Thực trạng cổ phần hoá của doanh nghiệp ô tô khách Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (Trang 33 - 38)

Hiện nay cả nước có 85 DNNN trong ngành vận tải ô tô gồm: 9 doanh nghiệp trung ương và 76 doanh nghiệp địa phương, quản lý vừa qua thực hiện chủ trương cổ phần hoá các DNNN cục đường bộ Việt Nam đã chọn 5 doanh nghiệp vận tải ô tô là:

- Công ty xe khách số 14

- Công ty xe khách Quảng Ninh7 - Công ty xe khách Ninh Bình - Công ty xe khách Nghệ an - Công ty xe khách Lâm đồng

3.1 Vấn đề xác định giá trị tài sản và giá trị phần vốn của nhà nước .

Trên thực tế từ nhiều năm nay, ngành vận tải ô tô không được đầu tư phần lớn là xe cũ nát nêu trong số những đầu phương tiện đang hoạt động hiện có tới 50% là vốn tự bổ sung, hơn 10% là vốn do lái xe tự sửa sang và tu bổ. Chỉ có khoảng 40% là vốn do nhà nước đầu tư ban đầu. Vậy xác định giá trị tài sản như thế nào.

Theo nghị định số 44/1998 /NĐ-CP thì giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ

phần hoá = số lượng của từng tài sản x giá thị trường của tài sản tại thời điểm xác định giá trị DNx CL còn lại của tài sản (%)và đây cũng là yêu cầu của ban chỉ đạo tỉnh Quảng ninh . Thế nhưngµ, hiện nay các đầu xe của công ty đã cũ, sử dụng nhiều năm. Nếu tính theo giá thị trường thì doanh nghiệp sẽ chịu nhiều thua thiệt khi so sánh với giá cả và chất lượng của các loại xe mới và nó cũng không phản ánh được giá trị thật của xe. Do đó, doanh nghiệp đề nghị đánh giá số đầu xe, hiện có và giá trị của nó dựa trên sổ sách kế toán kiểm kê hàng năm của doanh nghiệp . Sang quá trình kiểm kê và đánh giá, tài sản của công ty được xác định là 9 tỷ đồng bao gồm 4 xưởng sửa chữa, 121 đầu xe và 325 cán bộ công nhân viên.

Theo nguyên tắc: giá thực tế phần vốn nhà nước

tại doanh nghiệp = g.trị thực tế của dn - cả khoản nợ phải trả

Thực tế tại doanh nghiệp vận tải ô tô cho thấy giá trị doanh nghiệp nên chia theo công thức 3-4-3 tức là trong số vốn tự bổ sung (50%) thì chia làm 10 phần, nhà nước sở hữu 3 phần, chia cho người lao động 4 phần để họ có tiền mua cổ phiếu còn 3 phần nên thông qua cơ quan bảo hiểm xã hội để chia cho các lao động đã nghỉ hưu giúp họ có thêm khoản tiền để mua cổ phiếu.

b.Vấn đề về lao động, mua bán cổ phiếu. * Về lao động

Vấn đề lựa chọn và tuyển dụng lao động vào công ty cổ phần cùng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Trước hết, đa số công nhân lái xe trong doanh nghiệp có tuổi đời đã cao phần lớn đều tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi doanh nghiệp muốn tổ chức đào tạo lại cán bộ, nâng cao tay nghề cho công nhân thì nhiều người không muốn đi vì tuổi đời đã xấp xỉ 50 tuổi . Trong khi đó lái xe loại trên 40 chỗ thì được nghỉ hưu ở tuổi 55 còn lái xe dưới 40 chỗ thì đến 60 tuổi mới được nghỉ hưu.

Khi chuyển sang công ty cổ phần doanh nghiệp sẽ tổ chức và hoạt động theo một cơ chế mới kéo theo là vấn đề tổ chức lại cán bộ, hình thành các phòng ban mới. Do đó, yêu cầu đối với cán bộ sẽ cao hơn. Các doanh nghiệp đều muốn lựa chọn các lao động trẻ khoẻ có tay nghề và trình độ cao vào làm việc . Như vậy, giữa lựa chọn lao động mới và sử dụng lao động cũ sẽ xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa quyền lợi cuả doanh nghiệp và quyền lợi của người lao động, đó là một vấn đề nhức nhối không chỉ đối với công ty xe khách Quảng Ninh nói riêng mà còn cả các doanh nghiệp cổ phần hoá nói chung.

