Định hướng phát triển cho từng lĩnh vực cụ thể.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại hà nội (Trang 26)

I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT Ở HÀ NỘ.

2. Định hướng phát triển cho từng lĩnh vực cụ thể.

Hướng tới một Thủ đô văn minh có hệ thống giao thông tương xứng với các nước trong khu vực, Châu Á, đồng thời nhằm giảm bớt sự quá tải về giao thông nội thị, thành phố Hà Nội đã và đang chuẩn bị cải tạo, mở rộng các nút giao thông nằm trong kế hoạch phát triển đô thị Hà Nội giai đoạn 1 ( 2000 – 2004 ). Cụ thể:

Nút Ngã Tư Vọng: là công trình cầu vượt đạt tiêu chuẩn quốc tế với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 155 tỷ đồng. Cầu vượt bao gồm 4 luồng, mỗi luồng rộng 7 m, tổng chiều dài khoảng 500 m với kết cấu nhịp bê tông, cốt thép, dự ứng lực do Viện thiết kế Nhật Bản – JBSI tư vấn thiết kế. Hiện nay, đường hầm cho người đi bộ đang được các đơn vị khẩn trương thi công.

Nút Ngã Tư Sở: công trình cải tạo nút giao thông Ngã Tư Sở sẽ được khởi công vào đầu năm 2003 và hoàn thành trước khi VN tổ chức SEA Games 2003. Công trình có số vốn đầu tư dự kiến là 1140,4 tỷ đồng, tổng diện tích đất xây dựng dự án là 94425 m2. Theo thiết kế, nút giao thông sẽ mở rộng ở tất cả các hướng đường. Xây dựng cầu vượt theo hướng đường Nguyễn Trãi – Tây Sơn dài 262,3 m; rộng 17 m cho 4 làn xe. Đường dẫn lên cầu mỗi bên dài 97,65 m; độ cao gầm cầu hơn 4,5 m. Đường hầm cho người đi bộ rộng 3 m, dài trên 300 m theo 4 nhánh hướng tâm và có thể mở siêu thị phục vụ khách đi bộ ngay trong hầm. Một số tuyến đường sẽ được mở rộng như: đường Trường Chinh 53,5 m; đường Láng 53,5 m; đường Tây Sơn 45 m ... Theo Ban quản lý các Dự án phát triển đô thị Hà Nội, hiện nay thành phố đang triển khai công tác đền bù cho gần 1000 hộ dân để giải phóng trên 48 nghìn m2 phục vụ xây dựng dự án. Công trình hoàn thành sẽ là nút mở cho cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội.

Nút giao thông Bưởi: với mục tiêu nhằm hoàn chỉnh hệ thống giao thông trên tuyến đường vành đai và phục vụ chuyển hướng giao thông ra - vào thành phố đồng thời là cầu nối giữa các tuyến đường vành đai II, III và các đường nhánh

khu vực. Dự án được xây dựng trên diện tích 63308 m2 với tổng mức đầu tư

không hoàn chỉnh với giải pháp vượt đê tại cao độ cho phép và dòng xe thô sơ được tách riêng. Phạm vi nút có bán kính khoảng 140 m, tâm nút giao thông là điểm giao cắt giữa tim đường Hoàng Quốc Việt hiện tại với tim của đường vành đai II. Giao thông hướng tâm qua nút đường Hoàng Quốc Việt có mặt bằng cắt ngang 50 m qua nút với cao độ 7,5 m cắt qua đê Bưởi, kéo dài gặp đường Hoàng Hoa Thám. Hướng giao thông vành đai II qua phía Nam của nút, xuất phát từ đê Bưởi có mặt bằng cắt ngang dẫn vào nút là 57,5 m gồm 6 làn xe cơ giới, 2 làn thô sơ. Riêng hướng Cầu Giấy – Nhật Tân chui qua đê Bưởi bằng một tuyến rộng 5 m cao 2,5 m. Hai cầu cong nối từ cầu vượt chính dẫn xuống dành cho hai nhánh rẽ trái cho xe cơ giới từ đường vành đai II về hai phía Hoàng Quốc Việt và Ba Đình có chiều rộng 10 m với 2 làn cho xe cơ giới.

Nút Bảo tàng Dân tộc học – Viện Vật lý: nằm trên tuyến đường Ngọc Khánh - Đê Bưởi – Nghĩa Đô dài 1,54 km, mặt cắt ngang rộng 37 – 40 m với 2 làn đường. Đoạn qua đê Bưởi sẽ xây dựng cầu cạn dài 47,15 m; rộng 10 m; cao độ mặt cầu 14,47 m; chiều cao tĩnh không là 4,5 m.

