Đánh giá thành công và những hạn chế trong việc áp dụng công cụ CSTT

Một phần của tài liệu Thực trạng tiền tệ trong ngân hàng từ năm 2008 2013 (Trang 37)

dụng công cụ CSTT

II.1. Về thành công

Năm 2008 đánh dấu sự phản ứng linh hoạt của NHNN trong

việc thay đổi chính sách tiền tệ để giúp nền kinh tế chống đỡ lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong 6 tháng đầu năm 2008, trong điều kiện lượng tiền trong lưu thông quá nhiều thì việc sử dụng CSTT thắt chặt như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%; phát hành tín phiếu để hút tiền về; tăng đồng loạt các trần lãi suất cơ bản, tái cấp vốn, tái chiết khấu là hoàn toàn đúng đắn cả về mặt lý thuyết và thực tế. Sự can thiệp quyết liệt của NHNN đã khiến lạm phát đã bị chặn đứng và bị đẩy lùi từ đỉnh điểm 3.91%/tháng (tương đương 25.2%/năm) trong tháng 5 xuống thấp hơn trong cá quý tiếp theo và thậm chí là âm trong các tháng cuối năm.

Trong 6 tháng cuối năm 2008, NHNN đã từng bước nới lỏng CSTT bằng các giải pháp linh hoạt. Sự linh hoạt được thể hiện ở chỗ tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc để góp phần giảm chi phí hoạt động tín dụng cho các TCTD; đồng thời bắt đầu giảm một loạt lãi suất để tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vay của khách hàng với lãi suất thấp hơn. Mặt khác tăng thêm tính thanh khoản cho TCTD thông qua thanh toán trước hạn tiền mua tín phiếu NHNN bắt buộc; sử dụng tín phiếu này để tiếp cận các kênh cho vay tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở của NHNN. Các công cụ trên đã tác động mạnh tới thị trường, làm tăng dần mức cung tiền cho nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng 2008 đạt khoảng 23%. Tăng trưởng tín dụng đã góp phần chặn đà suy giảm, ổn định kinh tế vĩ mô.

Năm 2009 NHNN điều hành CSTT theo hướng nới lỏng thận

trọng, trong đó công cụ lãi suất được điều chỉnh giảm 4 lần; tỉ lệ dự trữ giảm giảm 2 lần đã giúp các TCTD tăng lượng cung tiền đồng thời doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn. Thị trường tiền tệ từng bước được bình ổn, về cơ bản CSTT đã đạt được mục tiêu của năm 2009 là kiềm chế lạm phát từ mức 19,98% năm 2008 xuống còn 6,52%, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,2%.

Năm 2010 NHNN đã định hướng điều hành CSTT chủ động,

thận trọng và linh hoạt theo nguyên tắc thị trường nhằm ổn định thị

trường tiền tệ , đảm bảo khả năng thanh khoản của từng TCTD và cả hệ thống ngân hàng.Trong đó nổi bật là việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc; linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý và giảm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ cũng như tái cấp vốn trực tiếp cho NHTM có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ; mặt bằng lãi suất được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp; kết hợp với việc điều hành tỉ giá và thực hiện các biện pháp quản lý ngoại hối chống suy giảm dự trữ ngoại hối Nhà nước, kiểm soát nhập siêu và ngăn ngừa nguy cơ rủi ro về thanh khoản ngoại tệ và tỉ giá. Kết quả đạt được là lượng cung tín dụng tăng 29.81% (so với năm 2009), nguồn cung ngoại tệ được cải thiện, tăng trưởng kinh tế cao ở mức 6.78%

Năm 2011 NHNN vẫn theo đuổi CSTT chủ động, chặt chẽ và

thận trọng. Lượng tiền cung ứng được điều hành chặt chẽ từ đầu năm, qua đó kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức 12% và tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp (tăng khoảng 20%). Thanh khoản VND toàn hệ thống về cơ bản được đảm bảo. Đồng thời, việc điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, kết hợp với việc thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ trong nước, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ

chức và cá nhân tại TCTD đã góp phần giảm tình trạng đô la hóa, tăng niềm tin vào VND.; thị trường vàng cũng từng bước được ổn định, giảm sức ép lên tỷ giá.

Năm 2012 CSTT vẫn được duy trì theo hướng thận trọng hiệu

quả. Các mức lãi suất liên tục giảm đã giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt chi phí vốn vay để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Năm 2012 là một trong những năm hoạt động trên thị trường OMO đạt hiệu quả nhất và OMO trở thành công cụ chủ chốt để NHNN kiểm soát cung tiền và lạm phát. Việc bơm – hút một cách nhịp nhàng, linh hoạt trên thị trường OMO của NHNN trong năm đã giúp cho hệ thống ngân hàng “vượt bão” an toàn. Nhờ linh hoạt hút tiền về qua phát hành tín phiếu, lẫn hút ròng qua thị trường OMO NHNN đã không những trung hòa được khối lượng tiền VND trên thị trường mà còn giúp kiềm chế lạm phát một cách hiệu quả. Kết quả là tăng trưởng kinh tế đạt mức 5.03%, lạm phát được kiềm chế ở mức 6.81%.

