b, Quản lý việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước
2.3.3. Nguyên nhân:
Thứ nhất, từ phía các chính sách quản lý, nhiều khó khăn nảy sinh khi Nhà máy áp dụng các qui định hiện hành về quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước và Quy chế tài chính của Công ty len Việt Nam. Các quy định trong Quy chế tài chính Công ty len Việt Nam có nhiều điểm bất cập như: quy
định về hạn mức tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị thành viên là 50.000.000 đồng, số dư
tiền gửi trên tài khoản của đơn vị không quá 100.000.000 đồng, phần vượt đơn vị
nộp ngay về Công ty len Việt Nam; quy định tổng số cho các khách hàng nợ mua hàng trả chậm của Nhà máy không vượt quá 2% tổng doanh thu, số tiền nợ tối đa là 100.000.000 đ cho một khách hàng; quy định chuyên thu Công ty len Việt Nam thông báo tới ngân hàng quá hạn chế (chẳng hạn chưa đề cập tới trường hợp ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu của Nhà máy); quy định việc chi hoa hồng môi giới không vượt quá 3% doanh thu của số hàng hoá, dịch vụ môi giới (thực tế điều này phải căn cứ vào việc môi giới có đem lại hiệu quả hay không)...Việc quy định quá nhiều việc phải xin ý kiến của cơ quan cấp trên không những làm giảm tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp, mà cấp trên do có quá nhiều việc phải giải quyết dẫn tới quá tải, chậm chễ, những yếu tố đó ảnh hưởng không tốt tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy ;
Thứ hai, từ tổ chức bộ máy quản lý, trực tiếp sử dụng tài sản nhà nước nhưng do là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty len Việt Nam, Nhà máy len Hà
đó, trách nhiệm cá nhân trong quản lý chưa được phân định rạch ròi cũng như việc hạn chế sự chủ động sáng tạo của Nhà máy, thêm vào đó, hiện đang là đơn vị đi
đầu trong số các thành viên Công ty len Việt Nam, các nguồn lực của Nhà máy (được cấp và tự làm ra) bị Công ty len Việt Nam điều tiết để duy trì sự tồn tại của các
thành viên ốm yếu, những điều đó đã làm giảm hiệu quả quản lý tài sản Nhà nước
đầu tư vào Nhà máy. Việc phải thông qua quá nhiều cấp quản lý gây chậm chễ,
đôi khi gây ra những thiệt hại không nhỏ với vốn nhà nước tại nhà máy (vụ việc hàng tồn kho kém, mất phẩm chất đã nêu trên là một ví dụ).
Thứ ba, từ trình độ, năng lực của bộ máy quản lý, cán bộ quản lý mặc dù đã có sự am hiểu nhất định đối với lĩnh vực mình quản lý song vẫn mắc những sai sót như đã nêu ở trên (phía Nhà máy), đồng thời cũng chưa có kế hoạch để tận dụng triệt để diện tích đất được giao; cấp trên giao vốn đã không được tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản cẩn thận;
Thứ tư, từ phía môi trường kinh tế, từ khi khối SNG tan rã Nhà máy đã mất đi một thị trường lớn; trong thời gian qua do nhiều lý do như ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực, thiên tai khiến môi trường kinh tế nước ta chưa thực sự ổn
định, ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, môi trường kinh tế hiện nay của nước ta còn đang thiếu nhiều yếu tố cần thiết để tạo
điều kiện cũng như tạo động lực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: giá nhiều yếu tố đầu vào đắt (điện, nước...), nguyên vật liệu chính của Nhà máy trong nước không sản xuất được nên phải đi nhập chịu giá biến động thất thường... trong khi đó sản phẩm Nhà máy sản xuất ra lại phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ hơn, điều đó gây khó khăn rất lớn cho hoạt động quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy.