Thành lập cơ quan Nhà nước có quyền lực để thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Thực tiễn quá trình cổ phần hoá ở các nước, đặc biệt là ở Đông Âu cũng như giai đoạn thí điểm vừa qua ở nước ta đã cho thấy sự cần thiết phaỉ có một cơ quan được Nhà nước thành lập và uỷ quyền để giải quyết các vấn đề đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, trong đó chuyên trách theo dõi, chỉ đạo và có đầy đủ thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến công việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Tên gọi đối với cơ quan này tuy có sự khác nhau ở mỗi nước, như Bộ cải cách sở hữu (hay phủ Hunggari, Hội đồng thác quản ở Đức... Nhưng đều có cơ quan này có nhiệm vụ và quản lý và thực hiện sự chuyển đổi và đa dạng hoá sở hữu đúng với pháp luật trong các doanh nghiệp nhà nước, chống lại sự trục lợi, tham nhũng, tẩu tán tài sản của Nhà nước. Vì vậy, ở nước ta cần gấp rút thành lập một cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền với sự tập hợp của các chuyên gia am hiểu về các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật pháp... để chỉ đạo và điều hành có kết quả chương trình cổ phần hoá đầy khó khăn và phức tạp này. Dựa trên đề án tổng thể đổi mới khu vực kinh tế nhà nước và các luật có liên quan như Luật doanh nghiệp nhà nước. Luật công ty, Luật chuyển đổi sở hữu nhà nước... cơ quan này có

đủ quyền hạn để quyết định những vấn đề liên quan đến cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Sự tồn tại và hoạt động của cơ quan này trong thời gian bao lâu là tuỳ thuộc vào mục tiêu và kết quả của quá trình đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phạm vi và mức đôi cho phép chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ phần.

KẾT LUẬN

Bước và thập niên 90, các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam đã dần thích nghi và phát triển trong nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp Nhà nước cũng bộc lộ rõ những yếu kém trong quá trình quản lý kinh tế và khả năng chủ động kinh doanh. Chính vè thế Đảng ta đã đưa ra chủ trương cổ phần hóa là đúng thời điểm và hoản toàn phù hợp với hoàn cảnh của nền kinh tế VN. Mục tiêu lớn nhất của việc “Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước” là làm phát huy tính tự chủ của doanh nghiệp, huy động sức mạnh tổng hợp, tinh thần làm chủ của các thành viên trong doanh nghiệp, huy động thêm nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác tham gia vào quá trình điều hành và quản lý doanh nghiệp. Chính phủ đã có những điều chỉnh thích hợp với điều kiện kinh tế nói chung và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Điều này đã tạo cho mô hình cổ phần hóa ở VN có những điểm riêng biệt độc đáo. Đó là doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Trong quá trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp đã có khá nhiều thuận lợi, được quyết định kế hoạch sản xuất-kinh doanh phát huy sức sang tạo của thành viên trong doanh nghiệp, huy động vốn từ nhiều nguồn phục vụ cho phát triển sản xuất và đầu tư trang thiết bị cải thiện kỹ thuật, chủ động tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, được quyết định giá mua vào, bán ra, tự chủ trong tuyển lao động.

Có thể nói cổ phần hóa đã tạo ra những thay đổi mang tính bước ngoặt cho các doanh nghiệp Nhà nước, qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách với các doanh nghiệp khác. Cổ phần hóa đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế của nước ta, khiến VN trở thành một thị trường giàu tiềm năng, và đóng góp vào nỗ lực gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) về sau này. Với nhiều tính ưu việt so với các giải pháp khác, cổ phần hóa tao một bước chuyển mình mạnh mẽ cho cả nền kinh tế VN, từng bước hội nhập và thích nghi với nền kinh tế Thế giới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w