Trong thực tế các ngân hàng thương mại Việt Nam đều chưa xác định được khẩu vị rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng mình là gì. Hoạt động cấp tín dụng vẫn bị dẫn dắt bởi thị trường và chịu tác động của thị trường. Ví dụ rõ ràng nhất là hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện nay của các ngân hàng thương mại. Hiện nay, đa số các ngân hàng thương mại đều có các khoản cấp tín dụng cho các dự án kinh doanh bất động sản và một số lượng không nhỏ đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn vay. Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với các quy định của Nhà Nước, trong đó thì Nhà Nước hiện đang rất không nhất quán trong việc ban hành các quy định liên quan đến lĩnh vực này và như vậy, đây là rủi ro mà ngân hàng thương mại hoàn toàn không thể quản lý được. Về nguyên tắc, Hội đồng quản trị của các ngân hàng không cho phép các cấp điều hành của mình kinh doanh tín dụng trong các lĩnh vực, ngành nghề, loại hình doanh nghiệp có những rủi ro mà ngân hàng không thể tính toán được hoặc không thể quản lý được.
Định kỳ, trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng, Hội đồng quản trị của các ngân hàng thương mại cần phải yêu cầu các cấp điều hành giải trình để kết luận được các vấn đề sau:
• Thái độ đối với rủi ro tín dụng
• Sự mong muốn rủi ro
Nếu rủi ro tín dụng được chấp nhận thì mức độ mong muốn rủi ro là bao nhiêu để đảm bảo kinh doanh an toàn và tối đa hóa lợi nhuận.
• Sở trường
Sở trường đối với cả kinh doanh hiện tại và tiềm năng của ngân hàng là gì? Trong tình hình hiện tại của thị trường thì tầm nhìn chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nên được xác định như sau:
Giữ tỷ trọng cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp Nhà Nước trong danh mục tín dụng tốt đa là 10%, các doanh nghiệp Nhà Nước được cấp tín dụng thì ngoài việc có thị
trường và khả năng kinh doanh tốt còn phải có cơ chế
quản lý dân chủ trong nội bộ doanh nghiệp. Khi cho vay các doanh nghiệp Nhà Nước phải có tài sản đảm bảo.
Đó là do doanh nghiệp Nhà Nước đang phải chị u sự quản lý và phải thực hiện các chỉ đạo của Nhà Nước và các
chỉ đạo này hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của các
ngân hàng thương mại để có thể có biện pháp quản lý phòng ngừa.
Hạn chế tối đa việc cho vay kinh doanh bất động sản trong giai đoạn mà Nhà Nước chưa đảm bảo được các quy
định của mình là nhất quán và ít thay đổi. Mảng kinh doanh này được xem là hoạt động sinh lợi rất cao cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, các chủ đầu tư đang chị u rủi ro rất cao do sự thay đổi chính sách của nhà nước và ngân hàng là người cho vay không nên gánh chị u cùng mức rủi ro của nhà đầu tư.
Hạn chế tối đa việc cấp tín dụng cho các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực cần có các giấy phép đặc biệt của Nhà Nước và các giấy phép này có điều kiện ràng buộc hoặc có thời hạn. Ví dụ: kinh doanh khai
thác khoáng sản.
Hạn chế tối đa việc cho vay ở các địa bàn cách xa điểm giao dị ch của ngân hàng thương mại vì mặc dù ngân hàng Nhà Nước không cấm nhưng việc cấp tín dụng ngoài địa bàn chứa đựng rất nhiều rủi ro do ngân hàng thiếu thông tin
để giám sát khách hàng hoặc để ứng phó với các thay đổi của thị trường địa phương.
Trên cơ sở xác định mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể
chấp nhận và sở trường kinh doanh của mình, Hội đồng quản trị ngân hàng yêu cầu các cấp điều hành phải định danh càng nhiều càng tốt những sản phẩm tín dụng mà ngân hàng có thể cung cấp cho thị trường sau khi thực hiện xem xét, đo lường toàn diện các rủi ro đối với các sản phẩm tín dụng này bằng cách: đảm bảo bất cứ một sản phẩm tín dụng nào cũng cần được trãi qua một quy trình đánh giá về rủi ro và khả năng quản lý rủi ro
đồng thời xác định mức tổn thất tối đa ngân hàng có thể
gánh chị u, từ đó có thể phân bổ nguồn lực để phát triển và quản lý từng sản phẩm tín dụng.
Tất cả các khoản cấp tín dụng ngoại bảng đều được đánh giá thẩm định như các khoản cho vay để đảm bảo an toàn cho ngân hàng.