Dựa trên những phân tích của nhóm về thực trạng, hiệu quả cũng như hạn chế trong việc điều hành CSTT trong các giai đoạn vừa qua, nhóm xin đưa ra 2 hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều hành công cụ CSTT trong thời gian tới.
Thứ nhất, điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả;
sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý.
Thứ hai, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát, thị
trường tiền tệ, kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường ở mức hợp lý nhằm đảm bảo khả năng huy động vốn của TCTD, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường,
đảm bảo giá trị đồng tiền Việt Nam; thực hiện các biện pháp đồng bộ để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước; khẩn trương hoàn thiện cơ chế quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế.
Thứ tư, thực hiện cho vay tái cấp vốn với khối lượng, lãi suất
và thời hạn hợp lý đối với các TCTD để hỗ trợ thanh khoản, phát triển kinh tế theo các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, hỗ trợ việc giải quyết nợ xấu và thực hiện cơ cấu lại hệ thống các TCTD.
Thứ năm, điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối
lượng và lãi suất hợp lý phù hợp với tình hình vốn khả dụng của các TCTD, lãi suất thị trường liên NH và mục tiêu của chính sách tiền tệ.
III.1. Giải pháp đối với công cụ dự trữ bắt buộc
Trong thời gian qua, NHNN đã sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc một cách khá linh hoạt để khuyến khích tăng trưởng tín dung hoặc giảm bớt vốn khả dụng của các ngân hàng.
Để cho các TCTD không bị lỗ và cộng tác trong việc thực thi CSTT, NHNN có thể trả lãi cho mức thăng dư dự trữ của các TCTC
theo mức hợp lý, đồng thời xử phạt các tổ chức vi phạm các quy định về tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Cụ thể:
VND Ngoại tệ
- DTBB trong phạm vi mức quy định áp dụng lãi suất bằng lãi suất tiền gửi thanh toán của VND tại NHNN, hiện nay là 1,2%/năm.
- DTBB trong phạm vi mức quy định áp dụng lãi suất bằng lãi suất tiền gửi thanh toán của VND tại NHNN, hiện nay là 1,2%/năm.
- Vượt DTBB áp dụng mức lãi suất
0%/năm - Vượt DTBB áp dụng mức lãi suất0%/năm - Thiếu DTBB: bị phạt, mức phạt
bằng 150% lãi suất tái cấp vốn (hiện nay: 8%) tính trên số thiếu DTBB.
- Thiếu DTBB: bị phạt, mức phạt bằng 150% lãi suất tái cấp vốn (hiện nay: 8%) tính trên số thiếu DTBB.
DTBB trong phạm vi mức quy định áp dụng lãi suất bằng lãi suất tiền gửi thanh toán của VND tại NHNN, hiện nay là 1,2%/năm.
Vượt DTBB áp dụng mức lãi suất 0%/năm
Thiếu DTBB: bị phạt, mức phạt bằng 150% lãi suất tái cấp vốn (hiện nay: 8%) tính trên số thiếu DTBB.
Tuy nhiên, biện pháp thay đổi DTBB cần phải thực hiện một cách thận trọng bởi nếu không sẽ có những “tác dụng phụ” tới lãi suất trên thị trường.và việc thay đổi tỷ lệ bắt buộc cần phải có tính dự báo trước,bởi quyết định thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ có hiệu lực ngay lập tức,nhưng với các NHTM thì việc thay đổi đột ngột tỉ lệ dự trũ bắt buộc sẽ đẩy họ vào tình thế khó khăn trong quyết định chính sách, dẫn đến việc buộc phải thay đổi đột ngột lãi suất hoặc kế hoạch tín dụng gây xáo trộn thị trường.
Vì sự tác động của dự trữ bắt buộc tới vốn khả dụng và chi phí vốn của các NHTM, từ đó ảnh hưởng tới khả năng huy dông và cung ứng
tín dụng cho nền kinh tế. Do vậy, trong cơ chế thị trường thì NHNN cần:
- Được hoàn thiện theo hướng nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn linh hoạt,hiệu quả.
- Có cơ chế quản lý DTBB thích hợp để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các TCTD.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần được điều chỉnh linh hoạt, phối hợp đồng bộ với việc điều chỉnh các công cụ khác của chính sách tiền tệ.
