QĐ837/QĐ NHNN

Một phần của tài liệu Thực trạng tiền tệ trong ngân hàng từ năm 2008 2013 (Trang 27)

- Ở cả hai nghiệp vụ, NHNN đã hút ròng 95.466 tỷ đồng

2QĐ837/QĐ NHNN

1/2/2009 Giảm từ 9.5% về 8% Giảm từ7.5%về 6%

Duy trì mức lãi suất vừa phải để kích thích tăng trưởng kinh tế

2 QĐ837/QĐ-NHNN -NHNN 10/4/2009 Giảm về 7% Giảm về 5%

Tạo điều kiện cho các NH, DN vay vốn từ NHNN với lãi suất thấp hơn.

3 QĐ 2664 1/12/2009 Tăng lên 8%

6% Kiểm soát rủi ro về tăng trưởng nóng và lạm phát đang nổi lên trong nền kinh tế.

Nguồn ngân hàng nhà nước

Bên cạnh đó, NHNN thực hiện tái cấp vốn trực tiếp cho các NHTM bị thiếu hụt thanh khoản tạm thời (đây là các Ngân hàng nhỏ không có các loại CTCG theo quy định của NHNN để tham gia OMO); tái cấp vốn cho các NHTM để cho vay chi phí mùa vụ đối với khu vực nông nghiệp...

Năm 2010, nền kinh tế mặc dù đang phục hồi với tốc độ chậm

nhưng được kỳ vọng là sẽ có bước chuyển biến tích cực. Trong năm 2010, lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn là ổn định nhất, được giữ liên tục trong 10 tháng đầu năm ở mức 6%. 2 tháng cuối năm, cùng với mức tăng của lạm phát do sức mua của người dân cho dịp Tết nguyên đán tăng cao, thì lãi suất tái chiết khấu được điều chỉnh lên 7% và tái cấp vốn là 8%.

Năm 2011, nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức: giá các

nguyên liệu đầu vào tăng cao làm cho lạm phát trong nước bị đẩy lên. Đứng trước tình hình đó, NHNN đã tăng lãi suất tái cấp vốn và

tái chiết khấu ngay đầu năm với mức tăng lên 12% vào 8/3/2011 và lên đỉnh điểm 15%/năm vào tháng 5. (xem biểu đồ 13)

Biểu đồ 13: Diễn biến điều chỉnh lãi suất trong 6 tháng đầu năm 2011

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Đây là mức tăng kỷ lục thể hiện sự quyết liệt của NHNN trong việc kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo vai trò NHNN là người cho vay cuối cùng nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và điều tiết lãi suất thị trường.

Dấu hiệu căng thẳng thanh khoản trên hệ thống ngân hàng trong những tháng cuối năm 2011 tiếp tục kéo dài sang năm 2012 khiến NHNN duy trì áp dụng biện pháp hành chính là áp trần lãi suất huy động. Trước xu hướng giảm tốc của chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát kì vọng, NHNN đã bắt đầu kéo giảm đồng loạt các lãi suất chính sách và trần lãi suất huy động. Trong năm 2012, các lãi suất đã được giảm từ từ qua các tháng với mức giảm 1% đã giúp các ngân hàng dễ tiếp cận được với nguồn vốn hơn (xem bảng 3.4)

Bảng 3.2 Các thay đổi trong chính sách lãi suất của NHNN năm 2012

Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái chiết khấu

9% 7% 2646/QD-NHNN 24/12/2012 10% 8% 1289/QĐ-NHNN 29/6/2012 01/07/2012 11% 9% 1196/QĐ-NHNN 8/6/2012 11/06/2012 12% 10% 1081/QĐ-NHNN 25/5/2012 28/05/2012 13% 11% 693/QĐ-NHNN 10/4/2012 11/04/2012 14% 12% 407/QĐ-NHNN 12/3/2012 13/03/2012

Nguồn: ngân hàng nhà nước

Trong 6 tháng đầu năm 2013 Từ đầu năm 2013 đến nay, NHNN đã có hai lần điều chỉnh hạ mức lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn thông qua QĐ 643/QĐ- NHNN ngày 26/3 và QĐ 1073/QĐ-NHNN ngày 13/5.Theo đó, đến nay, các mức lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn được áp dụng lần lượt là 5%/năm và 7%. Điều này thể hiện định hướng điều hành CSTT nới lỏng của NHNN, tăng lượng tiền cung ứng trên thị trường nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng khi mà lạm phát đã nằm trong giới hạn có thể kiểm soát.

