Đảng lãnh đạo công tác sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong các công ty cổ phần ngành dệt - may Việt Nam hiện nay (Trang 46)

- Tham gia xây dựng và lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh

Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được thì vấn đề quan trọng hàng đầu là việc xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Trong DNCP, Đảng chỉ giữ vai trò lãnh đạo thông qua những chủ trương lớn. Bởi lẽ, trong loại hình kinh tế này vai trò quyết định mọi nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thuộc về Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc. Việc tổ chức cơ sở Đảng tham gia lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp cổ phần thể hiện ở các nội dung như: Tham gia xây dựng mục tiêu phương hướng SXKD của doanh nghiệp, tham gia thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tham gia vào phân phối lợi ích trong doanh nghiệp; tham gia thực hiện nhiệm vụ ANQP; lãnh đạo đảng viên, người lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ… Tuy không có quyền quyết định trực tiếp nhưng các cấp uỷ đảng có thể thông qua đảng viên giữ cương vị chủ chốt của đơn vị, thông qua đảng viên là các cổ đông của công ty và các ý kiến của người lao động để thuyết phục lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện ý tưởng của mình. Thực chất đó là sự phát huy cao nhất vai trò lãnh đạo của đảng thông

qua tập thể đảng viên và quần chúng của Đảng mà nòng cốt là những đảng viên cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp.

Các TCCSĐ đã tập trung trí tuệ, thời gian để thực hiện nhiệm vụ tham gia góp phần vào việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển sản xuất của doanh nghiệp theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, hoàn thành nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Theo điều tra ý kiến của công nhân lao động, câu hỏi là TCCSĐ có cần thiết trong DNCP không? 79% trả lời có, 15% trả lời không và 6% không có ý kiến gì. Về vai trò của TCCS đảng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, 64% số được hỏi cho rằng TCCSĐ đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn, 9% cho rằng TCCSĐ cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, 10% cho rằng không vai trò gì, 17% không ý kiến gì.

Khi thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này trong điều kiện mới, cơ chế quản lý của Nhà nước đã có sự đổi mới theo hướng các doanh nghiệp tự chủ trong SXKD, xoá triệt để cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá trước đây, các doanh nghiệp phải tự mình xác định hướng đi mới, thích ứng, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Hàng loạt các vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp phải giải quyết. Đó là SXKD cái gì, bao nhiêu, tiêu thụ ra sao, đổi mới trang thiết bị thế nào, sắp xếp lại lao động và giải quyết tình trạng lao động dôi dư, rồi đào tạo, đào tạo lại cán bộ… luôn là những vấn đề đặt ra thường xuyên, có vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp. Nhưng với quyết tâm cao, TCCSĐ đã cùng với HĐQT và giám đốc doanh nghiệp dành nhiều thời gian nhằm tìm ra những giải pháp cụ thể, toàn diện. Nhìn chung, tư tưởng chỉ đạo trong mỗi doanh nghiệp là đảm bảo việc làm, đời sống cho cán bộ, công nhân, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước là mục tiêu bao trùm nhất. Các giải pháp phát triển sản xuất, phương hướng kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, đổi mới cơ chế quản lý trong nội bộ doanh nghiệp… đều hướng tới mục tiêu bảo toàn vốn, khai thác mọi tiềm năng sẵn có của đơn vị, khai thác mạnh mẽ những lợi thế để phát triển doanh nghiệp. Nhiều giải pháp đề ra không thuần tuý vì lợi nhuận,

không thể theo những quy luật khắt khe của cơ chế thị trường nhất là việc giải quyết vấn đề xã hội của doanh nghiệp, vấn đề bố trí lao động, bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhiệm vụ chính trị trọng tâm là SXKD đều xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân, do đó dễ được công nhân tiếp nhận và có ý thức cao trong việc thực hiện các chủ trương của cấp uỷ đảng. Sự gắn bó giữa công nhân với doanh nghiệp và giữa công nhân đối với sự lãnh đạo của đảng bắt nguồn và tồn tại bền chặt chính từ việc xác định nhiệm vụ chính trị một cách đúng đắn.

Động lực để doanh nghiệp tồn tại và phát triển suy cho cùng là vấn đề lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế. Vấn đề được coi trọng hàng đầu là lợi ích của doanh nghiệp - cơ sở để đem lại lợi ích từng thành viên trong doanh nghiệp. Các chính sách khuyến khích cho từng thành viên trong doanh nghiệp được quan tâm thường xuyên và trở thành động lực mạnh nhất cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi ích nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp cho Nhà nước phải được đảm bảo đầy đủ, đúng quy định.

Có thể lấy dẫn chứng từ sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở Công ty Cổ phần May Đức Giang trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từ năm 2001 - 2005 như sau: TT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm Tăng trưởng bình quân 5 năm (%) 2001 2002 2003 2004 2005 1 Giá trị SX công nghiệp Tr. đồng 87.113 112.033 146.363 170.417 194.522 22,4 2 Tổng doanh thu Tr. đồng 180.528 262.868 357.656 509.831 565.192 33,7 Trong đó: Doanh thu bán FOB Tr. đồng 98.740 160.622 248.212 368.105 419.180 44,8 3 Nộp ngân sách Tr. đồng 2.329 3.831 4.564 934 3.137 59,9 4 Giá trị kim 1.000 13.471 16.433 21.493 30.696 33.885 26,5

ngạch xuất khẩu USD 5 Thu nhập BQ 1 CNV 1.000đ/ người/tháng 1.247 1.590 1.559 1.572 1.638 0,76 6 Tổng số CBCNV Người 2.912 3.200 3.400 3.354 3.450 0,44 7 Đầu tư và XDCB Tr.đồng 42.413 43.305 43.546 4.100 5.000 0,83 20,9

Nguồn: Đảng bộ Công ty Cổ phần may Đức Giang (2005), Báo cáo kiểm điểm thực hiện nhiệm kỳ 2001 - 2005 và phương hướng nhiệm kỳ 2005 - 2008 [15, tr.3].

Thống kê trên cho thấy: bình quân 5 năm 2001 - 2005 đạt mức tăng trưởng 20,9%. Đó là sự nỗ lực cố gắng chung của công ty dưới sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Công ty Cổ phần May Đức Giang đối với nhiệm vụ lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên trong thực tế, cấp uỷ đảng trong DNCP có vốn nhà nước chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Có nhiều nguyên nhân:

- Do doanh nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn, thiếu vốn, trang thiết bị máy móc lạc hậu, cơ sở sản xuất xuống cấp nghiêm trọng, thị trường thu hẹp, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh.

- Do trình độ đội ngũ cấp uỷ viên, nhất là sự bất cập về kiến thức, lúng túng, bế tắc không tìm thấy lối thoát cho doanh nghiệp.

- Do chưa tập tập hợp và phát huy được trí tuệ của tập thể cấp uỷ trong việc xác định hướng đi của doanh nghiệp.

Trong việc xây dựng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, không ai có thể làm thay cho doanh nghiệp ngoài việc doanh nghiệp tự bàn bạc, quyết định cho mình. Hơn nữa, để phát triển ngành Dệt - May Việt Nam thì tự bản thân TCCSĐ ở mỗi CTCP cần phải có những quyết định mạnh dạn cho phù hợp với thời đại. Những năm gần đây, có nhiều công ty cổ phần sau khi ra đời, dưới sự chỉ đạo

sát sao của Đảng uỷ, HĐQT, Ban Giám đốc đã mạnh dạn chuyển hướng chiến lược từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là gia công hàng hoá cho các công ty, thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài là chính sang tập trung đào tạo đội ngũ thiết kế, sáng tạo mẫu mới và nhiều phù hợp với nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trong nước và từng bước tạo lập được thương hiệu của công ty mình trên thị trường nội địa. Có những công ty không chỉ tạo dựng được thương hiệu của công ty mình trên trị trường trong nước mà còn nổi tiếng cả ở thị trường ngoài nước (như Công ty cổ phần May 10, Công ty cổ phần May Đức Giang, Công ty cổ phần May Nhà Bè, Công ty cổ phần May Thăng Long, Công ty Cổ phần May Việt Tiến…).

Mặc dù quyền quyết định mục tiêu, phương hướng SXKD của doanh nghiệp thuộc về đại hội đồng cổ đông nhưng thông thường, các nội dung đó thường được trình cấp uỷ xem xét, bàn bạc trước. Việc xây dựng nội dung thường do bộ phận tham mưu giúp việc cho giám đốc của doanh nghiệp chuẩn bị, có nơi do giám đốc - với tư cách là đảng viên hoặc cấp uỷ viên dự thảo, có nơi do bí thư đảng bộ trực tiếp dự thảo. Vai trò của cấp uỷ nói chung đặc biệt bí thư phải là người chủ trì các cuộc thảo luận dân chủ để có ý kiến chung sáng suốt nhất, tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra. Những việc lớn có liên quan đến sứ mệnh của doanh nghiệp phải được chuẩn bị công phu và được thảo luận dân chủ, vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Trong thực tế có những doanh nghiệp mà cấp uỷ không nằm trong HĐQT và ban giám đốc. Việc thực hiện vai trò của TCCSĐ ở đây gặp không ít khó khăn. Thậm chí có doanh nghiệp mọi vấn đề liên quan đến nhiệm vụ SXKD của doanh nghiệp đều do chủ tịch HĐQT và giám đốc quyết định sau đó mới thông báo cho cấp uỷ. Ở những doanh nghiệp này vai trò lãnh đạo SXKD của cấp uỷ hầu như không có, lý giải cho nguyên nhân này chính là trình độ, năng lực quản lý của đảng viên ở TCCSĐ này không đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty. Thường tình trạng này diễn ra ở loại hình

DNCP thành lập mới và các DNCPH 100%, những doanh nghiệp mà năng lực của cấp uỷ đảng quá yếu.

- Tham gia lãnh đạo thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp

Dân chủ ở cơ sở nói chung, ở DNCP nói riêng là vấn đề đặc trưng thuộc về bản chất XHCN của chế độ ta .

Trong thực tế các DNCP ngành Dệt - May Việt Nam, các TCCSĐ trong các doanh nghiệp cũng như bản thân doanh nghiệp đã chú trọng tới việc thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp. Nhiều TCCSĐ đã chú trọng lãnh đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, phát huy quyền làm chủ của công nhân, thực hiện công bằng xã hội; công khai về tài chính và phân phối, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật trong doanh nghiệp. Để làm được điều này, các TCCSĐ đã đề ra nhiều chủ trương đúng đắn hướng vào việc thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp. Bằng những nội dung cụ thể, thiết thực, các TCCSĐ đã triển khai thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. Trước hết là vấn đề “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Các chủ trương thực hiện mục tiêu kế hoạch của doanh nghiệp đều được đưa ra bàn bạc, quyết định trong hội nghị của đại hội đồng cổ đông. Những đóng góp của quần chúng được ghi nhận, tiếp thu nghiêm túc. Khi được bàn bạc, công nhân càng hiểu rõ hơn tình hình SXKD của doanh nghiệp và có quyết tâm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ trên cương vị công tác của mình.

Vấn đề mà quần chúng quan tâm đầu tiên là việc làm và thu nhập. Chỉ có việc làm ổn định mới có thể đảm bảo cuộc sống cho công nhân và gia đình họ. Nhìn chung, các doanh nghiệp tuy có những bước thăng trầm trong việc giải quyết việc làm cho người lao động nhưng đến nay về cơ bản là ổn định. Qua 100 phiếu khảo sát trong các doanh nghiệp cho thấy số người có việc làm ổn định và yên tâm lao động là 60%. Số người có thu nhập được tăng lên từ khi doanh nghiệp chuyển sang CPH là 62%. Có 78% số người được hỏi cho rằng từ khi chuyển sang DNCP, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Đây là

một dấu hiệu đáng mừng cho sự chuyển mình vững vàng sáng suốt trong quá trình CPH các DNNN và thành lập các DNCP ở ngành Dệt - May nói riêng và cả nước nói chung.

