b, Quản lý việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước
2.3.2.1. Từ phía Nhà máy:
Thứ nhất, quỹ đất của Nhà máy chưa được tận dụng triệt để, ngoài 10000 m2
khơng sử dụng được với lí do đã nêu ở trên, còn những khoảng đất khác bị bỏ
hoang rất lãng phí và hiện cũng chưa có kế hoạch khai thác sử dụng số đất này
trong khi tiền thuê đất vẫn tính cho cả những mảnh đất đó;
Thứ hai, cơng tác quản lý chi phí tuy có những tiến bộ nhất định song vẫn chưa
đạt yêu cầu đặt ra. Cụ thể là:
- Về nguyên vật liệu:
+ Do lượng hố chất thuốc nhuộm dự trữ khơng thích hợp, có những loại hóa chất thuốc nhuộm được nhập từ năm 1997, đến nay chưa sử dụng hết. Trong điều kiện bảo quản khơng được tốt, tình trạng dự trữ như vậy làm cho mức hao hụt tự nhiên hiện nay rất lớn (5,1%).
+ Công tác thu hồi phế liệu của Nhà máy chưa được quan tâm: Bông xơ, len
vụn được tập hợp lại sau mỗi ca sản xuất để đốt, còn lại các hoá chất thuốc
nhuộm, nước nhuộm, sau khi sử dụng không được thu hồi mà bị thải ra sông, vừa gây ơ nhiễm mơi trường, vừa lãng phí.
+ Trách nhiệm vật chất trong quản lý nguyên vật liệu chưa được quy định rõ ràng.
- Về trang thiết bị, máy móc:
+ Tại phân xưởng 1, chỉ có máy sấy lơng cừu được đầu tư từ năm 1986, còn lại là được đầu tư từ năm 1982. Trong quá trình vận hành, chúng đã bộc lộ nhiều
nhược điểm. Bộ phận làm nhiệt của máy sấy lông cừu không đủ yêu cầu quy dịnh nên thời gian sấy phải kéo dài, cho ra nguyên liệu không được bông, tơi như yêu cầu nên Nhà máy phải sử dụng thêm lao động để làm bông, tơi lông cừu bằng
phương pháp thủ cơng, làm tốn thêm chi phí về lao động. Với thời gian sấy kéo dài, máy làm tiêu tốn điện năng. Nhiệt độ của máy nếu đạt yêu cầu thì một mẻ
300kg lơng cừu phải sấy trong thời gian 5h. Hiện nay, vẫn với lượng lông cừu như vậy, Nhà máy phải sấy trong 8h. Còn máy xé săn của Nhà máy hiện nay có tỷ lệ hao hụt nguyên liệu là 3%, trong khi ở các Nhà máy hiện đại, tỷ lệ này chỉ có
máy nhuộm của Nhà máy đều đã quá cũ. Do được đầu tư từ năm 1982, sau một
quá trình hoạt động quá dài, toàn bộ bộ phận điều khiển tự động của cả ba máy đều han. Sản phẩm sản xuất ra thường không đạt yêu cầu ngay, phải nhuộm đi
nhuộm lại, dẫn đến màu sắc có thể bị sai lệch, gây khó khăn cho Nhà máy trong việc thực hiện đơn đặt hàng. Việc nhuộm đi nhuộm lại như vậy làm Nhà máy phải tiêu tốn thêm hoá chất thuốc nhuộm, lao động và điện năng. Hơn nữa, việc nhuộm lại như vậy cho ra thành phẩm không đảm bảo chất lượng, sau mỗi lần nhuộm lại,
độ xốp của len đã giảm đáng kể. Mà đây là tình trạng diễn ra thường xuyên tại
khâu nhuộm của Nhà máy.
+ Hệ thống động lực, truyền dẫn của nhà máy cũng q cũ, vừa khơng đảm bảo an tồn cho người lao động, vừa làm thất thoát hơi phục vụ sản xuất.
