- Hình thái chung của giá trị
PQ (PQ1 + PQ2) + PQ
giảm. Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát thành ba loại: lạm phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng lên dưới 10% một năm); lạm phát phi mã (chỉ số giá cả tăng
trên 10% một năm); siêu lạm phát (chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần và hơn nữa một năm). Lạm phát dẫn tới sự phân phối lại các nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư; khuyến khích đầu cơ hàng hóa, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế bị méo mó biến dạng, tâm lý người dân hoang mang…Lạm phát là hiện tượng chung của nền kinh tế hàng hóa và có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Vì vậy, ổn định tiền tệ, chống lạm phát là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nước trên thế giới.
Câu 13: Phân tích quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa. Hãy chỉ ra biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật này đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam?
Trả lời:
* Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có quy luật giá trị hoạt động. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Trong sản xuất, quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Còn trong trao đổi, hay lưu thông phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
- Cơ chế tác động của quy luật giá trị thông qua sự vận động lên xuống của giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hóa, là kết quả của sự thỏa thuận giữa người mua và người bán hàng hóa trên thị trường. Giá trị là cơ sở của giá cả. Giá cả có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng giá trị. * Tác động của quy luật giá trị
- Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Điều tiết sản xuất: Người sản xuất hàng hóa, sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào và sản xuất cho ai là do họ quyết định. Mục đích của họ là thu được nhiều lãi. Dựa vào sự biến động của giá cả thị trường, họ biết được hàng hóa nào đang thiếu, bán chạy, có giá cao và nhiều lãi; hàng hóa nào ế thừa, giá thấp. Từ đó, họ họ sẽ mở rộng sản xuất những mặt hàng đang thiếu, bán chạy, nhiều lãi và ngược lại sẽ thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa không sản xuất những mặt hàng ế thừa, giá thấp. Kết quả là các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn được dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác; làm cho quy mô sản xuất của ngành này mở rộng, ngành khác thu hẹp.
+ Điều tiết lưu thông: Dưới tác động của quy luật giá trị, hàng hóa được di
chuyển từ nơi giá thấp đến nơi giá cao. Từ đó phân phối các nguồn hàng hóa một cách hợp lý hơn giữa các vùng của đất nước, giữa trong nước với ngoài nước, giữa cung và cầu về các loại hàng hóa trong xã hội.
- Hai là, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển
Trong sản xuất hàng hóa, người sản xuất nào cũng muốn có nhiều lãi. Người có nhiều lãi hơn là người sản xuất ra hàng hóa có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa. Muốn vậy, những người sản xuất phải tìm mọi cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động... Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Kết quả là lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, năng suất lao động không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
- Ba là, phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu nghèo, làm xuất
hiện nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa
Trong sản xuất hàng hóa, dưới sự tác động của quy luật giá trị và các quy luật khác, tất yếu dẫn đến kết quả: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ cao, có kiến thức, trang bị kỹ thuật tốt, có vốn..., hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ sẽ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ. Ngược lại, những người không có các điều kiện trên, làm ăn kém cỏi hoặc gặp rủi ro, tai nạn sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản trở thành lao động làm thuê. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. * Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển của
chủ nghĩa tư bản
- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Giá trị chuyển hóa thành giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là sự vận động của giá trị của hàng hóa trong điều kiện tụ do cạnh tranh của tư bản và được xác định bằng chi phí tư bản cộng lợi nhuận bình quân. Giá cả sản xuất = K + p - Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. Trong giai đoạn này, các tổ chức độc quyền áp dụng cơ chế giá cả độc quyền thấp khi mua và giá cả độc quyển cao khi bán. Kết quả là các giá trị hàng hóa được chuyển hóa thành giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền = K + pĐQ
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị đối với sự phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nghiên cứu quy luật giá trị có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta trên cả hai mặt: tích cực và tiêu cực.
- Mặt tích cực:
+ Nó buộc các chủ thể kinh tế phải nhạy bén, năng động trong sản xuất, kinh doanh, phải tìm cách tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm; phải tìm đến ngành hoặc lĩnh vực mà mình có lợi thế, đến mặt hàng có nhiều người cần, tức là phải nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh tế
+ Nó tác động làm cho cơ cấu của nền sản xuất được điều chỉnh một cách linh hoạt phù hợp với cơ cấu tiêu dùng của xã hội.
+ Nó buộc các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau, điều này làm cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng có hiệu quả, kích thích tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
+ Nó còn có tác động bình tuyển người sản xuất, nhờ đó chọn ra được những người năng động, tài kinh doanh, biết làm giàu; đồng thời buộc những người kém cỏi phải vươn lên, tích cực hơn nếu không muốn trở thành nghèo khó.
Với những tác động này, chúng ta cần phải tôn trọng và phát huy vai trò tự điều tiết của quy luật giá trị để phân bổ các nguồn lực của xã hội cho các ngành, các lĩnh vực một cách linh hoạt và có hiệu quả; xây dựng các vùng kinh tế chuyên môn hóa; lựa chọn kỹ thuật, công nghệ mới; định hướng đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển.
- Mặt tiêu cực:
+ Nó gây ra tình trạng khai thác cạn kiệt tài nguyên, đổ chất thải bừa bãi, mất cân bằng sinh thái và gây ô nhiễm môi trường.
+ Nó dẫn đến khủng hoảng kinh tế và các căn bệnh kinh tế khác (đình trệ, suy thoái, lạm phát tiền tệ...) có cơ hội phát triển.
