Phát triển thị trường vốn

Một phần của tài liệu dien bien thi truong tai chinh nam 2012 va giai phap phat trien (Trang 34 - 37)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 3.1 Triển vọng cho thị trường tài chính năm

3.3Phát triển thị trường vốn

Để tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu, trong năm 2013 cần thực hiện các nhóm giải pháp sau:

Về chính sách: Chính phủ sớm ban hành khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động của các Tổ chức định mức tín nhiệm để từng bước chuyên nghiệp hóa các hoạt động hỗ trợ của thị trường trái phiếu. Chính phủ ban hành khuôn khổ pháp lý đối với việc hình thành và phát triển chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện để mở rộng cơ sở nhà đầu tư của thị trường trái phiếu, khuyến khích đầu tư kỳ hạn dài để giảm rủi ro tái cấp vốn cho NSNN. Nghiên cứu, xây dựng Đề án thanh toán trái phiếu qua NHNN để giảm thời gian thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trái phiếu, giảm rủi ro tín dụng trong các giao dịch trái phiếu. Ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán, trong đó quy định chi tiết việc huy động vốn của các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra công chúng.

Về điều hành thị trường: Xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phù hợp với nhu cầu vốn và khả năng huy động thực tế của thị trường. Đồng thời, kế hoạch huy động sẽ được công khai theo năm, quý tháng. Lịch biểu phát hành dự kiến được công bố ngay từ đầu năm theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BTC.

Triển khai việc phát hành trái phiếu theo hình thức đấu thầu, phát hành bổ sung; tổ chức các đợt hoán đổi trái phiếu để giảm dần mã trái phiếu, xử lý các trái phiếu không có hoặc có ít thanh khoản, và hình thành các mã trái phiếu có dư nợ lớn để tăng thanh khoản và tạo trái phiếu chuẩn; thí điểm tổ chức đấu thầu đa giá đối vởỉ các kỳ hạn phát hành phù hợp; và tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu phù hợp với các chuẩn mực quốc tế đối với các kỳ hạn mới, nhu cầu đầu tư chưa nhiều. Từng bước hình thành các tổ chức tạo lập thị trường hỗ trợ cho thanh khoản thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Rà soát chính sách thuế, phí, ngoại hối để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường trái phiếu. Rút ngắn thời gian thực hiện đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu từ T+5 xuống T+4.

Từng bước thực hiện tái cấu trúc thị trường trái phiếu: Hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam mà trọng tâm là thị trường trái phiếu Chính phủ, trên cơ sở đó sẽ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Phát triển hệ thống các nhà đầu tư tổ chức cho thị trường trái phiếu: Bên cạnh các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các nhà đầu tư trong tương lai trên thị trường trái phiếu bao gồm các quỹ thị trường tiền tệ, quỹ đầu tư trái phiếu, các quỹ hưu trí. Nên phát triển các định chế trung gian theo hướng:

Nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tham gia như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam.

Tăng tính chuyên nghiệp trong họạt động của các tổ chức trung gian để phù hợp với năng lực quản lý và quy mô vốn và thông lệ quốc tế.

Xây dựng hệ thống các tiêu chí giám sát, quản lý đối với hoạt động của các công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát.

Mở rộng phạm vi hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về đăng ký, lưu ký chứng khoán, thực hiện liên kết với thị trường tiền tệ. Xây dựng cơ chế quản lý, phối hợp giữa điều hành ngân quỹ và quản lý nợ, đảm bảo thanh khoản cho NSNN với chi phí và rủi ro thấp nhất.

Các giải pháp đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam lộ trình đến năm 2020:

Trong đó, về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, gồm các giải pháp sau đây: - Nghiên cứu trình Chính phủ:

+ Cơ chế, chính sách về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty định mức tín nhiệm tại thị trường trong nước (khung thời gian năm 2013).

+ Cơ chế, chính sách về hình thành và phát triển quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện (khung thời gian từ năm 2013-2015).

+ Cơ chế, chính sách về quản lý ngân quỹ để gắn quản lý ngân quỹ với quản lý nợ và phát triển thị trường trái phiếu chính phủ (khung thời gian từ năm 2013-2014).

+ Cơ chế, chính sách về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương theo hướng thống nhất địa điểm đấu thầu trái phiếu chính phủ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, thiết lập cơ chế nhà tạo lập thị trường trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp trái phiếu chính phủ và cơ chế thanh toán trái phiếu qua Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo sự thống nhất của thị trường (2015-2016).

+ Cơ chế, chính sách về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hướng rà soát lại điều kiện phát hành trái phiếu trên cơ sở xem xét việc quy định bắt buộc có hệ số tín nhiệm đối với các đợt phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước sau khi cơ chế về xếp hạng tín nhiệm được ban hành (năm 2015-2016).

+ Cơ chế chính sách về: thẩm quyền của Bộ Tài chính trong việc quản lý rủi ro danh mục trái phiếu chính phủ; hạn mức và thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; hạch toán và trích lập dự phòng giảm giá công cụ tài chính theo giá thị trường; cơ chế mua lại, cho vay trái phiếu chính phủ; các sản phẩm phái sinh trái phiếu; và cho phép sử dụng trái phiếu chính phủ làm công cụ dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại.

- Cơ chế, chính sách khác:

+ Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ về cơ chế phối hợp giữa việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và phát hành tín phiếu kho bạc nhằm đảm bảo sự phát triển thống nhất của thị trường và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ (năm 2013-2020).

+ Rà soát, đánh giá về các khung khổ luật pháp có liên quan đến phát triển thị trường trái phiếu để sửa đổi bổ sung, bao gồm: chính sách giao dịch kỳ hạn trái phiếu, chính sách thuế và phí giao dịch (năm 2013-2016).

+ Nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn về phát hành trái phiếu chính phủ theo lãi suất thả nổi, theo chỉ số, và các sản phẩm trái phiếu phái sinh khi điều kiện cho phép (năm 2015-2016).

+ Nghiên cứu cơ chế giao dịch trái phiếu chính phủ ngay sau phiên đấu thầu/bảo lãnh nhằm tăng tính thanh khoản của trái phiếu sau khi có khuôn khổ pháp lý và hệ thống công nghệ thông tin, cơ chế thanh toán đáp ứng đủ điều kiện cho phép thực hiện nghiệp vụ này (năm 2013- 2014).

+ Xây dựng cơ chế pháp lý để Bảo hiểm tiền gửi mua trái phiếu chính phủ theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (năm 2013-2015).

Một phần của tài liệu dien bien thi truong tai chinh nam 2012 va giai phap phat trien (Trang 34 - 37)