- Tải trọng do vữa bê tông:
4. BIỆN PHÁP THI CÔNG
Căn cứ vào khối lượng công việc và máy móc thiết bị sẵn có ta nên chọn phương pháp thi công như sau:
Sử dụng bêtông thương phẩm
Vận chuyển vữa bêtông theo phương ngang bằng xe cút kít
Vận chuyển vữa bêtông theo phương đừng bằng cần trục tháp, nếu không đủ thì bố trí thêm vận thăng
Đầm bêtông dầm và cột bằng đầm dùi, đầm bêtông sàn bằng máy đầm bàn Đưa công nhân lên cao sử dụng hệ thống thang theo sàn công tác hoạc thang bộ
Thi công nhà theo phương pháp dây chuyền. do điều kiện kỹ thuật và thực tế thi công các cấu kiện cột dầm sàn cùng một lúc là khó khắn, nên ta phân ra các dây chuyền đơn giản như sau:
1. lắp dựng cốt thép cột 2. lắp dụng ván khuôn cột 3. đổ bêtông cột
4. tháo dỡ ván khuôn cột, lắp dựng ván khuôn dầm, sàn 5. lắp dụng cốt thép dầm sàn
6. đổ bêtông dầm sàn
7. tháo dỡ ván khuôn dầm sàn
4.1. Định vị công trình
Công tác trắc đạc đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho việc thi công xây dựng được chính xác hình dáng, kích thước về hình học của công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, độ nghiêng kết cấu, xác định đúng vị trí tim trục của các công trình, của các cấu kiện và hệ thống kỹ thuật, đường ống, loại trừ tối thiểu những sai sót cho công tác thi công. Công tác trắc đạc phải tuân thủ theo TCVN 3972-1985.
Định vị công trình: Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực. Dựa vào bản vẽ mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy.
- Giả thiết: Công trình đặt cạnh đường Trần Văn B và Nguyễn Văn A, đường rộng 5m. Theo thiết kế mặt bằng của chủ đầu tư là tim trục A và trục 16 cách nhà tới tim đường là 20m, ta xác định vị trí tim móng như sau:
- Dùng thức mét đo từ tim đường Nguyễn Văn A vào tim trục A là 20m và sau đó đo từ tim đường Trần Văn B vào trục 16 là 20m ta xác định được điểm O và điểm A của công trình chính là điểm giao của trục A với trục 16 và trục A với trục 1 của công trình, dùng cọc tre đóng tại các vị trí đã được xác định. Sau khi xác định được điểm O thì ta dùng máy kinh vĩ cân bằng máy tại điểm O, sau đó tìm về điểm A sau đó quay 90o về điểm B và dùng thước đo chiều ngang từ trục 16,8m ta xác định được vị trí điểm B của công trình, dùng cọc tre đóng tại điểm B để làm dấu.
- Tiếp theo chúng ta lại đưa máy cân bằng tại điểm A quay máy tìm về điểm O sau đó quay 90o về điểm C và dùng thước đo chiều ngang từ trục 19m ta xác định được vị trí điểm B của công trình. Sau đó căng dây đo đoạn BC có đúng 90m không. Nếu chưa đúng thì chúng ta lại định vị lại như trên. Sau khi đo đúng các chiều 19m và 90m thì tiến hành dùng dây căng 2 đường chéo AC và AB sau khi căng xong đo hai đoạn dây đó bằng nhau thì công trình đã được vuông góc.
Hình 3.2: Mặt bằng định vị công trình
- Sau khi xác định được 4 điểm của công trình OABC thì bắt đầu tiền hành đo khoảng cách từ các tim nhà theo 4 dây OA, OB, AC, BC xác định các tim trục của công trình dùng cọc tre để làm dấu tại các vị trí đã được định vị.
- Sau khi định vị xong toàn bộ các tim trục dọc ngang của công trình thì tiến hành gửi tim trục ra ngoài công trình để phục vụ cho các công tác định vị lên các tầng trên và định vị móng. Gửi tim trục ra xa ngoài công trình để định vị tim cột dầm khi lên cao. Và dùng dây căng tất cả các tim trục gửi tim trục ra cách mép móng là 1,5m để tránh mất tim trục khi đào móng để phục vụ cho công tác xác định tim trục của móng dễ dàng hơn.
4.2. Công tác ván khuôn
Yêu cầu khi chế tạo ván khuôn:
- Ván khuôn cần đảm bảo độ ổn định, độ cứng và độ bền, chắc chán, kín khít, không cong vênh, đảm bảo đúng hình dạng, đúng kích thước theo bản vẽ thiết kế.
- Bề mặt ván khuôn phải nhẵn để hình dạng cấu kiện bêtông toàn khối không bị xấu và kém chất lượng.
- Giữa các ván khuôn ghép với nhau không được có kẻ hở để không bị chảy mất nước xi măng khi đổ bêtông.
- Ván khuôn phải được tháo và sử dụng lại nhiều lần.
- Cốp pha và cây chống hỏng không được sử dụng cho công trình.
- Bề mặt cốp pha cần được bôi lớp chống dính trước khi đặt cốt thép. Việc sử dụng loại chất chống dính phải thông qua kỹ sư đại diện chủ đầu tư.