II. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng thủcông mỹnghệ trong thời gian qua
2. Phân tích hoạt động xuất khẩu thủcông mỹnghệ
2.4. Khả năng cạnh tranh của Côngty về mặt hàng thủcông mỹnghệ
Kinh doanh trên thị trường quốc tế, Công ty phải cạnh tranh với rất nhiều các đối thủ nước ngoài chủ yếu như Trung Quốc, Thái Lan, Philipin, Indonexia... về sản phẩm hàng mây tre và lá và gốm sứ của Công ty được csc bạn hàng đánh giá không thua các nước lân cận. Chất lượng sản phẩm tương đối đông đều và ít thay đổi
Qua nhiều đợt hàng. Do nguyên liệu được sử lý kỳ nên sản phẩm ít bị cong vênh, nứt nẻ khi gặp khí hậu khô. Còn đối với các sản phẩm sứ hàng Trung Quốc hoàn toàn thắng thể trong cạnh tranh. hàng sứ Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng thế giới trong nhiều thế kỷ qua. Các sản phẩm có chất lượng tốt, men trắng đẹp. Còn về gốm Malaisia và Trung Quốc là hai nước sản xuất có quy mô lớn, có hệ thống bán hàng quốc tế chuyên nghiệp. Thế nhưng, nguyên liệu của họ xấu hơn chúng ta nên các sản phẩm thu mua từ Đồng Nai, Bình Dương hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh bằng sản phẩm. Công ty đã có nhiều cố gắng tìm kiếm thêm nhiều nguồn hàng để làm phong phú danh mục sản phẩm. Nhưng nhìn chung các kiểu dáng chưa đáp ứng được yêu cầu và luôn thay đổi của thị trường. Chính vì thế hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đang mất dần sức hấp dẫn và là nguyên nhân của sự giảm sút khả năng tiêu thụ sang các thị trường truyền thống như Chi Lê, Nhật trong khi giai đoạn đầu tại các thị trường này giá trị xuất khẩu rất cao.
Về mặt giá cả, giá bán của Công ty đưa ra thường phải đảm bảo được mức lợi nhuận 1% trong giá trị hàng bán. Như vậy chính sách giá của Công ty được xây dựng dựa trên chi phí là chủ yếu chưa chú ý đến việc cạnh tranh. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là hàng của Công ty cao giá hơn của các nước khác, đặc biệt hàng Trung Quốc do được trợ cấp xuất khẩu lên giá cả của họ thường thấp hơn 10% ở một số thị trường chiếm ưu thế về giá cả của các nước lân cận do họ được hưởng các ưu đãi về thuế.
Về mặt dịch vụ, sau khi nhận được đơn hàng, Công ty nhanh chóng thu mua chuẩn bị hàng hoá, luôn đảm bảo cung ứng hàng hoá đầy đủ đúng tiến độ đã ký kết, giúp khách hàng không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Đối với người mua là các trung tâm bán lẻ, Công ty thường tổ chức đóng gói, làm đồng bộ hàng hoá để hàng hoá đến tay người sử dụng một cách thuận tiện nhất. Đối với khách hàng lâu năm, có uy tín và có đơn hàng nhỏ, Công ty có thể sử dụng phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền hoặc nhờ thu đổi chứng từ để giúp khách hàng có thể tiết kiệm hơn so với việc mở L/C. Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn, trong điều kiện nguồn vốn eo hẹp, Công ty khó có thể cho các khách hàng nước ngoài trả chậm như một số đối thủ cạnh tranh khác đang sử dụng.
Một bất lợi trong cạnh tranh của Công ty đó là chuyên môn hoá mặt hàng kinh doanh này. Các Công ty Banotex, Antex, Thăng Long hầu như chỉ hoạt động trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ nên phần lớn các nguồn lực của họ tập trung vào kinh doanh các sản phẩm liên quan đến mặt hàng này. Trong khi đó ở Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm chỉ có một phòng ban đảm nhận mặt hàng này. Đây chính là bất lợi vì các bạn hàng thường chú ý, tập trung quan hệ với các Công ty lớn. Vì thế, hàng năm Banotex xuất được từ 5,12
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNGXUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