những hộ nông dân quy mô nhỏ bằng phương pháp canh tác lúa sinh thái và hiệu quả, tăng năng suất nhưng lại giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới. Ở Việt Nam, quá trình thử nghiệm và chuyển giao SRI từ năm 2003 với sự thúc đẩy và tham gia hỗ trợ thực hiện của các tổ chức phi chính phủ và hiện đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức công nhận.
nghiệm và mở rộng mô hình áp dụng. Về hiệu quả trong ứng phó với BĐKH, SRI giúp tăng khả năng chống chịu của cây lúa trước những diễn biến bất thường của thời tiết, như hạn hán, gió bão, dịch bệnh, góp phần hạn chế phát thải khí nhà kính như metan (CH4) và nitơ ôxít (N2O). Sự thành công của mô hình là áp dụng nguyên tắc “dựa vào cộng đồng” với sự tham gia trực tiếp của người nông dân, sự ủng hộ tích cực của chính quyền địa phương, sự lựa chọn địa điểm và hộ nông dân tham gia mô hình phù hợp và vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức và sự đồng thuận của cộng đồng.
Mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC)27của Việt Nam được áp dụng rất phổ biến ở vùng nông thôn, bằng cách tận dụng tối đa diện tích đất đai, địa hình, nguồn nước, nguồn lao động nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Tính ưu việt của mô hình này là dễ áp dụng ở cấp hộ gia đình, đem lại hiệu quả trực
tiếp đến đời sống người dân, sử dụng kiến thức bản địa trong sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời có thể ứng dụng các thành quả khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới. Mô hình VAC xét về khía cạnh thích ứng với BĐKH là một tiểu hệ sinh thái bền vững và linh hoạt, có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thời tiết biến đổi thông qua việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Xét về khía cạnh kinh tế, mô hình này có ý nghĩa trong việc giúp xóa đói giảm nghèo, giải quyết nhu cầu trước mắt về thức ăn hằng ngày cho người dân. Đây cũng được coi là một hình thức sinh kế hiệu quả, giúp người nông dân có thể tự chủ trong sản xuất, nâng cao thu nhập. Bài học thành công để phổ biến mô hình là dựa vào kiến thức bản địa và tham khảo ý kiến của người dân. Cách thức triển khai nên bắt đầu từ dễ đến khó, không nhất thiết phải bắt buộc bao gồm đầy đủ các thành phần vườn - ao - chuồng, và cũng có thể mở rộng thêm các thành phần khác như ruộng/rừng/bio-