị các phuy để chứa hàng slop.

Tiến hành lấy mẫu tại bồn trước khi nhập hàng đối với những mặt hàng có khả năng hòa tan với nước gồm một mẫu chạy và một mẫu đáy

Tiến hành lấy mẫu tại tàu gồm một mẫu chạy và một mẫu đáy gởi cho phòng thí nghiệm kiểm tra tỉ trọng và hàm lượng nước với các mặt hàng hòa tan với nước. Giám đốc kinh doanh nhận thông báo kết quả kiểm định lấy mẫu tại hầm tàu từ phòng thí nghiệm. Nếu “ĐẠT” (bao gồm mẫu chạy, mẫu trộn giữa các hầm tàu cùng sản phẩm và mẫu đáy, cũng như so sánh tỉ trọng của phòng thí nghiệm. Nếu tỉ trọng kiểm tra không khác biệt với tỉ trọng mà giám định sử dụng tính toán trên tàu quá 0.0012 kg) thì mới tiến hành cho bơm sản phẩm đó. Ngược lại phải báo cáo lên ban Tổng giám đốc để nhận ý kiến chỉ đạo cho từng trường hợp cụ thể.

c. Bơm dung môi vào bồn:

Trưởng kho là người có trách nhiệm duy nhất thông báo việc bơm một loại dung môi vào bồn.

Trong khu bồn, công nhân vận hành bắt đầu mở van vào bồn sản phẩm chính. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như khi đã xác định được trước là đường ống từ cảng về bồn trong nhà máy nhiễm bẩn hoặc còn sót lại sản phẩm khác thì Giám đốc kinh doanh sẽ ra lệnh cho sản phẩm về bồn slop trước và liên tục kiểm tra mẫu cho đến khi mẫu sản phẩm đạt thì mới cho sản phẩm vào bồn chính. Chỉ các mặt hàng gốc monomer mới cần lấy mẫu slop.

Áp suất trên đường ống tại cầu cảng lúc bắt đầu bơm không vượt quá 1,5 bar. thời gian trung bình sản phẩm vào bồn là 30’. Nếu vượt quá thời gian trên sản phẩm chưa vào bồn thì báo ngay cho Giám đốc kinh doanh. Sau đó Giám đốc kinh doanh cho ngưng bơm và tiến hành kiểm tra. Chỉ tiến hành bơm lại sau khi đã kiểm tra xong và được sự chấp thuận của Giám đốc kinh doanh.

Từ từ tăng áp suất lên và không vượt quá 5 bar tại cầu cảng. Tốc độ tăng áp không vượt quá 3 bar/phút

d. Làm sạch đường ống

Khi kết thúc bơm một loại sản phẩm, nếu tàu có một sản phẩm duy nhất, tiến hành làm sạch đường ống bằng cách thổi nhanh bằng áp lực khí Nitơ, sau đó xả khô bằng các ống xả tại những điểm thấp nhất trên đường ống. Nếu tàu có hai loại sản phẩm trở lên cùng chủng loại, tiến hành làm sạch đường ống như trên và thực hiện việc bơm sản phẩm tiếp theo theo đúng trình tự các bước như quy định.

e. Kết thúc nhận tàu:

Đo bồn: công nhân vận hành bồn kết hợp với giám định thực hiện việc đo mực lỏng và nhiệt độ đã nhận trong từng bồn tương ứng cũng như kiểm tra trước đối với những mặt hàng không hòa tan với nước bằng cách kiểm tra bằng van xả đáy.

Công nhân trực bồn kết hợp đo xác định mực và khối lượng sản phẩm. Trưởng kho dựa theo số liệu này để xác định khối lượng sản phẩm đã nhận và số liệu này dùng để tham khảo thừa chiếu.

phải dựa theo quy trình lấy mẫu tại phòng thí nghiệm. Mỗi bồn lấy mẫu gồm một mẫu chạy, 1 mẫu lớp sát đáy và một mẫu cách đáy 150mm để xác định sản phẩm nhiễm bẫn, cặn hay không.

g. Công việc báo cáo:

Giám đốc kinh doanh thực hiện các số liệu liên quan đến chuyến tàu từ phụ trách cầu cảng và lập bảng báo cáo nhập tàu.

Nộp báo cáo nhập tàu, các chứng từ bản chính đến phó Tổng giám đốc không trễ quá 3 ngày làm việc kể từ khi xác định khối lượng đã nhận của sản phẩm tương ứng. Nếu khối lượng hàng nhận tại bồn thiếu quá 0,5% so với Vận đơn hàng hải thì giám đốc kinh doanh phải tiến hành làm báo cáo thiếu hàng.

Giám đốc kinh doanh lưu hồ sơ giấy tờ liên quan đến chuyến nhận tàu tại nơi làm việc quy định.

2.7. Quy trình chiết rót ra phuy2.7.1. Quy trình nhập phuy 2.7.1. Quy trình nhập phuy a. Kế hoạch nhập phuy

Giám đốc kho có trách nhiệm nhận thông tin nhập phuy từ phòng kinh doanh vào đầu giờ của ngày làm việc và thông báo cho thủ kho phuy biết.

Thủ kho phuy có trách nhiệm chuẩn bị kho bãi để nhập phuy.

b. Quy trình chi tiết

Tài xế vận chuyển đăng ký thông tin về số lượng , chủng loại phuy, nhà cung cấp và khách hàng tại phòng bảo vệ.

Xác định vị trí nhập kho, thủ kho thông báo bằng bộ đàm cho nhân viên an toàn cổng trước biết để hướng dẫn xe vào kho đúng quy định.

Nhân viên an toàn kiểm tra trang bị bảo hộ lao động cá nhân, thiết bị phòng cháy chữa cháy đầy đủ và đúng quy định mới cho xe vào khu vực nhập hàng.

Trong lúc xuống vỏ phuy phải đảm bảo có thiết bị chèn lót chống va đập, bố trí bình phòng cháy chữa cháy của xe tại khu vực nhập.

Trong lúc nhập thủ kho phải thường xuyên kiểm tra chất lượng phuy, đảm bảo phuy phải đúng quy cách yêu cầu, phuy phải sạch, không trầy xước, rỉ sét, … Nếu phát hiện phuy không đạt chất lượng phải bỏ ngay và trả lại cho nhà cung cấp.

Phuy phải được chất nằm và chèn cẩn thận, không chất quá 5 lớp.

Lưu ý: do phuy được làm bằng sắt nên khi xuống phải đảm bảo tính an toàn, không cho xuống phuy gần khu vực nhà đóng rót hay nhà xuất xe bồn, tránh hiện tượng va đập.

c. Kết thúc

Thủ kho kiểm tra lại lần cuối về chất lượng, số phuy nhập

Biên bản nhập phuy, seal, nhãn được ghi thành hai bản cho tài xế ký và mỗi bên giữ một bản

Cuối ngày thủ kho tập hợp các biên bản nhập phuy, seal, nhãn trong ngày cho kế toán kho để nhập số liệu.

Hình. Nhà đóng rót phuy

a. Chuẩn bị:

Tổ trưởng nhận kế hoạch đóng rót trong ngày tại phòng kinh doanh và phân công

Một phần của tài liệu hệ thống bồn chứa nguyên liệu công ty cổ phần hóa vạn an (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w