Bảo dưỡng bêtông.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THI CÔNG THIẾT KẾ VÁN KHUÔN GỖ Lập TIẾN ĐỘ XIÊN - Van Dinh (Trang 65)

- Tải trọng do vữa bê tông:

c. Bảo dưỡng bêtông.

+ Ngay sau khi đổ bêtông xong che phủ bề mặt cho bêtông. Những tấm che phải tốt nhất phải được giữ ẩm để cho bêtông không bị tác dụng bởi ánh nắng mặt trời và nhiệt độ của môi trường, tạo điều kiện cho bêtông thủy phân tốt, tăng chát lượng của bêtông.

4.4.2.3. Khắc phục những khuyết tật thi công bêtông.

a. Hiện tượng rỗ: rỗ tổ ông, rỗ sâu, rỗ thấu suốt. Nguyên nhân:

- Do độ cao rơi của bêtông quá lớn gây nên hiện tượng phân tầng.

- Do độ dày lớp bêtông quá lớn, vượt quá phạm vi tác dụng của đầm, hoặc do đầm không kỹ.

- Do cốt liệu quá lơn, cốt thép dày nên bêtông không lọt qua được. - Ván khuôn không khít làm mất nước xi măng.

Cách sữa chữa:

- Đục bỏ lớp bêtông bị rỗ cho đến lớp bêtông cốt thép. - Rửa sạch để khô rồi dùng nước xi măng quét lên. b. hiện tượng nứt nẻ.

Thường gặp ở bêtông khối lớn và bêtông có diện tích lớn. Hiện tượng này làm cho môi trường xâm thực ăn mòn cốt thép. Nếu gặp trường hợp này thì phải theo dõi cho đến khi ngừng nứt mới sữa chữa hoặc dùng vữa xi măng trát lại.

c. Hiện tượng trắng mặt.

Do ánh nắng mặt trời chiếu vào, khi không che phủ lớp bêtông trên bề mặt bị nứt. Cách tốt nhất để tránh trường hợp này là phải tưới nước bảo dưỡng bêtông và che phủ bề mặt bêtông khi thi công xong.

4.5. Tháo dỡ ván khuôn

Việc tháo dỡ ván khuôn chỉ được tiến hành sau khi đổ bêtông đã đạt được cường độ cần thiết. Theo nguyên tác sau: cấu kiện nào lắp sau thì tháo ra trước, cấu kiện nào lắp trước thì lấy ra sau.

4.6. An toàn thi công

4.6.1. An toàn về lao động trong công tác ván khuôn đà giáo

Dàn giáo phải có cầu thang lên xuống, lan can an toàn cao hơn 0,9m và được liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết với công trình.

Khi lắp ván khuôn cho từng cấu kiện phải tuân theo nguyên tắc ván khuôn phần trên chỉ được lắp khi ván khuôn phần dưới đã được lắp cố định. Việc lắp ván khuôn cột, dầm được thực hiện trên các sàn thao tác có lan can bảo vệ. Khi làm việc ở trên cao thì phải có dây an toàn dàn giáo lan can vững chắc.

4.6.2. An toàn lao động trong công tác cốt thép.

Phải đeo găng tay khi cạo gỉ, khi gia công cốt thép, khi hàn cốt thép phải có kính bảo vệ. Việc cắt cốt thép phải tránh gây nguy hiểm. Đặt cốt thép trên cáo pahir được đặt cố định chặt tránh rơi. Không đi lại trên cốt thép khi đã được lắp đặt. Khi thi công thép ở những chổ nguy hiểm công nhân cần phải được đeo dây an toàn.

4.6.3. An toàn trong công tác đổ bêtông.

Khi đổ bêtông ở độ cao lớn, công nhân đầm bêtông cần phải đeo dây an toàn và buộc vào điểm cố định. Công nhân đổ bêtông đứng trên sàn công tác để điều chỉnh thùng vừa đổ bêtông tránh đứng dưới thùng đề phòng đứt dây thừng. Công nhân khi làm việc phải đeo ủng, găng tay trong quá trình đổ bêtông.

4.6.4. An toàn lao động trong sử dụng điện

Việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị điện và lưới điện thi công tuân theo các điều dưới đây và theo tiêu chuẩn “An toàn điện trong xây dựng” TCVN 4036-1985.

Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện đều có tay nghề và được học tập an toàn về điện, công nhân phụ trách điện trên công trường là người có kinh nghiệm quản lý điện thi công.

Điện trên công trường được chia làm 2 hệ thống động lực và chiếu sáng riêng, có cầu dao tổng và các cầu dao phân nhánh.

Trên công trường có niêm yết sơ đồ lưới điện, công nhân điện đều nắm vững sơ đồ lưới điện. Chỉ có công nhân điện – người được trực tiếp phân công mới được sữa chữa, đấu, ngắt nguồn điện.

Dây tải điện động lực bằng cáp bọc cao su cách điện, dây tải điện chiếu sáng được bọc PVC. Chổ nối cáp thực hiện theo phương pháp hàn rồi bọc cách điện, nối dây bọc PVC bằng kép hoặc xoắn đảm bảo có bọc cách điện mối nối.

Thực hiện nối đất, nối không cho phần kim loại của các thiết bị điện và dàn giáo khi lên cao

4.7. Lập tiến độ thi công theo phương pháp dây chuyền

4.7.1. Lựa chọn giải pháp, biện pháp thi công cho công tác chính.

- Do diện tích đào móng lớn nên ta chọn giải pháp đào đát bằng máy và sửa móng bằng thủ công.

- Chọn giải pháp thi công đổ bê tông móng bằng thủ công, đổ bê tông phần thân và mái bằng cần trục tháp.

- Thi công bê tông cột và dầm, sàn thành hai đợt ,thi công xong cột mới thi công dầm và sàn.

4.7.2.Danh mục công việc.

Toàn bộ quá trình thi công xây lắp được chia thành các phần chính sau: - Phần ngầm.

- Phần thân.

Cụ thể công tác của từng phần như sau:

a, Phần ngầm.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THI CÔNG THIẾT KẾ VÁN KHUÔN GỖ Lập TIẾN ĐỘ XIÊN - Van Dinh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w