Ngoài ra, phải có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc thể hiện bằng lãi suất áp dụng trên số thiếu hụt bình quân của cả kỳ và lãi suất phạt này phải cao hơn so với các mức lãi suất khác để đảm bảo tất cả các tổ chức đều tuân thủ thực hiện.
III.2. Giải pháp đối với công cụ tỷ giá
Rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản về quản lý ngoại hối để tạo điều kiện thuận lợi thu hút kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý cho các cả nhân, tổ chức thực hiện, góp phần ổn định thị trường ngoại hối trong nước.
Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp quản lý chặt chẽ các luồng vốn vào – ra, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, phục vụ công tác quản lý điều hành thị trường ngoại hối, tỷ giá.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường và áo dụng các biện pháp điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thanh toán quốc tế (cơ chế kiểm soát các giao dịch vốn và giao dịch vãng lai) ; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên NH phù hợp với tín hiệu thị trường, có sự điều tiết của NN , đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị VND. Điều hành chính sách tỷ giá
theo chính sách thả nổi có điều tiết , thông qua mở rộng biên độ mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng từ +1% lên +2%.
Phân tích sâu, đầy đủ hơn các yếu tố thị trường trong và ngoài nước để đưa ra tỷ giá phản ánh đúng hơn sức mua của VND; sử dụng tỷ giá là công cụ chủ yếu điều tiết quan hệ cung cầu ngoại tệ,tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá liên ngân hàng và tỉ giá thị trường.
Cải cách công tác dự báo luồng ngoại tệ nhằm sử dụng tốt hơn dự trữ ngoại hối trong việc bình ổn tỷ giá và đảm bảo cân đối ngoại tệ cho các dự án quan trọng cam kết của chính phủ.
Đối với thị trường vàng: đẩy nhanh tiến độ tự do hóa thị trường sản xuất và buôn bán vàng, nâng cao chất lượng sản xuất vàng miếng, cho phép các doanh nghiệp và tổ chức có đủ năng lực và điều kiện tham gia thị trường , …..(theo điều 6, mục II, chỉ thị số 01/CT-NHNN).
III.3. Giải pháp đối với công cụ lãi suất
NHNN thông qua 3 công cụ cơ bản của chính sách tiền tệ là dự trữ bắt buộc,nghiệp vụ thị trường mở và nghiệp vụ tái chiếu khấu để tác động đến lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng phù hợp với lãi suất chủ đạo nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ.
Việc điều chỉnh lãi cần linh hoạt gắn với thị trường trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của cả người gửi tiền, TCTD và người vay tiền, tạo điều kiện tập trung tối đa các nguồn vốn để tài trợ cho sự phát triển kinh tế.
Do vậy để điều chỉnh lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay một cách phù hợp, các TCTD phải căn cứ vào các nhân tố: lợi nhuận bình
quân của các DN, sự biến động của quan hệ cung cầu, vốn đầu tư, mức độ lạm phát và diễn biến lãi suất trên thị trường.
NHNN cần tiếp tục duy trì điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi và lãi suất vay dài hạn cao hơn lãi suất tiền gửi và vay ngắn hạn nhằm huy động vốn dài hạn đầu tư cho nền kinh tế.
Việc duy trì các mức lãi suất ưu đãi cho các đối tượng dân cư gặp nhiều khó khăn là phù hợp; tuy vậy, Chính phủ cầ tìm các nguồn và kênh tài trợ hoạt động này ngoài hoạt động kinh doanh của các NHTM quốc doanh.
Duy trì mức chênh lệch giữa lãi suất nội tệ vs lãi suất ngoại tệ một cách hợp lý, từng bước giảm dần và đi đến chấm dứt hiện tượng “đô la hóa” trong thanh toán tại VN.
Hiện nay, chúng ta chưa thể tiến hành tự do hóa lãi suất, tuy vậy cần phải hướng theo mục tiêu đó và thực hiện từng bước bởi một lẽ đó là xu hướng tất yếu và khi đó vai trò quản lý vĩ mô của NN bằng công cụ lãi suất vẫn được thể hiện qua sự định hướng theo tín hiệu thị trường.
