Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong các công ty cổ phần ngành dệt - may Việt Nam hiện nay (Trang 34)

* Vai trò của tổ chức Đảng trong các công ty cổ phần

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một trong những giải pháp quan trọng nhằm sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, xây dựng kinh tế nhà nước vững mạnh, đủ sức giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chủ trương đẩy mạnh CPH DNNN đã tạo chuyển biến tích cực cho nhiều doanh nghiệp. Và để doanh nghiệp

CPH ổn định, phát triển bền vững không thể không quan tâm công tác xây dựng Đảng, nâng cao vai trò, vị thế của cấp uỷ, tổ chức đảng trong các đơn vị này. Thực tiễn sau 15 thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể từ năm 1992, nhất là sau Nghị quyết Trung Ương ba và Nghị quyết Trung ương chín (Khoá IX) trở lại đây cho thấy chủ trương đó hoàn toàn đúng đắn, ngày càng đi vào cuộc sống. Việc khẳng định vai trò của TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần là cần thiết nhằm đảm bảo cho loại hình kinh tế này phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Song xung quanh vai trò của TCCSĐ trong DNCP còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Cần phê phán quan điểm cho rằng: khi đã CPH, doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận, tổ chức đảng, đoàn thể cứ hoạt động theo điều lệ của mình, không nhất thiết “dính” đến doanh nghiệp vì doanh nghiệp đã có Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành theo đúng pháp luật là được. Đó là quan điểm hết sức sai lầm có thể dẫn đến phủ nhận vai trò của Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp, thậm chí nhằm che dấu những hành vi sai trái, lợi dụng sơ hở của pháp luật để vun vén cá nhân, vi phạm lợi ích kinh tế của công nhân, vi phạm dân chủ…

Trong các doanh nghiệp cổ phần, tổ chức đảng vẫn thực hiện chức năng là hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ, đảng viên, quần chúng và tuyên truyền, vận động các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và các quy chế quy định của doanh nghiệp; tham gia xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các cổ đông và người lao động; xây dựng đảng, chi bộ trong sạch, vững mạnh.

Các tổ chức chính trị - xã hội như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ… vẫn có vai trò quan trọng trong công nhân viên chức. Một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hết sức đa dạng, phong phú của

hội viên, mặt khác là người bảo vệ lợi ích chính đáng của hội viên trong doanh nghiệp.

Mục tiêu cuối cùng trong hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp là phát huy mọi tiềm năng, sáng tạo của công nhân, hăng hái thi đua lao động sản xuất vì sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho công nhân. Đó cũng là vấn đề quan trọng góp phần ổn định chính trị nói chung đối với mỗi địa phương, cơ sở.

Hơn nữa, khi các doanh nghiệp cổ phần phát triển (không chỉ từ sự chuyển đổi DNNN mà còn được thành lập mới trong sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN) giai cấp công nhân trong các DNCP sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng. Đây là một trong những cơ sở xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Hiệu quả của hoạt động chính trị - xã hội của tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp là vấn đề lớn, quan trọng không chỉ đối với sự trưởng thành đối với chính doanh nghiệp mà còn góp phần vào sự vững mạnh của Đảng nói chung.

Như vậy, với chức năng và nhiệm vụ của mình, với thế mạnh của từng thành viên trong cơ cấu tổ chức chính trị tại doanh nghiệp (thế mạnh về công tác tổ chức, tư tưởng…) các tổ chức nêu trên đều phải hợp lực nhằm phát huy cao độ vai trò của đội ngũ công nhân trong việc thực hiện mục tiêu chung. Nhận thức đúng điều đó, sẽ tránh được sự gượng ép, sự thừa nhận miễn cưỡng và thái cực khác là sự tự ti trong mỗi tổ chức đảng, đoàn thể khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thực tế hiện nay vẫn còn có những tư tưởng lệch lạc nảy sinh là: các nhà quản lý doanh nghiệp chưa thấy sự cần thiết của tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Khuynh hướng này thường nảy sinh ở những nơi tổ chức Đảng yếu kém, nội bộ Đảng mất đoàn kết, Đảng không phát huy được vai trò lãnh đạo của mình. Một khuynh hướng khác lại cho rằng: Đảng phải lãnh đạo

toàn diện, tuyệt đối, can thiệp quá sâu vào các lĩnh vực kinh doanh, không đúng thẩm quyền, gây cản trở cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc và HĐQT theo luật định. Hoạt động của tổ chức Đảng không đi sâu vào những vấn đề có tính chiến lược mà coi mình với các tổ chức quần chúng như những mặt đối lập, nặng về đòi hỏi, thiếu ủng hộ những quyết định đúng đắn của cơ quan và người quản lý doanh nghiệp dưới danh nghĩa bảo vệ lợi ích của công nhân, gây chia rẽ nội bộ và dẫn đến bè phái, mất đoàn kết.

