III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI FDI TRONG NGÀNH DỆT MAY.
1. Nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đối với công tác xúc tiến vận động đầu tư.
ngoài và đối với công tác xúc tiến vận động đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Dệt - May là một bộ phận không tách rời, gắn bó hữu cơ song không phải là mô hình thu nhỏ của ngành Dệt - May Việt Nam. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Dệt - May Việt Nam, sắp xếp và định hướng các nguồn vốn đầu tư phát triển vào việc thực hiện các dự án phù hợp với đặc thù của từng nguồn vốn. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài (đặc biệt là hình thức 100% vốn nước ngoài) định hướng chủ yếu vào các dự án thuộc lĩnh vực sợi - Dệt cần vốn đầu tư lớn, công nghệ tương đối hiện đại, có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận thoả đáng. Các dự án thuộc lĩnh vực may mặc vốn đầu tư nhỏ, khả năng thu hồi vốn nhanh, công nghệ, độ rủi ro thấp nên định hướng cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư hoặc đầu tư nước ngoài có điều kiện (công nghệ, tỉ lệ xuất khẩu...).
Công tác vận động xúc tiến đầu tư cần được đổi mới cơ bản về nội dung và phương pháp thực hiện. Trước hết cần xác định đây là công việc, trách nhiệm của Nhà nước. Ngân sách Nhà nước cần giành một phần thoả đáng cho công tác này, tập trung phối hợp giữa các đầu mối thuộc Bộ Thương Mại, Bộ Ngoại giao, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam kể cả việc duy trì hoạt động của một số văn phòng xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản...
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển ngành, sản phẩm, lãnh thổ và danh mục dự án kêu gọi đầu tư được chuẩn bị kĩ, các ngành, các địa phương cần chủ động tiến hành vận động, xúc tiến đầu tư một các cụ thể, trên từng dự án với các chính sách và cơ chế quy định thống nhất của Nhà nước, hướng vào các khu vực và các nhà đầu tư có tiềm năng, tránh việc vận động nặng về hô hào chung chung như trước đây.
- Đối với các đối tác có tiềm năng lớn về tài chính và công nghệ như các tập đoàn xuyên quốc gia và các nước G7; các dự án lớn, sử dụng nhiều lao động,
tỉ lệ xuất khẩu cao, công nghệ hiện đại... Cần xây dựng chương trình xúc tiến riêng, áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt.