Tổng sản lượng khai thác khí thiên nhiên tại Việt Nam đạt mức 8,24 tỷ m3 vào năm 2012 và dự kiến tăng lên 13,52 tỷ m3 vào năm 2020.
a) Nguồn cung khí Cửu Long:
Nguồn cung khí từ bể Cửu Long gồm các mỏ: Bạch Hổ, cụm mỏ Rồng/Đồi Mồi, Sư Tử Đen/Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng (khai thác thử), Rạng Đông, Phương Đông, Tê Giác Trắng, Cá Ngừ Vàng, Hải Sư Trắng/Hải Sư Đen.
Nguồn: Ban Khí PVN, 2012
Hình 1.7.Sản lượng cung cấp khí Cửu Long giai đoạn 2012 – 2025
Sản lượng khí Cửu Long cung cấp cho các hộ tiêu thụ khu vực Đông Nam Bộ sẽ giảm dần từ 1,62 tỷ m3 vào năm 2013 xuống dưới 0,3 tỷ m3 vào năm 2025. Hiện nay, hộ tiêu thụ chính của nguồn khí Cửu Long là các nhà máy điện, đạm khu vực Bà Rịa và Phú Mỹ.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khí ngày càng cao cho sản xuất công nghiệp, nguồn cung khí cho khu vực Bình Thuận/Bà Rịa – Vũng Tàu trong tương lai sẽ được bổ sung từ việc thu gom, khai thác khí tại bể Phú Khánh từ sau năm 2017. Dự kiến công suất cung cấp khí mỗi năm từ bể Phú Khánh đạt khoảng 2 tỷ m3 khí.
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 (Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 30/3/2011),
Ban Khí PVN
Hình 1.8.Sản lượng cung khí tiềm năng từ KV bể Cửu Long và Phú Khánh
b) Nguồn cung khí Nam Côn Sơn:
Khí thiên nhiên bể Nam Côn Sơn được khai thác từ các mỏ: Lan Tây/Lan Đỏ, Rồng Đôi/Rồng Đôi Tây, Chim Sáo thuộc các lô 06-1, 11-2, 12w, sau đó được vận chuyển thông qua tuyến ống Lan Tây – Dinh Cố cung cấp cho các hộ tiêu thụ khu vực Đông Nam Bộ. Sau năm 2014, nguồn cung khí Nam Côn Sơn sẽ được bổ sung một lượng khí trung bình khoảng 3 tỷ m3/năm từ đường ống Nam Côn Sơn số 2. Hệ thống tuyến ống Nam Côn Sơn số 2 vận chuyển khí thiên nhiên từ khu vực mỏ Hải Thạch/Mộc Tinh, Thiên Ưng tiếp bờ tại Long Hải.
Nguồn: Ban Khí PVN, 2012
Hiện tại, nguồn khí Nam Côn Sơn số 1 đang được tách Condensate tại GPP Nam Côn Sơn. Phần khí khô sau khi tách sẽ được đưa về GDC Phú Mỹ cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong khu vực Phú Mỹ, Nhơn Trạch và Hiệp Phước. Từ sau năm 2018, nguồn cung khí cho khu vực Đông Nam Bộ sẽ được bổ sung từ đường ống Nam Côn Sơn số 2. Theo đó, tổng sản lượng khí cung cấp từ hai hệ thống đường ống cung cấp khoảng 10 tỷ m3/năm.
c) Nguồn cung khí Malay – Thổ Chu:
Từ năm 2007, hệ thống đường ống PM3 – Cà Mau đi vào hoạt động, vận chuyển khí thiên nhiên từ lô PM3 – CAA về Cà Mau cung cấp cho các hộ tiêu thụ vùng Tây Nam Bộ. Để đảm bảo nguồn cung khí, từ sau năm 2018, hệ thống đường ống lô B – Ô Môn sẽ đi vào vận hành, bổ sung một lượng khí cung cấp cho khu vực này.
Nguồn: Ban Khí PVN, 2012
Hình 1.10.Sản lượng cung cấp khí Malay – Thổ Chu giai đoạn 2012 – 2025
d) Nguồn cung khí miền Bắc:
Khí thiên nhiên từ các mỏ Thái Bình, Hoàng Long, Hắc Long, Hắc Long Bắc dự kiến sẽ cung cấp khoảng 0,4 tỷ m3 khí/năm cho các hộ tiêu thụ công nghiệp khu vực Bắc Bộ.
Nguồn: Ban Khí PVN, 2012
Hình 1.11.Sản lượng cung cấp khí cho KV Bắc Bộ giai đoạn 2012 – 2025