Ván khuôn dầm.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THI CÔNG THIẾT KẾ VÁN KHUÔN GỖ Lập TIẾN ĐỘ XIÊN - Van Dinh (Trang 61)

- Tải trọng do vữa bê tông:

b. Ván khuôn dầm.

Trước khi lắp dựng ván khuôn dầm, ta phải xác định chính xác tim của dầm bằng máy kinh vĩ và thước đo. Sau đó ta kết ván đáy với ván thành ở dưới sàn rồi mới đưa tới vị trí cần đặt.

Khi ván khuôn có chiều cao lớn, có thể bổ sung thêm giằng( bằng thép dây, bu lông…) để liên kết hai thành ván khuôn dầm. tại vị trí giằng cần có các thanh cữ tạm thời ở trong hộp khuôn để cố định bề rộng ván khuôn dầm.

Trong quá trình đổ bêtông các thanh cữ được lấy ra dần nếu đó là các thanh gỗ, còn nếu dùng thép làm cữ thì ta để luôn trong đó khi đổ bêtông.

4.3. Công tác cốt thép4.3.1. Cốt thép cột 4.3.1. Cốt thép cột

a. Gia công cốt thép

+ Các yêu cầu đối với cốt thép

- Cắt, uốn cốt thép đúng kích thước thiết kế song cũng cần linh hoạt để giảm tối đa lượng thép thừa.

- Bề mặt sạch không dính bùn đất, không có vảy sắt và các lớp gỉ. - Dùng xe cải tiến đưa cốt thép đã được gia công từ kho ra công trường. - Cốt thép ngắn được đưa trực tiếp lên sàn công tác của máy để chuyển lên cao, cốt thép đai được buộc một đầu và thanh, một đầu vào sàn nâng lên cao.

b. lắp dựng cốt thép.

- Cốt thép được lắp theo trình tự từ xa đến gần.

- Do cột cao nên khi lắp dựng cốt thép cần đừng lên dàn giáo. - Cốt thép được ghép thành khung ngang tại vị trí lắp dụng. - Nối cốt thép trong cột phải đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.

- Dựng đứng lần lượt các thanh cốt thép. Trong quá trình dựng cần lưu ý vào chổ khung của cốt thép cột với số lượng đai cần thiết.

- Định vị lại các thanh cốt thép rồi giữ ổn định cho chúng bằng các thanh chống xiên.

- Khi vận chuyển cốt thép phải đảm bảo cho cốt thép không bị hư hổng, biến dạng.

c. Nghiệm thu cốt thép cột.

Cốt thép sau khi lắp dựng phải thõa mãn các yêu cầu thiết kế cả về hình dạng kích thước, khoảng cách, chủng loại, độ ổn định cũng như vị trí các tim cột và độ thẳng đứng.

Con kê đặt tại một vị trí thích hợp, tùy vào mật độ cốt thép, nhưng không lớn hơn 1m cho một điểm kê, không phá hủy bêtông.

4.3.2. Cốt thép dầm sàn

a. Gia công cốt thép

+ Các yêu cầu đối với cốt thép

- Cắt, uốn cốt thép đúng kích thước thiết kế song cũng cần linh hoạt để giảm tối đa lượng thép thừa.

- Bề mặt sạch không dính bùn đất, không có vảy sắt và các lớp gỉ. - Dùng xe cải tiến đưa cốt thép đã được gia công từ kho ra công trường. - Cốt thép ngắn được đưa trực tiếp lên sàn công tác của máy để chuyển lên cao, cốt thép đai được buộc một đầu và thanh, một đầu vào sàn nâng lên cao.

b. Lắp dụng cốt thép.

- Kiểm tra việc lắp dụng ván khuôn dầm sàn xong tiến hành lắp dụng cốt thép dầm sàn, chỉnh cho chính xác các vị trí trước khi đặt vào vị trí thiết kế.

+ Biện pháp lắp dụng cốt thép dầm.

- Đặt dọc 2 tấm ván thành hệ thống ghế ngựa bằng các thanh đà ngang. - Luồn cốt đai thành từng túm sau đó luồn cốt dọc vào.

- Rải cốt đai theo khoảng cách thiết kế.

- Buộc cốt đai vào đồng thời buộc các con kê để đảm bảo lớp bảo vệ cốt thép.

- Buộc xong rút đà ngang hạ khung cốt thép xuống ván khuôn dầm. - Tiến hành nối cốt thép theo qui định.

+ Biện pháp lắp dựng cốt thép sàn.

-+ Cốt thép sàn đã được gia công sẵn được trải đều theo hai phương tại vị trí thiết kế. Công nhân đặt con kê bêtông tại các vị trí nút nuộc và tiến hành buộc thép.

- Thép chịu mô men dương luồn dưới thép dầm và ngược lại, chú ý không dẫm lên cốt thép.

- Sau khi đặt cốt thép xong phải tiến hành kiểm tra đường kính các thanh, vị trí các thanh, lớp bêtông, chất lượng mối nối tốt.

c. Nghiệm thu cốt thép.

- Kiểm tra cốt thép đã thi công đúng như thiết kế: Về chiều dày lớp bảo vệ, khoảng cách các thanh thép, độ chắc của nút buộc, số lượng các thanh thép, đường kính thép. Tất cả phải kiểm tra cho đúng với thiết kế. Nếu đã đúng thì cho tiến hành đổ bêtông.

4.4. Công tác đổ bê tông

4.4.1 Lựa chọn phương pháp đổ bê tông

Có 2 dạng chính về thi công bê tông + Trộn thủ công ( trộn tại chổ) + Bêtông thương phẩm

- Thi công bêtông thủ công hoàn toàn chỉ dùng khi khối lượng bêtông nhỏ và phổ biến trong khu vực nhà dân.

- Ưu điểm: tận dụng được nhân lực, nhưng nhược điểm là năng suất không cao chất lượng bêtông thất thường.

- Trong khi đó bêtông thương phầm đang được sử dụng rộng rãi vì những ưu điểm dùng trong khâu quản lí chất lượng và thi công thuận lợi, bêtông thương phẩm kết hợp với máy bơm bêtông làm việc rất hiệu quả.

- Đối với cột do khối lượng bêtông không lớn, chọn phương pháp thi công bằng thủ công, dùng cho máy trộn bêtông tại chổ.

- Đối với dầm sàn chọn phương pháp thi công bằng bêtông thương phẩm.

4.4.2. Thi công bêtông4.4.2.1. Thi công bêtông cột 4.4.2.1. Thi công bêtông cột

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THI CÔNG THIẾT KẾ VÁN KHUÔN GỖ Lập TIẾN ĐỘ XIÊN - Van Dinh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w