Thực trạng của khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (Trang 27 - 30)

Ở nước ta, cũng giống như các nước XHCN trước đây thực hiện mô hình kế hoạch hoá tập trung, lấy việc mở rộng và phát triển khu vực kinh tế Nhà nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân làm mục tiêu cho công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH. Vì vậy, khu vực kinh tế nhà nước đã được phát triển một cách nhanh chóng, rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực cơ bản với tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế bất kể hiệu quả đích thực mà nó mang lại, trong đó phải kể đến sự ra đời tràn lan của các doanh nghiệp Nhà nước do cấp địa phương quản lý.

Tỷ trọng của kinh tế nhà nước trong tổng sản phẩm xã hội của từng ngành tương ứng hiện nay là: xây dựng 76%; tròng rừng trong lâm nghiệp 35%; nông

nghiệp 3%; trong các ngành bưu chính viễn thông, vận tải đường sắt, hàng không chiếm 100%; viễn dương 98%; đường bộ 80%. Trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp: dầu khí, điện, than, khai thác quặng, hầu hết các ngành cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, xi măng, thuốc lá... kinh tế nhà nước vẫn nắm chủ yếu. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tín dụng ngân hàng... hầu hết là do kiểm toán nhà nước nắm giữ. Hàng năm, kinh tế nhà nước vẫn đang là nguồn thu ngân sách chủ yếu của ngân sách nhà nước (khoảng 60k% - 70% tổng thu ngân sách). Tuy nhiên, so với khối lượng vốn đầu tư và khoản trợ cấp ngầm qua tín dụng ưu đãi của ngân hàng, cũng như nếu bóc tách trong đóng góp hiện nay của các doanh nghiệp Nhà nước phần thuế tài nguyên do bán dầu thô, phần khấu hao cơ bản (đây là khoản thu hồi vốn của Nhà nước) và một phần rất lớn thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế gián thu khác đánh vào người tiêu dùng mà Nhà nước thu qua doanh nghiệp thì mức độ đóng góp trên còn chưa tương xứng.

Các doanh nghiệp Nhà nước được hình thành và phát triển trên cơ sở nguồn vốn cấp phát của ngân sách Nhà nước và do đó, tất cả các hoạt động đều chịu sự kiểm soát và chi phối trực tiếp của Nhà nước. Song cũng giống như nhiều nước trên thế giới. Khu vực kinh tế Nhà nước hoạt động hết sức kém hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp do cấp địa phương trực tiếp quản lý. Có thể minh hoạ nhận xét này qua một vài chỉ tiêu cụ thể sau đây:

+ Tỷ trọng tiêu hao vật chất trong tổng sản phẩm xã hội của khu vực kinh tế Nhà nước cao gấp 1, 5 lần và chi phí để sáng tạo ra một đồng thu nhập quốc dân thường cao gấp 2 lần so với kinh tế tư nhân.

+ Mức tiêu hao vật chất của các doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất cho một giá trị đơn vị tổng sản phẩm xã hội ở nước ta thường cao gấp 1,3 lần so với mức trung bình trên thế giới. Ví dụ, chi phí vật chất của sản phẩm hoá chất bằng 1,88 lần, sản phẩm cơ khí bằng 1,3 - 1,8 lần, phân đoạn bằng 2,35 lần. Mức tiêu hao năng lượng của các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta cũng cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Ví dụ trong sản xuất giày gấp 1,26 lần, hoá chất cơ bản bằng 1,44 lần, than bằng 1,75 lần, phân đạm 1,83 lần...

+ Chất lượng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp nhà nước rất thấp và không ổn định. Trung bình trong khu vực kinh tế nhà nước chỉ có khoảng 15% đạt tiêu chuẩn

xuất khẩu. 65% số sản phẩm đạt mức độ dưới trung bình để tiêu dùng nội địa; 20% số sản phẩm kém chất lượng. Do đó, hiện tượng hàng hoá ứ đọng với khối lượng lớn và chiếm hơn 10% số vốn lưu động của toàn xã hội.

+ Hệ số sinh lời của khu vực kinh tế nhà nước rất thấp. Ví dụ, hệ số sinh lời của vốn lưu động tính chung chỉ đạt 7% /năm. trong đó, ngành giao thông vận tải đạt 2%/năm. ngành công nghiệp khoảng 3%/năm, ngành thương nghiệp đạt 22%/năm.... hệ số sinh lời của vốn lưu động đạt 11%/năm, trong đó các ngành tương ứng ở trên đạt 9,4%; 10,6% và 9,5%.

+ Hiệu quả khai thác vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước hết sức thấp. + Số các doanh nghiệp thua lỗ chiếm một tỷ trọng lớn. Từ năm 1989 đến nay, nền kinh tế đã thực sự bước sang hoạt động theo cơ chế thị trường . Các chính sách về kinh tế, tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước đã được thay đổi theo hướng tự do hoá giá cả. Chi phí ngân sách nhà nước cho bù lỗ bù giá, bổ sung vốn lưu động cho khu vực này đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, tư tưởng bao cấp trong đầu tư vẫn còn rất nặng nề. Tất cả các doanh nghiệp được thành lập đều được cấp toàn bộ vốn từ ngân sách nhà nước. Hàng năm trên 85% vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi được dành cho các doanh nghiệp nhà nước vay. Tài sản tiền vốn của nhà nước giao cho doanh nghiệp chủ yếu là không được bảo tồn và phát triển . Theo báo cáo của tổng cục thống kê, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước mới chỉ bảo toàn được vốn lưu động, còn vốn cố định thì mới chỉ bảo toàn ở mức 50% so với chỉ số lạm phát. Hai ngành chiếm giữ vốn lớn nhất là công nghiệp và thương nghiệp (72,52%) lại là hai ngành có tỷ lệ thất thoát vốn lớn nhất ( 16,41% và 14,95%). Vấn đề nợ nần vòng vo mất khả năng thanh toán còn diễn ra khá nghiêm trọng do tình trạng quản lý của nhà nước về tài chính đối với doanh nghiệp chậm được đổi mới, đồng thời từ đó nạn tham nhũng, lãng phí diễn ra ở mức báo động.

Tựu trung lại, có thể thấy tình trạng kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước về cơ bản là do cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp tồn tại trong mấy chục năm qua. Trước đây do điều kiện lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nền kinh tế được quản lý như vậy sẽ bảo đảm huy động ở mức cao nhất mọi tiềm lực cho kháng chiến thắng lợi mà không cần tính đến hiệu quả. Tuy nhiên, khi đất nước đã chuyển sang thời kỳ hoà bình xây dựng kinh tế thì việc kéo dài quá lâu

cơ chế quản lý này đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và đẩy nền kinh tế rơi vào sự khủng hoảng.

Sự đổi mới tư duy về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết định hướng của nhà nước đã cho phép thực hiện việc phê phán và từng bước xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới thích ứng với nền kinh tế thị trường, trong đó có những chính sách, biện pháp nhằm đổi mới khu vực kinh tế nhà nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (Trang 27 - 30)