III.4. Giải pháp với chính sách tái chiết khấu
Cùng với xu hướng tự do hóa lãi suất thì vai trò của mức lãi suất tái chiết khấu sẽ ngày càng tăng lên, trở thành một công cụ gián tiếp điều tiết lãi suất thị trường một cách hữu hiệu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Hoàn thiện công tác dự báo: trong đó xác định khả năng dư hay thiếu vốn khả dụng của tổ chức tín dụng. Công việc này đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống dự báo về cả lượng và chất trong điều kiện những nội dung này chưa được áp dụng một cách có hiệu quả tại Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam.
Mở rộng danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch tái cấp vốn. Có thể chấp nhận các loại giấy tờ có giá của các doanh nghiệp hàng đầu trong nền kinh tế mũi nhọn, hoặc các loại giấy tờ có giá của các tổ chức có xếp hạng tín dụng tốt.
Hoàn thiện quy trình thủ tục tái cấp vốn:
- Thống nhất đầu mối phê duyệt đề nghị NHNN tái cấp vốn đối với các ngân hàng tại NHNN về một Vụ chức năng . Việc xử lý các đề nghị chiết khấu nên tập trung về Vụ Tín dụng để đảm bảo tính thống nhất, tránh phân tán.
- Khi điều kiện cơ sở hạ tầng cho phép, NHNN nên tính tới việc thực hiện tái cấp vốn qua mạng thông tin nhằm giảm bớt thời gian luân chuyển chứng từ xét duyệt.
Tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro đối với giấy tờ có giá sử dụng trong công cụ tái cấp vốn.
Phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng (qui mô,chất lượng) để NHNN có cơ sở chính xác hơn trong việc định ra mức lãi suất cho vay tái chiết khấu ,tạo ra tín hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM.
III.5. Giải pháp với công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Đẩy mạnh việc đổi mới điều hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở xem thị trường mở là công cụ được sử dụng rộng rãi nhằm duy trì lãi suất chủ đạo “lãi suất liên ngân hàng định hướng”; mở rộng việc kết nạp thành viên tham gia trên thị trường mở; đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường mở nhằm đáp ứng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và thị trường mua bán lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.
NHNN nên xem xét lại những văn bản pháp quy, các quy định liên quan đến TT mở để có thể điều chỉnh hoặc sửa đổi nhằm thu hút
thêm số lượng thành viên tham gia niêm yết, đa dạng hàng hóa cho thị trường, mở rộng hoạt động của TT mở để tiến tới hiện đại hóa hệ thống thanh toán liên NH.
Để phát triển thị trường mở theo hướng đưa nó trở thành công cụ hữu hiệu, linh hoạt nhất của CSTT của NHNNVN. Muốn vậy, cần phải:
- Theo dõi, tính toán, sự đoán vốn khả dụng của các NH, diễn biến lạm phát, lãi suất, đầu tư…để trên cơ sở đó NHNN có quyết định can thiệp vào thị trường mở như thế nào? ( nên mua hay bán GTCG, với loại nào, số lượng là bao nhiêu…).
- Nâng cao trình độ dựa báo, cải tiến chế độ cung cấp thông tin trong và ngoài ngành với sự phối hợp chặt chức của các đơn vị NHNN, các TCTD, các Bộ nghành liên quan (Bộ tài chính, Kho bạc Nhà nước).
- NHNN cần có các quy định rõ ràng về các công cụ, đối tượng tham gia TT mở và linh hoạt trong cơ chế mua bán tại TT mở.
- Thúc đẩy quá trình tạo hàng hóa cho nghiệp vụ TT mở: làm đại lý phát hành tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc, phát hành tín phiếu NHNN; cho phép NHTM phát hành các chứng chỉ tiền gửi… Muốn vậy, NHNN phải nắm được các hoạt động này đồng thời tạo ra tính “thanh khoản”, hấp dẫn cao của các công cụ trên TT mở.
- Đẩy mạnh tiến độ hiện đại hóa hệ thống thanh toán liên NH.
- Có cơ chế thích hợp để khuyến khích các TCTD coi nghiệp vụ TT mở là một “thói quen” hoạt động cửa họ.
- Để TT mở hoạt động có hiệu quả cần có sự phát triển đồng bộ của các thị trường khác đặc biệt là TTTT liên NH và TT thứ cấp.