Tình hình đầu tư vùng thời gian qua

Một phần của tài liệu CƠ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý (Trang 43)

III. CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO VÙNG, LÃNH THổ.

1. Tình hình đầu tư vùng thời gian qua

Tỷ trọng đầu tư phát triển của vùng trong tổng đầu tư của cả 6 vùng có sự khác biệt lớn. Bình quân giai đoạn 1996 - 1999, vùng kinh tế trọng điểm phía nam chiếm tỷ trọng lớn nhất (51,26%) gấp hơn 2 lần vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

(21,83%) và gấp 20 lần vùng Tây Nguyên (2,63%). Bên cạnh đó, tỉ tọng đầu tư phát triển của 6 vùng có xu thế khác nhau trong những năm 1996 - 1999.

Thứ nhất, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền trung tăng với các mức tương ứng từ 5,62% lên 7,88% và từ 3,4% lên 4.13%. Điều đó có nghĩa là sức thu hút vốn đầu tư phát triển của 2 vùng này đã tăng lên. (Tuy chưa được như mong muốn). Thứ 2, vùng Tây Nguyên và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long năm 1997 có giảm sút so với năm 1996, nhưng đã tăng dần trở lại vào năm 1998 và 1999. Thứ 3, tỉ tọng đầu tư của 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và phía nam có xu thế giảm dần với các mức tương ứng từ 21,9% xuống 19,51% và 51,99% xuống 50,99%. Điều này cho thấy tính bão hoà tương đối của vốn đầu tư tại hai vùng này so với các vùng khác.

Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong tổng vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đến tháng 12 - 1999 tại sáu vùng là 12.727 triệu USD. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 57,46%, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chiếm 31,42% (cả hai vùng chiếm tới 88,88%), vùng Tây Nguyên có tỉ lệ thấp nhất, chưa tới 1%. Vùng trung du và miền núi Bắc bộ và vùng Tây Nguyên thu hút và thực hiện được một lượng vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn nhiều so với tiềm năng. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, mặc dù đã được chú trọng về mặt chính sách (khu công nghiệp Dung Quất, Khu kinh tế mở Chu Lai...) nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn rất thấp so với mong muốn (chiếm 3,35%). Như vậy, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tập trung chủ yếu vào các vùng kinh tế trọng điểm. Để có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các vùng khó khăn cần có nhiều chính sách đồng bộ về cơ sở hạ tầng, ưu đãi, đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực.

Trong 5 năm (1995 - 1999) tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách do địa phương quản lý (gồm cả vốn ODA) là 15.540 tỉ đồng. Tỉ trọng nguồn vốn này của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là lớn nhất (25,01%) và thấp nhất là

vùng Tây Nguyên (7,39%). Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa các vùng không lớn (giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất chỉ là 17,62%). Hơn nữa, tổng nguồn vốn của ba vùng khó khăn chiếm 54,51% (lớn hơn so với ba vùng kinh tế trọng điểm). Như vậy, Nhà nước đã chú trọng thích đáng trong việc đầu tư từ ngân sách cho các vùng khó khăn. Vì vậy, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển chênh lệch đáng kể của vốn đầu tư nước ngoài vào các vùng.

Một phần của tài liệu CƠ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w