Cả hai khuynh hướng tư tưởng nêu trên đều sai lầm trong cách nhìn nhận, đánh giá về vai trò của Đảng trong CTCP.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của những CTCP, Đảng ta đã có sự quan tâm và khẳng định vai trò của mình trong loại hình kinh tế này bằng việc ban hành các Quy định 100-QĐ/TW ngày 4/6/2004 và 140-QĐ/TW ngày 16/5/2005 của Ban Bí thư Trung ương về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần với những nội dung cụ thể như sau:

* Chức năng, nhiệm vụ, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong các công ty cổ phần

- Chức năng, nhiệm vụ:

Tổ chức cơ sở Đảng là “hạt nhân chính trị” lãnh đạo cán bộ, đảng viên, quần chúng và tuyên truyền vận động các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và các quy chế, quy định của công ty. Định hướng tư tưởng cho giai cấp công nhân trong doanh nghiệp: giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đề cao tinh thần lao động tập thể XHCN; đấu tranh phê và tự phê để vừa bảo vệ lợi ích của bản thân người lao động, vừa làm cho doanh nghiệp phát triển theo đúng quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Sức hấp dẫn thu hút tổ chức cơ sở đảng trong công ty cổ phần thể hiện ở tính gương mẫu của đảng viên, trước hết là những đảng viên là lãnh đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp ; là tính thuyết phục của các chủ trương ,

đường lối của cấp uỷ đảng; là nơi nắm vững và phản ánh tâm tư nguyện vọng, những yêu cầu chính đáng của quần chúng để Đảng và Nhà nước ta định ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn; là môi trường để những quần chúng tốt phấn đấu kết nạp vào Đảng.

Chức năng, nhiệm vụ thể hiện ở nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng trong các CTCP.

- Nội dung công tác lãnh đạo của Đảng:

Thứ nhất, tham gia lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

+ Căn cứ vào điều lệ và các quy chế, quy định của công ty để tham gia với HĐQT, tổng giám đốc (giám đốc) xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển và lãnh đạo có hiệu quả nhiệm vụ SXKD của công ty theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bảo toàn và phát triển vốn của công ty, của Nhà nước; hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, người lao động. Lãnh đạo, vận động các thành viên trong công ty thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và giữ gìn trật tự an toàn trong công ty.

+ Phối hợp với HĐQT, tổng giám đốc (giám đốc), ban kiểm soát lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các quy chế của công ty; thực hiện chế độ thông tin và đảm bảo quyền được thông tin của đảng viên; phát huy vai trò làm chủ của người lao động, đoàn kết đảng viên, quần chúng vì mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh của công ty; ngăn ngừa, đấu tranh khắc phục những biểu hiện vi phạm pháp luật trong công ty làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của các cổ đông và người lao động.

+ Lãnh đạo đảng viên, người lao động tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ hai, lãnh đạo công tác tư tưởng

+ Tuyên truyền giáo dục đảng viên, người lao động trong công ty hiểu và tự giác chấp hành đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật

thống yêu nước và ý thức trách nhiệm của công dân; nâng cao giác ngộ giai cấp, lý tưởng XHCN của người lao động; xây dựng tinh thần làm chủ, tình đoàn kết, hợp tác, tương trợ, giúp đỡ giữa các thành viên trong công ty.

+ Lãnh đạo cán bộ, đảng viên, người lao động trong công ty rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp; phát huy tính chủ động, sáng tạo trong lao động. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các thành viên trong công ty để phối hợp với HĐQT, tổng giám đốc (giám đốc) giải quyết.

Thứ ba, lãnh đạo các đoàn thể quần chúng.

+ Lãnh đạo xây dựng tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong công ty vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và điều lệ của mỗi đoàn thể; tạo điều kiện để người lao động tham gia các đoàn thể quần chúng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lãnh đạo Ban chấp hành công đoàn phối hợp với HĐQT, tổng giám đốc (giám đốc) kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động theo pháp luật; thực hiện tốt các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, điều lệ và các quy chế, quy định của công ty, thoả ước lao động tập thể và các hợp đồng lao động đã ký kết; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Thứ tư, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ.