Bảng 3.3: Lãi suất TCV và TCK của NHNN từ đầu năm 2013 đến nay

Lãi suất tái chiết

khấu

Lãi suất tái cấp

vốn Văn bản quyết định Ngày áp dụng

5% 7% 1073/QĐ-NHNN 13-05-2013 6% 8% 643/QĐ-NHNN25/3/2013 26-03-2013 7% 9% 2646/QD-NHNN 24-12-2012 8% 10% 1289/QĐ-NHNN29/6/2012 01-07-2012 9% 11% 1196/QĐ-NHNN8/6/2012 11-06-2012 10% 12% 1081/QĐ-NHNN25/5/2012 28-05-2012 11% 13% 693/QĐ-NHNN10/4/2012 11-04-2012 12% 14% 407/QĐ-NHNN 13-03-2012

12/3/2012

Nguồn: NHNN Đánh giá sử dụng công cụ chính sách tái chiết khấu giai đoạn 2008-2013

 Tích cực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn 2008- 2013, NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả cặp lãi suất điều hành cùng với các công cụ chính sách tiền tệ khác, bước đầu đã kiềm chế lạm phát và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu khác của CSTT.

Thứ nhất, công cụ tái chiết khấu với việc quy định lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đã thể hiện vai trò linh hoạt của mình trong việc dễ dàng thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế.

Thứ hai, việc tăng các mức lãi suất điều hành trong công cụ chính sách tái chiết khấu đã giúp kiềm chế lạm phát. Trước bối cảnh lạm phát ở mức cao, sự can thiệp quyết liệt của NHNN cho thấy được chính kiến cũng như sự quyết tâm của toàn hệ thống ngân hàng trong việc kiềm chế lạm phát. Đặc biệt trong năm 2008 lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi từ đỉnh điểm 3,91%/tháng (tương đương 25,2%/năm) trong tháng 5 xuống các mức thấp hơn trong quý và thậm chí âm trong các tháng cuối năm. Tỷ lệ lạm phát cả năm 2008 chỉ còn là 19,89%.

 Hạn chế

Thứ nhất, việc tăng giảm đột ngột các lãi suất đã làm cho các NHTM có những thời điểm thiếu hụt trầm trọng về vốn, làm đẩy lãi suất liên ngân hàng lên quá cao trong thời gian quá ngắn, gây hỗn loạn thị trường.

Thứ hai, các công cụ chưa phát huy được hết hiệu quả do còn tùy thuộc vào quy mô nguồn vốn của ngân hàng

I.2.3. Công cụ dự trữ bắt buộc

Năm 2008, trong hai quý đầu của năm, cùng với những bất ổn

trên thị trường tài chính thế giới, tình hình kinh tế trong nước cũng diễn biến hết sức phức tạp. So với tháng 12 năm 2007, giá tiêu dùng tăng 17,18%, mức cao nhất so với nhiều năm trở lại đây. Đến cuối tháng 6, chỉ số lạm phát tuy có tăng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao nhất so với tháng 6 của nhiều năm trước (2,14%).

Trong bối cảnh trên, nhằm mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, NHNN đã tích cực thực hiện hút tiền từ lưu thông về trong đó có việc điều chỉnh tăng 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tất cả các kỳ hạn vào tháng 2/2008.

Biểu đồ 14: Điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi dưới 12

tháng của NHNN

Trong giai đoạn từ tháng 9 khi CPI chỉ tăng nhẹ ở mức 0,18% so với tháng trước và tháng 10 thì CPI có xu hướng giảm -0,19% thì NHNN đã linh hoạt điều chỉnh lãi suất tiền gửi DTBB từ 3% lên 5% và sau đó điều chỉnh mạnh nhất vào ngày 21/10/2008 với mức điều chỉnh tăng từ 5% lên 10% (Xem bảng). Đây là động thái điều hành linh hoạt của NHNN do vẫn cảnh giác với việc lạm phát có thể quay

trở lại nên NHNN chưa trực tiếp điều chỉnh tỷ lệ DTBB mà điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi DTBB.

Bảng 9: Lãi suất tiền gửi DTBB bằng VND

Ngày hiệu lực Văn bản quyết định Giá trị (/Năm)

5/7/2004 923/QĐ-NHNN 1,2% 1/9/2008 1907/QĐ-NHNN 3% 1/10/2008 2133/QĐ-NHNN 5% 21/10/2008 2321/QĐ-NHNN 10% 5/12/2008 2950/QĐ-NHNN 9% 22/12/2008 3162/QĐ-NHNN 8,5% 1/2/2009 174/QĐ-NHNN 3,6% 1/8/2009 1681/QĐ-NHNN 1,2%

Từ tháng 6/2008, sau khi đã thực hiện thành công vai trò kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất vẫn là một công cụ hết sức quan trọng. Từ tháng 10/2008, nhằm tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng trưởng kinh tế, NHNN đã điều chỉnh giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND và giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ.Đến ngày 20/11/2008, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các TCTD.