* Về mua bán cổ phiếu.

Theo nghị định 44CP, mời cổ đông qua một năm công tác được mua 10 cổ phiếu, mời cổ phiếu không quá 100.000đ và được ưu đãi giảm 30% đối với số công nhân lâu năm. Công ty xe khách Quảng Ninh cho phép cán bộ quản lý được mua. Mỗi người 40 cổ phiếu. Cán bộ gián tiếp và các phòng ban mỗi người được mua 20 cổ phiếu. Công nhân lái xe được mua số cổ phiếu không quá 25% giá trị của chiếc xe do mình sử dụng. Thực tế cho thấy, vấn đề làm sao để nhà nước giữ được cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp cổ phần hoá điều quan trọng, nhưng vấn đề cần thiết và cấp bách hơn là làm sao để mọi người tin tưởng và mua số cổ phiếu đã

cổ phần hoá việc mua cổ phiếu không hấp dẫn đối với công nhân vì trước hết, đa số anh em công nhân đều còn nghèo. Họ không có nhiều tiền để mua cổ phiếu . Thứ hai, họ sợ mua cổ phiếu mà công ty làm ăn không hiệu quả thì '' mất cả chì lẫn chài “ gửi tiết kiệm thì chắc chắn hơn mặc dù lãi suất không cao . Thứ 3 vấn đề cổ phần hoá và thị trường chứng khoán là một vấn đề mới mẻ đối với mỗi người. Những nội dung cơ bản của cổ phần hoá thuận lợi và rủi ro của cổ phiếu là những vấn đề mọi người chưa rõ và điều đó khiến họ ngần ngại khi mua cổ phiếu. Muốn bán được cổ phiếu thì doanh nghiệp cần giới thiệu về thị trường chứng khoán để mọi người hiểu rõ và xoá bỏ khoảng cách đối với vấn đề hấp dẫn và mới mẻ này. Cuối cùng vấn đề tài chính kế toán của các doanh nghiệp làm sao cho rõ ràng. Doanh thu chi phí lợi nhuận trong báo cáo cuối năm có phải có số thực không bởi vì lợi nhuận gắn với quyền lợi của họ với số tiền mà họ đã bỏ ra. Nạn tham nhũng và sự thiếu chính xác trong các báo cáo kế toán cũng khiến mọi người không yên tâm về khi bỏ tiền mua cổ phần.

Về việc công nhân không có tiền để mua cổ phiếu, thì công ty đề nghị nhà nước cho phép doanh nghiệp được sử dụng một phần vốn tự tích luỹ để mua cổ phiếu và chia cho công nhân và giải quyết lao động cho những người lao động mất việc. Việc này cần phải giải quyết sớm để công ty cổ phần ra đời đỡ bị gánh nặng của đội ngũ lao động này. Về tỷ lệ trích thì doanh nghiệp đề nghị trích 50% vốn tự bổ sung để làm việc này.

* Thành lập và hoạt động của công ty cổ phần

Trong số 5 doanh nghiệp được cục đường bộ Việt nam chọn làm thí điểm cổ phần hoá thì công ty xe khách Quảng ninh có nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương mới này. Hiện nay công ty đã hoàn thành xong bước 2 là xác định giá trị doanh nghiệp và xây dựng điều lệ công ty cổ phần và phát hành cổ phiếu. Công ty đã dự kiến và chọn 7 người tham gia hội đồng quản trị và chờ đại hội cổ đông thông qua. Để chuẩn bị cho cổ phần hoá công ty đã vận động công nhân góp được hơn 6 tỷ đồng để mua 87 đầu xe tốt dựa vào hoạt động, vì thế đã tạo được lòng tin của cán bộ công nhân viên.