+ Nó dẫn đến sự mất bình đẳng về thu nhập trong xã hội, tác động tiêu cực đến tiến bộ xã hội…
Việc nghiên cứu mặt tiêu cực của quy luật giá trị giúp cho nhà nước tìm ra các giải pháp ngăn ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực của quy luật này đối với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 14: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa
Trả lời:
* Giá cả
Giá cả là một phạm trù trung tâm của kinh tế thị trường. Nhà kinh tế học người
Mỹ P.A.Samuelson cho rằng: giá cả là phương tiện, tín hiệu của nền kinh tế, nó chỉ cho người sản xuất biết sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào và phân phối cho ai ? Đồng thời, giá cả cũng giúp cho người tiêu dùng điều chỉnh sức mua của mình. Như
vậy, giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
- Giá trị là cơ sở của giá cả, nhưng trên thị trường không phải lúc nào giá cả cũng phù hợp giá trị mà nó thường xuyên biến động, lên xuống xoay quanh giá trị do nhiều nhân tố ảnh hưởng. như: cạnh tranh, cung - cầu, sức mua của đồng tiền.
- Trên thị trường, giá cả do người mua và người bán thỏa thuận với nhau hình thành giá cả thị trường. Hay nói cách khác, giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hóa trên thị trường. Đối với người kinh doanh, đó là giá kinh doanh, giá này phải bù đắp được các chi phí và có lãi cần thiết thì họ mới có thể tồn tại và phát triển. * Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa
Giá cả thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán, là sự thỏa thuận và là phương tiện giải quyết mâu thuẫn, lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán. Giá cả chịu sự tác động của các nhân tố:
- Cung - Cầu
Cung - Cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Khi Cung > Cầu thì giá cả giảm thấp hơn giá trị của hàng hóa. Ngược lại, khi Cung < Cầu thì giá cả tăng lên cao hơn giá trị. Khi Cung = Cầu thì giá cả bằng giá trị. Mặt khác, giá cả cũng có tác động trở lại đối với Cung - Cầu. Khi giá cả tăng thì Cung > Cầu và ngược lại khi giá cả giảm thì Cầu > Cung.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa
Giá cả bị chi phối bởi đơn vị giá trị sử dụng gắn với chất lượng hàng hóa, chi phí
sử dụng hàng hóa và các loại hàng hóa thay thế cho nhau. Giá trị sử dụng của hàng hóa càng nhiều thì giá cả càng cao và ngược lại.
- Số lượng tiền tệ đưa vào lưu thông
Nếu số lượng tiền tệ trong lưu thông nhiều hơn mức cần thiết thì giá cả tăng, sức
mua thực tế của đồng tiền giảm sẽ xảy ra lạm phát. Ngược lại, nếu số lượng tiền tệ đưa vào lưu thông ít chưa phản ánh hết giá trị, điều này sẽ dẫn đến tình trạng giảm phát hay là tiểu phát.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu giá cả
Giá cả là một phạm trù kinh tế tổng hợp thể hiện các mối quan hệ kinh tế - xã hội như: quan hệ cung - cầu, quan hệ tích lũy - tiêu dùng, quan hệ lợi ích giữa các ngành, các tầng lớp dân cư trong xã hội. Vì vậy, thông qua cơ chế, chính sách giá cả Nhà nước thực hiện vai trò quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mô, điều chỉnh các mối quan hệ lớn của nền kinh tế đảm bảo sự phát triển ổn định, hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước.
Câu 15: Phân tích vai trò của cạnh tranh, quan hệ cung - cầu trong nền sản xuất hàng hóa và các chức năng cơ bản của thị trường.
Trả lời:
* Quy luật cạnh tranh
- Khái niệm cạnh tranh: cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh về mặt kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình
- Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh: quy luật cạnh tranh bắt nguồn từ sự khác nhau về điều kiện sản sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa của các chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa như: trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý sản xuất, chi phí sản xuất, thị trường tiêu thụ... đã ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa. Kết quả là có người thuận lợi thì phát triển, có người khó khăn, phá sản... vì vậy họ buộc phải cạnh tranh với nhau để tồn tại. Mặt khác, giá cả hàng hóa trên thị trường thường xuyên biến động do đó cạnh tranh không ngừng xảy ra và mang tính khách quan. - Nội dung của cạnh tranh: Các chủ thể cạnh tranh để chiếm các nguồn nguyên liệu, các nguồn lực sản xuất. Cạnh tranh về tiềm lực khoa học và công nghệ nhằm giảm giá thành hàng hóa. Cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, giành nơi đầu tư có lợi nhất, giành được các hợp đồng, các đơn đặt hàng... Cạnh tranh về giá cả và phi giá cả, bằng chất lượng, hình thức kiểu dáng sản phẩm, các dịch vụ ...
- Hình thức cạnh tranh: Cạnh tranh giữa người mua - người bán, cạnh tranh giữa người bán - người bán, cạnh tranh giữa người mua - người mua, cạnh tranh trong nội
bộ ngành, cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh quốc gia với quốc tế. Mỗi hình thức cạnh tranh có nội dung, tác dụng nhất định đối với nền kinh tế.
- Vai trò của cạnh tranh: cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nó buộc tất cả các chủ thể sản xuất - kinh doanh phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, năng suất lao động, năng động, nhạy bén, linh hoạt trong tổ chức quản lý sản xuất.... để đạt hiệu quả kinh tế cao. Thực tế cho thấy ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì ở đó thường trì trệ, bảo thủ và kém hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cạnh tranh cũng có nhiều hạn chế, tiêu cực như: chạy theo lợi nhuận cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật, suy thoái đạo đức, lối sống...
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật cạnh tranh:
+ Cạnh tranh có vai trò to lớn trong nền sản xuất hàng hóa, nhưng cũng có nhiều tiêu cực hạn chế. Cạnh tranh làm cho nền kinh luôn ở trong trạng thái mất ổn định vì khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tệ nạn kinh tế, suy thoái đạo đức, lối sống... Bởi vậy, trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển các chủ thể kinh tế phải luôn chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất và sẵn sàng