Năm 2013 9 tháng đầu năm với việc thực hiện nghiêm chỉnh

các quy định về điều hành CSTT chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt; các công cụ đã được điều hành linh hoạt và đồng bộ. Trần lãi suất huy động giảm còn 7% giúp cho các ngân hàng hạ trần lãi suất cho vay, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn mới đã giúp dòng vốn lưu thông, từng bước phá tan tảng băng bất động sản, các vấn đề về hàng tồn kho, nợ xấu cũng dần được giải quyết.

II.2. Về hạn chế

Năm 2008: NHNN tung ra nhiều gói hỗ trợ thanh khoản cho

các ngân hàng, tuy nhiên chỉ có các ngân hàng lớn mới tiếp cận được, còn các NHTM quy mô vừa và nhỏ phải phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất cao hơn, khiến có thời điểm các NHTM thiếu vốn nghiêm trọng và phải tăng lãi suất lên cao trong

thời gian ngắn. Việc Chính phủ không dự đoán được tình hình khủng hoảng xảy ra nên việc áp dụng CSTT của NHNN được thực hiện trong bị động, đột ngột trong giai đoạn đầu tạo ra sú sốc lớn và gây ra các phản ứng tiêu cực tức thời của thị trường tiền tệ và của NHTM. Thêm vào đó, sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu trong ngắn hạn sẽ khiến cho nền kinh tế trong ngắn hạn không thể thực hiện được tất cả các mục tiêu của CSTT.

Năm 2009 Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, VND vẫn khan hiếm, biểu hiện ở áp lực tăng lãi suất, thanh khoản VND mỏng manh; các ngân hàng nhanh chóng lâm vào tình trạng thiếu vốn đồng thời đây cũng là năm thứ ba liên tiếp huy động tiền gửi của ngân hàng tăng chậm hơn so với vốn cho vay nền kinh tế nên tình hình lại càng căng thẳng. Nguyên nhân chính của những hạn chế trên là NHNN trong một số điều chỉnh còn chậm, chưa thực sự hoàn thiện các công tác nghiên cứu, dự đoán tình hình; các văn bản, chỉ thị đưa ra còn nhiều khe hở, tạo điều kiện cho một số người trục lợi; cùng với đó là việc thực hiện phối hợp giữa các giải pháp tiền tệ và công cụ CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác chưa hiệu quả.

Năm 2010 Tín dụng tăng rất mạnh vào quý 3, khiến NHNN

phải nỗ lực thắt chặt với liều lượng lớn trong một tình thế vội vã, phản ánh sự bất cập và điều hành giật cục của CSTT. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ giá làm cho giá vàng tăng đến mức cao, khiến giá các nguyên liệu đầu vào tăng, tạo áp lực về chi phí cho các doanh nghiệp. Đồng thời, việc điều chỉnh tỷ giá đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường vàng làm cho giá vàng tăng đến mức cao. Việc tăng tỷ giá giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuận lợi nhưng lại mang lại khó khăn cho việc nhập khẩu vì tình trạng nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất cao đẩy chi phí của các doanh nghiệp lên. Điều này

vừa làm lạm phát có thể tăng cao, vừa có thể ảnh hưởng đến nợ công của Việt Nam do tỷ giá tăng.

Năm 2011 Việc áp dụng hạn mức tín dụng cố định chung cho

tất cả các TCTD chưa phù hợp, khi TCTD hoạt động lành mạnh có thể tăng trưởng cao hơn và với các TCTD hoạt động yếu kém cần phải hạn chế tăng trưởng tín dụng. Tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất được áp dụng chung cho tất cả các loại hình TCTD chưa phù hợp với một số trường hợp có hoạt động kinh doanh đặc thù.

Trên thị trường ngoại hối, tình trạng đô-la hóa vẫn chưa được giải quyết triệt để, tín dụng ngoại tệ tăng cao, một số TCTD có hệ số sử dụng vốn vượt 100%, một số TCTD huy động vốn nước ngoài để tăng trưởng tín dụng cao, tiềm ẩn rủi ro khi các nguồn vốn nước ngoài bị rút đột ngột. Trên thị trường vẫn còn tình trạng các TCTD lách các quy định về tỷ giá làm tăng bất ổn trên thị trường ngoại hối.

Năm 2012 Việc quy định khách hàng có độ rủi ro càng cao thì

mức bù rủi ro càng lớn nên lãi suất cho vay đối với họ càng lớn, cộng thêm việc cào bằng lãi suất cho vay chênh lệch 3% lãi suất huy động đã khiến cho khác hàng có độ rủi ro cao khó tiếp cận được vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2013 Tăng trưởng tín dụng quý I/2013 và cả 6 tháng

2013 vẫn còn chậm do những vấn đề liên quan đến nợ xấu làm dòng tín dụng bị kẹt cho dù thanh khoản trong toàn hệ thống dồi dào; khả năng hấp thụ kém của nền kinh tế bởi sức cầu nội địa của nền kinh tế đã bị thu hẹp đáng kể.

Một phần của tài liệu Thực trạng tiền tệ trong ngân hàng từ năm 2008 2013 (Trang 37)