- Thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ có những tác
HỘI Ở VIỆT NAMHỘI Ở VIỆT NAM
HỘI Ở VIỆT NAM
Câu 42: Kinh tế nông thôn là gì ? Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ Câu 42: Kinh tế nông thôn là gì ? Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trả lời:Trả lời:
* Kinh tế nông thôn - Khái niệm
Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Nó là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành tiểu - thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ...tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc đân.
- Cơ cấu của kinh tế nông thôn
+ Cơ cấu ngành nghề: đa dạng hóa các loại ngành nghề
+ Cơ cấu thành phần kinh tế: tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ đạo.
+ Cơ cấu trình độ: vừa có trình độ hiện đại, quy mô lớn, vừa có trình độ thấp quy mô nhỏ và vừa.
+ Cơ cấu giai cấp, xã hôi: tồn tại nhiều giai cấp và có sự khác nhau giữa các giai cấp do đó còn nhiều mâu thuẫn xã hội
* Vai trò của kinh tế nông thôn
- Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng không thể thiếu bảo đảm thắng lợi cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Kinh tế nông thôn phát triển mà trước hết là phát triển nông nghiệp sẽ là cơ sở
tồn tại của xã hội thông qua việc cung cấp lương thực, thực phẩm...
+ Kinh tế nông thôn phát triển sẽ cung cấp nguồn vốn, lao động cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Kinh tế nông thôn là nơi cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Kinh tế nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ
- Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả quá trình
+ Kinh tế nông thôn phát triển sẽ làm cho các hoạt động ở nông thôn như: chuyển dich cơ cấu kinh tế, phân công lao động, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, đô thị hóa nông thôn...sẽ đúng hướng và hiệu quả hơn.
+ Các hoạt động đó gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp, nông thôn, nông dân làm cho vấn đề việc làm được giải quyết, trên cơ sở đó tăng thu nhập, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, giảm sự chênh lệch giữa thành thị với nông thôn.
- Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần to lớn trong việc bảo vệ và sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái
Nông thôn là một vùng rộng lớn chiếm đại bộ phận tài nguyên của đất nước. Phát triển kinh tế nông thôn cho phép khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái một cách hiệu quả.
- Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội ở nông thôn nói riêng và đất nước nói chung
Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với phát triển chính trị, xã hội, văn hóa.... theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi nông thôn đã có sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội sẽ tạo niềm tin cho nhân dân bảo đảm sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hồ Chí Minh đã từng nói: "Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân", có nghĩa muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải dựa vào sức mạnh của nhân dân. Muốn phát huy sức mạnh của nhân dân phải làm cho dân tin, sự phát triển kinh tế nông thôn chính là đảm bảo xây dựng, củng cố niềm tin đó. Câu 43: Trình bày công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trả lời:
* Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghieepjvaf dịch vụ cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa.
* Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một tất yếu khách quan, bởi vì:
- Nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược và có vai trò to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước nhưng đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, lạc hậu, năng suất thấp.
- Nông thôn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và khai thác chưa hiệu quả, vì vậy đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn là giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế công nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế có cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại.
- Thực trạng nông nghiệp nông thôn và đời sống nông dân còn nhiều điểm yếu kém gây trở ngại cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, quan hệ sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế mới đòi hỏi phải khắc phục giải quyết.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là giải pháp để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn.
* Quan điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn - Tạo ra nông nghiệp hàng hoá đa dạng.
- Nhằm khai thác nguyên liệu tại chỗ.
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Phát triển kinh tế đô thị và các khu công nghiệp. - Sử dụng các nguồn tài nguyên, đất, nước, rừng, biển. - Cải tạo môi trường sinh thái ở nông thôn.
* Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Mục tiêu tổng quát, lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp để tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo, nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại.
* Bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.