Các biện pháp đảm bảo công bằng xã hội ngay từ trong doanh nghiệp thực sự được coi trọng. Các chủ trương về giải quyết việc làm, phân phối thu nhập dựa trên hiệu quả công việc cụ thể, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, các quyền lợi về phúc lợi xã hội như tham quan, nghỉ mát, du lịch… được quan tâm đúng mức đã tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong một số doanh nghiệp.

Các biện pháp về công khai tài chính trong doanh nghiệp được chú trọng hơn. Đây thường là vấn đề nhạy cảm. Việc công khai tài chính được cấp uỷ đảng chỉ đạo bằng quy chế cụ thể. Các báo cáo theo định kỳ đều được giám đốc trình bày rõ ràng, minh bạch trước cổ đông. Những vấn đề quần chúng chất vấn đều được làm rõ. Không còn tình trạng “giữ bí mật” trong kinh doanh như trước đây ở nhiều doanh nghiệp. Các chế độ tiếp khách, đầu tư, trang thiết bị văn phòng đều được công khai, nhiều nơi xây dựng quy chế khoán và cũng có nơi thực hiện quy chế mềm dẻo, linh hoạt nhưng nhìn chung điều quan trọng là các giám đốc doanh nghiệp đã ý thức được rõ những quyết định của mình trong sự giám sát ngày càng nghiêm ngặt của công nhân. Các quy chế về phân phối thu nhập được công nhân bàn bạc kỹ lưỡng và thực hiện công khai bằng quy chế theo hướng đảm bảo công bằng dân chủ với nguyên tắc phân phối theo lao động. Các quy chế quy định về phân phối thu nhập có sự đổi mới theo hướng khuyến khích tài năng, những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp và được giám đốc thực hiện thường xuyên đúng đắn đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Ngày càng có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý do được khuyến khích kịp thời, thoả đáng về lợi ích kinh tế. Đây cũng là nét mới trong doanh nghiệp khi chuyển đổi cơ chế quản lý. Điều đáng mừng là sự nhận thức và ý thức ngày càng nâng cao của cấp uỷ, giám đốc và công nhân viên về khuyến khích lợi ích vật chất cho các sáng kiến của người

lao động, tránh được tư tưởng cào bằng, hô hào suông như trước đây của một số doanh nghiệp. Do có những cơ chế quản lý doanh nghiệp rõ ràng, cụ thể, các biện pháp về công khai tài chính, sự kiểm tra thường xuyên của ban kiểm soát và công tác kiểm tra của cấp uỷ đảng, tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp lành mạnh hơn, SXKD hiệu quả hơn.

Việc bán công khai cổ phiếu cho cán bộ, công nhân viên ở các công ty như ở Công ty Cổ phần May 10, Công ty Cổ phần May Chiến Thắng, Công ty Cổ phần May Hồ Gươm, Công ty Cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội,...

Bên cạnh những thuận lợi và thành quả nêu trên việc thực hiện dân chủ trong không ít DNCP cũng đang gặp những khó khăn, vướng mắc như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chưa lường hết được những khó khăn thị trường thế giới xoá bỏ hạn ngạch, thị trương Mỹ áp đặt hạn ngạch, Trung Quốc vào tổ chức thương mạu thế giới WTO. Nên chưa có biện pháp quyết liệt để vượt qua, chưa chủ động ứng phó về nguồn lao động thiếu hụt tự nhiên và do biến động tại Hà Nội và các địa phương.

- Đã xuất hiện tư tưởng “ông chủ mới” thể hiện:

+ Ở trong các DNCP có vốn nhà nước chi phối xuất hiện tình trạng độc quyền của những người nắm giữ phần vốn nhà nước.

+ Hiện tượng mua bán, trao đổi, tích tụ, đầu cơ gom cổ phiếu để tạo uy lực chi phối, thao túng cổ phần biến các DNCP thành doanh nghiệp tư nhân.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong các công ty cổ phần ngành dệt - may Việt Nam hiện nay (Trang 46)