Tuy nhiên, cũng như nhiều doanh nghiệp khác nỗi lo ngại lớn nhất ở đây là liệu sau khi cổ phần hoá hoạt động dưới hình thức một công ty cổ phần thì công ty sẽ làm ăn như thế nào, khi mà các loại hình vận tải đang bung ra trên thị trường. Cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt hơn bởi pháp luật vẫn còn nhiều khe hở. và số xe tư nhân vẫn được thuê . Vậy làm sao tạo được sự bình đẳng trong lĩnh vực này? điều lo ngại ấy cũng đang là một lực cản vô hình làm chạm tiến trình cổ phần hoá ở các DNNN trong ngành vận tải ô tô nói chung và công ty xe khách Quảng ninh nói riêng.

CHƯƠNG II

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC CFHDN Ở NƯỚC TA1. Môi trường pháp lý cần thiết cho sự ra đời và hoạt động của công ty cổ 1. Môi trường pháp lý cần thiết cho sự ra đời và hoạt động của công ty cổ phần.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, tất cả mọi hoạt động kinh tế đều phải chịu sự định chế của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật. Đó là các bộ luật và văn bản dưới luật có ý nghĩa như là những điều kiện để xác lập và ổn định các mối quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô, tạo ra khung khổ pháp lý cho sự hoạt động của các đơn vị kinh tế phù hợp với lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường và chuyển đổi doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần không thể thực hiện được nếu Nhà nước không tạo lập môi trường pháp lý cần thiết làm điều kiện và cơ sở cho quá trình này.

Nói chung, ở các nước có nền kinh tế thị trường hoặc đang chuyển sang nền kinh tế thị trường đều có một số bộ luật cơ bản như: Luật công ty, Luật đầu tư trong và ngoài nước, Luật thương mại, Luật phá sản, Luật lao động và bảo hiểm, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật về thị trường chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán. Luật thống kê, kế toán và kiểm toán... Một số nước còn bổ sung thêm Luật tư nhân hoá để tạo cơ sở pháp lý cho quá trình tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Trong vấn đề này Nhà nước nên có sự nghiên cứu và ban hành một bộ luật đặc biệt để làm cơ sở căn bản cho quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đó là Luật chuyển đổi sở hữu nhà nước. Như ở trên chúng ta đã trình bày, trong nền kinh tế thị trường hỗn hợp có sự tham gia và hoà nhập của sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân dưới hình thức các công ty cổ phần thì quá trình chuyển đổi sở hữu bằng cổ phần hoá và quốc doanh hoá diễn ra song song với nhau. Với chế độ tham dự thông qua phát hành và mua bán trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, cả hai quá trình trên diễn ra liên tục nhằm chu chuyển các nguồn vốn đầu tư và cơ cấu lại mối quan hệ giữa hai khu vực này trong nền kinh tế và không bao giờ có điểm kết thúc. Vì vậy, cần quan niệm quá trìn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không phải chỉ có tính chất tạm thời trong một giai đoạn nhất định cũng như sẽ không còn diễn ra quá trình quốc doanh hoá trở lại các doanh nghiệp cổ phần tư nhân. Luật chuyển đổi sở hữu nhà nước ban hành sẽ

khẳng định sự cam kết của Nhà nước đi theo con đường phát triển nền kinh tế thị trường, tạo những điều kiện pháplý cần thiết cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như dân chúng thực hiện một cách yên tâm công cuộc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước với quy mô rộng lớn, khó khăn và lâu dài của Nhà nước. Đạo luật này cũng sẽ quy định những nguyên tắc chung thể hiện về mặt pháp lý quan điểm nhất quán của Nhà nước trong các vấn đề như doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành và lĩnh vực nào được cổ phần hoá và có sự tham gia của khu vực tư nhân, quy trình định giá doanh nghiệp và phương thức tiến hành cổ phần hoá, hệ thống tổ chức quyết định và thi hành cổ phần hoá, quản lý và sử dụng các nguồn vốn do bán cổ phiếu cũng như xử lý các hành vi làm dụng, cố ý làm trái nguyên tắc... Bên cahnh Luật công ty và Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật chuyển đổi sở hữu nhà nước sẽ đóng vai trò bảo đảm về mặt pháp lý cho bước trung gian chuyênr đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (Trang 33 - 38)