Năm 2009, ngay từ đầu năm, để hỗ trợ các TCTD tăng cường

cung ứng vốn cho nền kinh tế, chống suy giảm kinh tế, NHNN đã 2 lần điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB bằng VND đối với kỳ hạn dưới 12 tháng: từ 6% - 5% - 3% và 1 lần điều chỉnh giảm từ 2%-1% đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, điều chỉnh giảm từ 3% - 2% - 1% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng và giữ nguyên tỷ lệ DTBB 1% đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ được giữ nguyên như năm 2008, ở mức 7% đối với tiền gửi dưới 12 tháng, 3% đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên, để duy trì ổn định lãi suất ngoại tệ. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ là 6% đối với tiền gửi dưới 12 tháng, 2% đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên.

Đối với lãi suất tiền gửi DTBB bằng VND, NHNN điều chỉnh giảm từ 8,5%-3,6%-1,2%/ năm. Lãi suất đối với tiền gửi vượt DTBB bằng ngoại tệ giảm từ 0,5%/năm xuống 0,1%/năm. Việc điều chỉnh giảm các mức lãi suất như nêu trên là để phù hợp với các mức lãi suất điều hành khác của NHNN và khuyến khích các TCTD sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động từ nền kinh tế.

Năm 2010, gần như suốt năm 2010, lạm phát không còn là nỗi

lo, mà là thực tế đang phải đối mặt, thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND không thay đổi.

Tuy nhiên, để khuyến khích một số NHTM cho vay nông nghiệp và nông thôn ngày 08/12/2010, NHNN đã ban hành các thông báo số 457; 458; 459; 460; 461 về việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn cao theo Thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần Quốc Tế Việt Nam, NHTM cổ phần Kiên Long, NHTM cổ phần Mê Kông được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường. Với quy định này NHNN đã bổ sung thêm một cơ sở mới cho việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn tùy thuộc vào đối tượng đầu tư của các NHTM.

Năm 2011, Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ

để đảm bảo khả năng thanh toán, hỗ trợ tích cực vốn thanh khoản cho các tổ chức tín dụng (TCTD), ổn định thị trường tiền tệ:

Biều đồ 15: NHNN cố định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi

VND trong suốt thời gian dài từ 2009-2012 trong cả quá trình lạm phát cao năm 2011 và xu hướng thiểu phát 6 tháng 2012.

Năm 2011, NHNN vẫn duy trì các tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND ở mức thấp như năm 2010, cụ thể kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% nhằm thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về việc giảm dần lãi suất cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn lãi suất cho vay còn ở mức cao như thời gian vừa qua, nếu tăng tỷ lệ DTBB sẽ tăng chi phí đầu vào của nguồn vốn cho vay làm tăng lãi suất cho vay của các TCTD, nhưng NHNN có thể tăng lãi suất tiền gửi DTBB lên một mức hợp lý để bù đắp chi phí huy động vốn cho các TCTD, giảm áp lực tăng lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, lại liên tục được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng. Cụ thể:

- Ngày 9/4/2011 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 750/QĐ-NHNN điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt

buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng tăng từ 4% lên 6% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ tăng từ 2% lên 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

- Ngày 1/6/2011 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng, với mức cao nhất là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Bên cạnh đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

- Sau đó ngày 1/9/2011 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng lên 8% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi dưới 12 tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

Trong năm 2012, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi VND tại hầu

hết các tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, NHTM nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương) duy trì ở 3% với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng, 1% với tiền gửi trên 12 tháng. Với Ngân hàng Agribank và Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1%.

Các tổ chức tín dụng bao gồm Ngân hàng Thương mại cổ phần Mê Kông (MDB), Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank) được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND bằng 1/5 tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi. Nguyên nhân là do các tổ chức tín dụng nói trên đã

có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm 2011 từ 40% đến 70% nên theo điểm b, khoản 1, điều 1, Thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND bằng 1/5 tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi. Mức dự trữ bắt buộc trên được áp dụng từ tháng 2/2012 đến tháng 7/2012.

Năm 2012 tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ không có thay đổi sau lần điều chỉnh cuối cùng vào tháng 9/2011. Cụ thể như sau:

Tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng Tiền gửi ngoại tệ kỳ han 12 tháng trở lên

Ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

8% 6%

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ Tín dụng nhân dân

Trung ương, ngân hàng hợp tác 7% 5%

Năm 2013: Từ đầu năm đến nay, NHNN vẫn giữ nguyên quy định về dự trữ bắt buộc đối với các NHTM.

Một phần của tài liệu Thực trạng tiền tệ trong ngân hàng từ năm 2008 2013 (Trang 27)