Ở trên, chúng ta đã đề cập tới nguồn gốc phát sinh rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Dựa trên các khái niệm và nguyên tắc trên, các ngân hàng cần phải tự xây dựng cho mình một hệ thống quản lý rủi ro phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Từ thực tiễn hoạt động của các ngân hàng trên toàn cầu, người ta đưa ra một định hướng cho việc thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng an toàn và hiệu quả được trình bày dưới dạng hình kinh tự tháp:
Chiến lược quản lý rủi ro Tầm nhìn chiến luợc Mục tiêu ngân hàng Thực thi quản lý rủi ro Giám sát
Báo cáo Nhận biết
Quản lý
rủi ro Đo lường Thu thập số liệu
Hạ tầng quản lý rủi ro
Chính sách Tổ chức Công nghệ
Các định hướng và đúc kết về mặt thực tiễn này sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc cải tiến hệ thống quản lý tín dụng của một ngân hàng trở nên an toàn và hiệu quả. Việc triển khai đồng bộ, có chiều sâu đối với tất cả các thành phần cần thiết của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng là một yêu cầu rất quan trọng trong công tác triển khai, rà soát và điều chỉnh sau này.
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Thông qua việc quan sát tổng thể hoạt động tín dụng hiện tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam và đi vào xem xét cụ thể tình hình thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại (chương II), chúng ta có thể nhận thấy rằng khoảng 2 năm trở lại đây các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có rất nhiều nổ lực nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng để có thể phát triển mạnh hơn mà vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, các hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng Việt Nam chưa được thực hiện một cách tối ưu nhất do các ngân hàng còn đang phải mày mò xây dựng, cũng như chưa có một lộ trình thực hiện cụ thể. Tình trạng này dẫn tới việc khi gia tăng tốc độ phát triển hoạt động tín dụng thì hệ thống quản lý rủi ro tín dụng lại không theo kịp, phát sinh các bất cập, hạn chế, làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro không lường trước được.
Để có thế có biện pháp nâng cao chất lượng của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, ta cần xem xét một số tồn tại chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể như sau:
• Hệ thống thông tin dữ liệu khách hàng tín dụng không
đầy đủ và không được tập hợp có hệ thống để đảm bảo
tính liền lạc và tính liên tục.
• Các ngân hàng hiện tại vẫn đang sử dụng nguồn báo cáo
tài chính của doanh nghiệp có chất lượng kém khó đánh
giá đúng thực trạng và phân tích xu hướng của doanh nghiệp.
• Chưa áp dụng các phương pháp, lý luận để tính toán, lượng hoá rủi ro. Ngoài việc khó quản lý rủi ro do
không đo lường được, hạn chế này còn gây ra khó khăn
cho việc định giá cho vay phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng, của sản phẩm.
• Chưa hiểu được tầm quan trọng của công tác lên kế
hoạch kinh doanh cho hoạt động cấp tín dụng và triển khai thực thi hiệu quả kế hoạch kinh doanh để phát triển đúng định hướng, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
• Hệ thống các qui chế, quy định, quy trình của chính
sách tín dụng còn chồng chéo, khó hiểu, khó triển
khai.
• Sự am hiểu về thực trạng và xu hướng của các ngành kinh tế còn yếu do mức độ quan tâm đến các hoạt động nghiên cứu thị trường thấp.
• Các sản phẩm tín dụng chưa được đánh giá toàn diện về
rủi ro, xác lập các biện pháp phòng chống.
• Tính tuân thủ của các bộ phận kinh doanh tín dụng
chưa cao trong việc thực hiện kiểm tra khách hàng,
theo dõi hồ sơ khách hàng, qui trình thẩm định khách
hàng…
• Kỹ thuật phân tích dòng tiền chưa được quan tâm đúng
mức trong công tác thẩm định và trong hệ thống đánh giá khách hàng.
• Thiếu các hoạt động kiểm nghiệm với các điều kiện
thay đổi của thị trường, chính sách của Nhà Nước
để có những biện pháp phòng chống từ xa các tổn
thất có thể xảy ra cho hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
• Chưa quan tâm đến việc đào tạo liên tục trình độ của
nhân viên liên quan đến công tác tín dụng.
• Chất lượng phục vụ, khả năng tư vấn và hình ảnh ngân hàng còn kém: không thu hút được các khách hàng tốt và ngân hàng cũng không có nhiều cơ hội chọn lựa khách
• Mức độ công khai hoá thông tin của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cho các nhà đầu tư, công chúng còn thấp.
• Luật pháp của chưa bảo vệ các ngân hàng trong việc xử
lý tài sản đảm bảo vì vậy dễ làm phá sản các tính
toán (ví dụ: các chỉ số POD, LGD…) theo thông lệ quốc
tế .