Nút Đại Cồ Việt: là ngã năm rộng, không có điều khiển giao thông, thiếu biện pháp phân luồng. Dự án tổ chức giao thông như sau: Đoạn Đại Cồ Việt – Thái Phiên ( trên phố Huế ) sẽ đổi thành một chiều đi theo hướng Bắc. Đoạn Lê Đại Hành - Đại Cồ Việt ( đường Bà Triệu ) sẽ đổi thành đường một chiều theo hướng Nam. Tại đây sẽ lắp đèn tín hiệu nhiều pha, xây dựng làn xe thô sơ riêng.

Nút giao thông Lê Thánh Tông và khuvực Nhà hát lớn: là ngã bảy rộng, không có điều khiển giao thông, các đường dẫn vào nút đều là đường hai chiều. Dự án sẽ điều chỉnh cho 4 hướng giao thông đi vào nút chính, các hướng phụ sẽ không được đi vào. Tại đây sẽ bó vỉa, lắp đặt giao thông. Việc bố trí mới này sẽ tạo cho khu vực trước Nhà hát lớn như một quảng trường đô thị, đồng thời dành ra phần đường cho người đi bộ, giảm xung đột giao thông.

đến Hàng Bông được loại bỏ bằng cách kéo dài đảo giao thông. Phố Điện Biên Phủ sẽ chuyển thành đường một chiều đi về phía Bắc. Phố Hoả Lò đổi thành đường một chiều đi về hướng Bắc để giảm xung đột tại nút Thợ nhuộm.

Ban quản lý các Dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội cho biết hiện nay các nút giao thông trọng điểm khác như: Kim Liên, Nam Thăng Long … cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện dự án, đền bù giải phóng mặt bằng và gấp rút chuẩn bị để triển khai thi công vào cuối năm 2002 và quý I năm 2003.

Cùng với việc cải tạo và mở rộng các nút giao thông, Hà Nội cần sớm hình thành 3 tuyến vành đai: vành đai I bao quanh phố; vành đai II bao quanh nội thành; vành đai III phục vụ giao thông liên tỉnh. Tiếp tục hoàn chỉnh mạng lưới đường đô thị, xây dựng mạng lưới giao thông cho các khu đô thị mới, các quận mới, ưu tiên phát triển ngay mạng lưới đường khu vực có mật độ đường thấp, xây dựng các khu trung tâm thương mại mới để giảm mật độ kinh doanh buôn bán ở trung tâm thành phố.

Tiếp đó, để chống ùn tắc giao thông, thành phố Hà Nội cần phát triển và đổi mới hệ thống vận tải hành khách công cộng. Hiện nay, Hà Nội mới có 32 tuyến xe bus, sắp tới sẽ điều chỉnh lại cho hợp lý, có thêm các tuyến gom khách từ các khu tập thể, khu chung cư đến các điểm đỗ trung chuyển. Mạng xe bus sẽ phủ khắp các tuyến phố và ngõ phố ( nếu có thể ), cự ly ngắn nhất là 8 km và dài nhất đến 30 km. Sắp tới trên 200 xe mới sẽ được trang bị thiết bị tự động để kiểm soát hành vi của người lái xe cùng với hệ thống thiết bị ở trung tâm điều khiển, thiết bị lắp đặt trên tuyến, người điều hành có thể biết được xe nào đi không đúng tuyến, xe nào dừng không đúng nơi quy định để đón trả khách, xe nào chạy không đúng giờ … Phấn đấu nâng tỷ lệ đi lại bằng xe bus vào cuối năm 2002 khoảng từ 7 – 9% và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn đến năm 2005 đưa tỷ lệ vận chuyển bằng xe bus được từ 20 – 25 % nhu cầu đi lại của nhân dân.

Sự phát triển kinh tế kéo theo mức sống tăng lên và chất lượng đi lại cũng tăng lên. Một trong những nhu cầu đó là đi lại bằng xe cá nhân. Ở Hà Nội phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy. Vì vậy, để hạn chế phương tiện này đi lại nhiều trong thành phố có thể thực hiện bằng nhiều phương thức như hạn chế đăng ký xe máy ở thành phố, thu phí lưu hành sử dụng thường xuyên và vào giờ cao điểm, tăng thuế nhập khẩu loại phương tiện này.

b) Đường sắt.

