BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu VIỆT NAM: MỘT SỐ ĐIỂN HÌNHPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Báo cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốcvề Phát triển bền vững (Rio+20) (Trang 49)

Mười một ví dụ điển hình PTBV được trình bày trong Báo cáo này là những minh họa mang tính chấm phá cho các chương trình, mô hình, sáng kiến điển hình về PTBV đa dạng, nhiều màu sắc ở Việt Nam. Những điển hình này liên quan đến 4 nhóm lĩnh vực về sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong sản xuất, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn, bảo tồn và phát triển, ứng phó với biến đổi khí hậu, được minh họa bằng những chương trình, dự án có quy mô lớn đến những sáng kiến mô hình nhỏ lẻ mang tính cộng đồng địa phương. Đây là những trường hợp điển hình có những kết quả và tác động tích cực tới tiến trình PTBV ở Việt Nam và có những điển hình được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Những điển hình được lựa chọn đều gắn với 19 lĩnh vực PTBV của Việt Nam, đồng thời có mối liên hệ tới chủ đề chính của Hội nghị Rio+20 về nền kinh tế xanh trong bối cảnh PTBV và xóa đói giảm nghèo và khung thể chế cho PTBV; và đặc biệt là dựa trên 8 nguyên tắc PTBV của Việt Nam, được áp dụng một cách sáng tạo từ 27 nguyên tắc phát triển bền vững trong Chương trình Nghị sự 21 thế giới.

Một số bài học được rút ra từ thực tiễn triển khai các mô hình, sáng kiến điển hình về PTBV, đó là:

●Cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong thực hiện PTBV đã tạo điều kiện và khuyến khích, thúc đẩy việc

triển khai các mô hình, sáng kiến điển hình về PTBV ở Việt Nam thời gian qua.

● Các điển hình PTBV ở Việt Nam đều được thực hiện theo định hướng chính sách, chiến lược quốc gia và ngành và trong khuôn khổ các chương trình hành động của ngành hoặc địa phương nhằm thực hiện các Mục tiêu PTBV. Các điển hình được thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, thể chế, văn hóa, dân tộc và truyền thống đặc thù của từng địa phương.

● Một kinh nghiệm thực tiễn của các điển hình là đều huy động được các nguồn lực khác nhau để thực hiện các mục tiêu PTBV, với sự tham gia tích cực, chủ động của các bên liên quan bao gồm chính quyền địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng người dân nên đã đảm bảo cho sự thành công của các điển hình.

● Sự hỗ trợ hiệu quả của các tổ chức quốc tế góp phần quan trọng cho sự thành công của các điển hình PTBV.

Những kinh nghiệm được rút ra từ những điển hình này có thể là những gợi ý cho các tổ chức, cá nhân, các địa phương và các ngành trong cả nước xây dựng nên những mô hình, sáng kiến PTBV dựa trên điều kiện và hoàn cảnh đặc thù của mình. Đồng thời những ví dụ điển hình về PTBV ở Việt Nam sẽ là những bài học kinh nghiệm để chia sẻ với cộng đồng quốc tế.

Các chương trình, mô hình, sáng kiến điển hình về PTBV thực hiện trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu PTBV ở Việt Nam. Để có thể phát triển và nhân rộng các mô hình, sáng kiến PTBV, Việt Nam cần:

●Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện các hoạt động, mô hình, sáng kiến PTBV.

● Tăng nguồn hỗ trợ tài chính từ ngân sách cho các hoạt động, mô hình, sáng kiến PTBV.

●Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan,

đặc biệt là các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các hoạt động, mô hình, sáng kiến PTBV.

●Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng và triển khai các hoạt động, mô hình, sáng kiến PTBV, đồng thời huy động sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho việc triển khai và nhân rộng các hoạt động, mô hình, sáng kiến PTBV.

Một phần của tài liệu VIỆT NAM: MỘT SỐ ĐIỂN HÌNHPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Báo cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốcvề Phát triển bền vững (Rio+20) (Trang 49)