- Khi tàu vào cảng
Chương 3 Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm quản trị hiệu quả nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tại công ty Mol Logistics
3.2.1. Dự báo về nhu cầu dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Chiều dài bờ biển 3260 km, cùng với 71 cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước và nằm ở vị trí trung chuyển cho nhiều tuyến vận tải lớn từ Đông sang Tây và ngược lại, đặc biệt là vị trí trung tâm của 3 cảng chuyển tải
lớn nhất khu vực, đó là cảng Singapore, Hồng Kụng và Kaoshiung. Đây là một ưu điểm mà không phải nước nào cũng có được, cho phép chúng ta tiến hành các dịch vụ hàng hải một cách thuận lợi.
Bên cạnh đó, Chính phủ nước ta dành sự quan tâm khá đặc biệt cho sự phát triển của ngành vận tải biển. Nhà nước đã đầu tư nhiều cho việc xây dựng cảng biển, hệ thống kho bãi, phương tiện phục vụ cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng đường sá cũng được nâng cấp, rất thuận tiện cho việc chở hàng ra cảng và chở hàng từ cảng vào sâu trong nội địa.
Theo quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng năm 2030, tổng chi phí cho đội tàu, các trung tâm phân phối hàng hóa dịch vụ Logistics từ nay đến năm 2020 khoảng 270.000 – 290.000 tỷ đồng.
Thương mại quốc tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 15 năm trở lại đây từ sau khi mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới(WTO). Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đều đặn khoảng 8%/năm là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 20% đến 25% năm. Giao thương hàng hóa tăng trưởng nhanh chóng, và trong đó chủ yếu vận chuyển bằng đường biển là những tiền đề quan trọng để phát triển ngành vận tải biển Việt Nam.
Bảng 3.1 Giá trị sản lượng dự toán của ngành giao nhận vận tải Việt Nam đến năm 2020
( Đơn vị: Tỷ USD)
Giá trị 2010 2015 2020
Giá trị sản lượng
Trong đó SL đường biển 45952987 74004951 119187634
Nguồn: Viện khoa học kinh tế giao thông vận tải
Ta thấy rằng con số dự báo cho toàn ngành giao nhận vận tải là rất khả quan, tăng bình quân 10%/năm nhưng với riêng giá trị sản lượng giao nhận bằng đường biển, các nhà dự báo cho rằng về khối lượng hàng hóa sẽ vẫn tăng nhưng về giá trị thì tỷ trọng trong tổng giá trị giao nhận có xu hướng giảm cho dù các con số tuyệt đối vẫn tăng đều. Tỷ trọng này sẽ san xẻ cho ngành hàng không và đường sắt liên vận quốc tế.
Cho dù như vậy cũng không có cơ sở nào để cho rằng ngành vận tải biển sẽ không phát triển mạnh trong những năm tới bởi không ai có thể phủ nhận được những ưu điểm
của phương thức vận tải này, đồng thời Việt Nam cũng có những ưu thế riêng rất thuận lợi cho ngành này.