+ Hệ số hao mịn tài sản cố định tồn Nhà máy là 73,54%. Hệ số hao mịn của máy sấy lơng cừu là 94%, máy xé săn và ba máy nhuộm là 100%. Đặc biệt tại phân xưởng len 1, hệ số hao mịn máy móc, thiết bị là 85,6%. Trong đó máy móc, thiết bị đã khấu hao hết chiếm 23% số máy móc thiết bị đang hoạt động. Với tình trạng như vậy, tỷ lệ phế phẩm tại phân xưởng len 1 hiện nay là 5%- một tỷ lệ khá cao.
Thứ ba, cơ cấu tài sản của Nhà máy chưa hợp lý:
Bảng 7: Kết cấu tài sản của Nhà máy len Hà Đông
Đơn vị: đồng
31/12/2001 31/12/2002 2002/ 2001 Chỉ tiêu Chỉ tiêu
Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng
A.Tài sản 21.452.408.485 100,00% 21.959.137.838 100,00% 506.729.353 2,36% I.TSLĐ 14.327.212.716 66,79% 15.076.041.603 68,65% 748.828.887 5,23% 1.Tiền 2.153.516.935 10,04% 950.029.391 4,33% -1.203.487.544 -55,88% 2.Phải thu 5.576.793.336 26,00% 6.422.771.513 29,25% 845.978.177 15,17% 3.Tồn kho 6.536.958.897 30,47% 7.668.885.025 34,92% 1.131.926.128 17,32% 4.TSLĐ # 59.934.548 0,28% 34.355.674 0,16% -25.578.874 -42,68%
II.TSCĐ 7.125.195.769 33,21% 6.883.096.235 31,35% -242.099.534 -3,40%
Từ bảng trên, có thể thấy:
Một là, xuất phát từ thực tế len của Trung Quốc giá rẻ hơn len của Nhà máy
nhiều song nhìn chung chất lượng thấp, Nhà máy đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm len, nhắm tới những khách hàng có nhu cầu về sản phẩm len cao cấp hơn. Để làm được điều này khơng chỉ địi hỏi ngun vật liệu chất lượng cao hơn mà cịn địi hỏi cơng nghệ hiện đại và trình độ tay nghề của cơng nhân phải được nâng cao. Song hiện máy móc thiết bị của Nhà máy rất lạc hậu (như đã nói ở trên), Nhà máy mặc dù có điều kiện song chưa chú ý đến việc đổi mới công nghệ một cách đúng mức, điều đó được minh chứng bằng số liệu trong Bảng trên, năm 2002 so với năm 2001 giá trị tài sản cố định giảm cả về lượng và tỷ trọng.
Hai là, với lượng vốn nhà nước giao chiếm hơn 84% vốn của Nhà máy, tài sản
lưu động của Nhà máy được tài trợ hầu hết bằng vốn nhà nước (88,5%). Tuy có thế mạnh về vốn nhà nước như vậy nhưng Nhà máy đã tạo ra một cơ cấu tài sản khơng hợp lý, đó là ngun nhân thế mạnh về vốn nhà nước của Nhà máy chưa
được phát huy. Những phân tích sau đây của em sẽ cho thấy rõ điều này:
đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002
1.Phải thu 5.576.793.336 6.422.771.513
2.Tồn kho 6.536.958.897 7.668.885.025
3.TSLĐ # 59.934.548 34.355.674
4.Nợ ngắn hạn 10.224.406.825 1.735.023.732
Nhu cầu VLĐ thường xuyên 1.949.279.956 12.390.988.480
Theo số liệu tính tốn trên, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dương rất lớn cho thấy hàng tồn kho và các khoản phải thu là lớn, trong khi vòng quay vốn lưu
động của Nhà máy tăng không đáng kể (từ 1,05 lên 1,16) cịn vịng quay hàng tồn
kho thì giảm (từ 2,12 xuống 2,02). Điều này chứng tỏ có một lượng lớn hàng tồn kho đang bị ứ đọng, vốn ứ lại ở đó khơng quay vịng được.