II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DỆT MAY Ở VIỆT NAM TỪ
2. Xây dựng và quản lý thực hiện các cơ chế, chính sách
2.1. Chính sách thuế và các ưu đãi tài chính
Mục tiêu của chính sách thuế và các ưu đãi về tài chính là tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn thông qua việc áp dụng tỉ lệ thuế thấp, thời gian, mức độ miễn giảm thuế đảm bảo được cho việc tăng tỉ lệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo Luậtđầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, các nhà đầu tư phải nộp thuế lợi tức từ 10% đến 25%. So với các nước trong khu vực, đây là mức thuế ưu đãi. Nếu đầu tư vào miền núi, vùng xa thì mức thuế lợi tức có thể thấp hơn. Ngoài ra nhà đầu tư nước ngoài có thể được miễn và giảm thuế trong những điều kiện nhất định. Việc miễn thuế có thể diễn ra trong 2-3 hoặc 4 năm đầu hoạt động. Việc giảm thuế 50% cho 2 năm tiếp theo và tối đa là 4 năm. Tổng thời gian miễn, giảm thuế là 8 năm. Nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển lợi nhuận về nước phải nộp thuế chuyển lợi nhuận về nước với mức thuế từ 5% đến 10%. Nếu nhà đầu tư nước ngoài sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì thuế chuyển lợi nhuận này được hoàn trả lại.
Các trường hợp khuyến khích đầu tư thông qua thuế lợi tức được thực hiện như sau:
Thứ nhất, thuế lợi tức 20% áp dụng với các dự án Dệt - may có 2 trong số các tiêu chuẩn sau:
- Sử dụng công nghệ tiên tiến - Xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm
- Vốn pháp định hoặc vốn góp để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh có ít nhất 10 triệu USD.
Thứ 2, thuế lợi tức 15% áp dụng đối với các dự án:
Đầu tư vào miền núi và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, dự án BOT.
Thứ 3, thuế lợi tức 10% áp dụng đối với các dự án đặc biệt quan trọng. Quy trình thực hiện các quy định này bộc lộ những hạn chế nhất định. Trước hết việc đưa ra các mức thuế không cụ thể dẫn đến tình trạng tuỳ tiện trong việc áp dụng. Thứ hai, thủ tục hoàn thuế phức tạp và không kịp thời làm giảm tác dụng khuyến khích của các loại công cụ tài chính. Thứ ba, mức độ ưu đãi chưa thể hiện rõ gắn với định hướng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của nền kinh tế. Thứ tư, nhiều dự án có nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư chưa được khuyến khích thoả đáng.
Luậtđầu tư năm 1996 đã sửa đổi, bổ sung nhất định những thiếu sót trên. Trước hết các ưu đãi về tài chính được áp dụng với các tiêu chuẩn khuyến khích nhiều hơn, rõ ràng hơn về thời hạn, lĩnh vực. Các dự án được phân loại thành các nhóm khác nhau là các nhóm bình thường, các dự án khuyến khích đầu tư, các dự án có nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư và các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư. Thời hạn miễn thuế lợi tức cũng được kéo dài tối đa 8 năm, doanh nghiệp có quyền chuyển khoản lỗ của bất kỳ năm thuế nào sang năm tiếp theo và được bù khoản lỗ đó bằng lợi nhuận của những năm tiếp theo nhưng không được quá 5 năm. Thuế suất lợi tức trong các trường hợp khuyến khích được áp dụng như sau:
Trường hợp 1: Mức thuế lợi tức 20% áp dụng đối với các dự án Dệt - may có một trong các tiêu chuẩn sau:
- Xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm. - Sử dụng 500 lao động trở lên. - Sử dụng công nghệ tiên tiến.
Mức thuế suất trên được áp dụng trong 10 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp 2: mức thuế suất lợi tức 15% áp dụng đối với các dự án có một trong các tiêu chuẩn sau:
- Xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm
- Đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế, xã hội và tự nhiên khó khăn.
Chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
- Các dự án có hai trong các tiêu chuẩn ở trường hợp 1.
Mức thuế suất lợi tức 15% được áp dụng trong 12 năm kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trường hợp 3: mức thuế suất 10% áp dụng đối với các dự án đầu tư vào vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Mức thuế này được áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất Chính phủ quy định mức thuế lợi tức áp dụng như sau:
Đối với doanh nghiệp chế xuất tỉ lệ thuế lợi ứ là 10% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 4 năm (hoạt động sản xuất);
Đối với doanh nghiệp khu công nghiệp, tỉ lệ thuế lợi tức là 15% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp xuất khẩu dưới 50% sản phẩm và được miễn thuế lợi tức 2 năm; trường hợp xuất khẩu từ 50-80% thì được giảm 50% thuế lợi tức cho 2 năm tiếp theo; 10% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu trên 80% sản phẩm thì được miễn thuế 2 năm và giảm thuế 2 năm tiếp theo. Bên cạnh việc miễn giảm thuế lợi tức, việc hoàn thuế lợi tức cũng được coi trọng.
Luậtsửa đổi bổ sung năm 2000 đã quy định thêm một số những ưu đãi khác cho nhà đầu tư:
Mức 15% cho các dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư; đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
Mức 10% áp dụng với các dự án có một trong các tiêu chuẩn sau: - Có 2 trong các tiêu chuẩn trên tại trường hợp 15%.
- Đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư.
- Doanh nghiệp chế xuất
Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi trên được áp dụng suốt thời hạn thực hiện dự án đầu tư đối với dự án đáp ứng một trong các tiêu chuẩn:
Thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư. Đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Mức thuế suất 10% được áp dụng 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh trừ các dự án thuộc diện ưu đãi suốt thời hạn hoạt động đã được quy định. Mức thuế suất 15% và 20% được áp dụng tương ứng trong 12 năm và 20 năm.
Nhìn chung chính sách thuế về các khuyến khích tài chính đã đạt được mục tiêu đặt ra trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Dệt - may. Chính sách thuế này đã hấp dẫn hơn so với đầu tư trong nước. Tuy nhiên các loại thuế áp dụng đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn chồng chéo, nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải đóng nhiều loại phí, lệ phí khác nhau.