+ Căn cứ vào điều lệ và các quy chế, quy định của công ty, cấp uỷ tham gia ý kiến với hội đồng quản trị về chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ trong công ty.

+ Cấp uỷ chủ động giới thiệu những cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực, đủ tiêu chuẩn để có thể tham gia bộ máy quản lý của công ty.

+ Xây dựng cấp uỷ và đội ngũ cán bộ đảng, đoàn thể, có đủ phẩm chất, năng lực và hoạt động có hiệu quả, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm.

Thứ năm, xây dựng tổ chức Đảng.

+ Cấp uỷ đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ

sở đảng và đội ngũ đảng viên, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.

+ Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện có nề nếp chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất nội bộ; thực hiện đúng các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ; đấu tranh khắc phục những biểu hiện tiêu cực trái với đạo đức, tư cách của người đảng viên, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng.

+ Cấp uỷ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên; xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý đảng viên. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những đảng viên có thành tích xuất sắc, xử lý kỷ luật nghiêm những đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+ Thường xuyên làm công tác tuyên truyền, phát triển đảng viên. Chú trọng phát triển đảng viên trẻ trong công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của công ty, trong cán bộ, đoàn viên công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

+ Cấp uỷ thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành điều lệ, các nghị quyết, chỉ thị của đảng. Định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu, cấp uỷ tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng, trách nhiệm và vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên.

+ Xây dựng cấp uỷ có đủ phẩm chất, năng lực, gương mẫu, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm. Bí thư cấp uỷ phải là người tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ, có phẩm chất, năng lực để có thể giới thiệu tham gia hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc.

Thứ sáu, thực hiện tốt mối quan hệ với HĐQT, tổng giám đốc (giám

đốc) và các tổ chức liên quan.

Đối với Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc).

+ Đảng bộ, chi bộ có trách nhiệm tạo điều kiện để HĐQT, tổng giám đốc (giám đốc) thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao. HĐQT, tổng

giám đốc (giám đốc) có trách nhiệm bảo đảm và tạo điều kiện để đảng bộ, chi bộ thực hiện quy định này.

+ Định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm) hoặc khi có yêu cầu, cấp uỷ chủ động trao đổi với HĐQT, tổng giám đốc (giám đốc) ý kiến của cán bộ, đảng viên, người lao động về thực hiện nhiệm vụ và các chính sách, chế độ trong công ty; HĐQT, tổng giám đốc (giám đốc) hoặc đảng bộ, chi bộ thảo luận, ra nghị quyết lãnh đạo đảng viên, quần chúng thực hiện, đảng viên là thành viên hội đồng quản trị, Ban giám đốc báo cáo với cấp uỷ những nội dung trên để cấp uỷ lãnh đạo thực hiện.

+ Cấp uỷ tôn trọng các quyết định của HĐQT, tổng giám đốc (giám đốc) theo quy định của pháp luật, điều lệ và các quy chế, quy định của công ty; khi thấy quyết định nào chưa đúng thì trao đổi với HĐQT, tổng giám đốc (giám đốc) nếu không thống nhất thì báo cáo lên cấp uỷ và cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

+ Bí thư cấp uỷ phải chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng, chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc (giám đốc) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức đảng (nếu là đảng viên) khi để xảy ra tham nhũng lãng phí và các tiêu cực khác trong công ty.

Đối với các đoàn thể quần chúng.

Hàng quý hoặc khi có yêu cầu, cấp uỷ làm việc với các đoàn thể, nắm tình hình hoạt động của từng đoàn thể để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.

Đối với các tổ chức liên quan.

Đảng bộ, chi bộ trong công ty chịu sự lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp uỷ, cấp trên trực tiếp (hoặc tổ chức đảng được uỷ quyền) về mọi mặt; xây dựng mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, với cấp uỷ, chính quyền địa phương nơi công ty đóng và nơi có đảng viên của công ty cư trú để phối hợp công tác và quản lý đảng viên.

Nội dung của các quy định trên là các định hướng lớn, trong quá trình thực hiện, tuỳ tình hình thực tế của từng doanh nghiệp mà các tổ chức cơ sở đảng ở đó có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, thậm chí phải bổ sung những nội dung mới từ thực tiễn đặt ra.

Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của mình đối với nhà nước và toàn thể xã hội bằng việc lãnh đạo nhân dân ta hoàn

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong các công ty cổ phần ngành dệt - may Việt Nam hiện nay (Trang 34)