Giữ nguyên hệ đầu mối giao thông đường sắt phía Tây thành phố, xây dựng mới đoạn Văn Điển – Cổ Bi. Hoàn chỉnh hệ thống ga đường sắt trong đó có các ga Phú Diễn, Hà Đông, Giáp Bát, Gia Lâm, Yên Viên, Cổ Bi. Trong đó, các ga Yên Viên, Cổ Bi là những ga lập tàu hàng và các ga Gia Lâm, Phú Diễn là những ga lập tàu khách.

c) Đường sông.

Tổ chức nạo vét sông Hồng đảm bảo tàu 2000 – 3000 tấn ra vào dễ dàng. Đầu tư một số phương tiện mới cho các cảng chính để đảm bảo việc vận chuyển nhanh chóng, kịp thời. đa dạng hoá các hình thức kinh doanh đường sông.

d) Đường hàng không.

Hiện tại, nhà ga hành khách Nội Bài T1 vẫn đủ sức đáp ứng khách thông qua khoảng 2 triệu khách / năm. Dự báo đến năm 2005 con số này sẽ là 3,5 – 4 triệu khách / năm và năm 2010 là 6 – 8 triệu. Cho nên, việc xây dựng nhà ga lớn hơn là cần thiết.

Là cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội, nơi đưa đón các đoàn khách quốc tế và các chuyến bay chuyên cơ, sân bay Nội Bài chỉ có duy nhất một đường cất hạ cánh nên khi gặp trục trặc các chuyến bay quốc tế lại phải hạ cánh tại nhà ga hành khách Đà Nẵng hoặc Cát Bi ở Hải Phòng. Vì vậy, việc xây dựng thêm một đường cất hạ cánh cũng hết sức cần thiết. Hạng mục đường cất hạ cánh 1B cảng

hàng không quốc tế Nội Bài đã được khởi công năm 2001 với tổng vốn đầu tư gần 380 tỷ đồng từ vốn ngân sách có kích thước 3800 m * 45 m, lề mỗi bên rộng 7,5 m; mặt đường có kết cấu bê tông xi măng lưới thép mác 350/45 dày từ 36 – 40 cm, sức chịu tải của hệ thống sân đường PCN 60/R/B/W/T theo tiêu chuẩn ICAO ( tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ); hệ thống thoát nước đảm bảo; hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống ILS/DME, hệ thống quan trắc khí tượng tự động theo tiêu chuẩn khai thác CAT II của ICAO. Năng lực của đường cất hạ cánh 1B có thể đáp ứng yêu cầu khai thác các loại máy bay thân lớn B777, B747 – 400 với trọng tải cất cánh tối đa, vận chuyển khoảng 15 – 18 triệu khách / năm. Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 6 năm 2003.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh tế một cách vững chắc, an toàn và hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực vận tải hàng không, sân bay, quản lý điều hành sân bay. Đẩy nhanh và tập trung mọi nguồn lực thực hiện công trình đầu tư trọng điểm như công trình đường cất hạ cánh 1B, nhà ga hàng hoá cảng hàng không quốc tế Nội Bài, công trình Đài chỉ huy Nội Bài. Tích cực tìm và tranh thủ mọi nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn.

Trong tương lai, với hai đường cất hạ cánh song song và nhà ga gồm hai cao trình đi đến riêng biệt, 17 hệ thống thiết bị hoàn chỉnh, cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ là cảng hàng không hiện đại không thua kém các cảng hàng không trong khu vực và trên thế giới.

2.2. Hệ thống cấp thoát nước.

a) Hệ thống cấp nước.

Cấp nước là công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng thời là công trình hạ tầng xã hội, không những cần cho phát triển kinh tế mà còn cần thiết cho phục vụ nhân sinh. Cấp nước có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, đến sinh hoạt hàng ngày của mọi gia đình và sự phát triển bền vững của môi trường đô thị.

Thủ đô Hà Nội là một thành phố quan trọng, có vị trí đặc biệt trong chiến lược cấp nước đô thị cần triển khai thực hiện tốt quy hoạch chủ đạo về cấp nước cũng như các dự án hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu á. Năm 2000 đảm bảo 80% dân số được cấp nước với tiêu chuẩn 150 lít / ngày - người, từ năm 2010 đảm bảo 100% dân số được cấp nước với tiêu chuẩn 165 lít / ngày - người và 180 lít / ngày - người vào năm 2020.

Bảng 7: Nhu cầu nước ở Thủ đô Hà Nội trong những năm tới

Nhu cầu nước Đ.vị 2010 2020

Nước sinh hoạt 1000 m3/ ngày đêm 416 690

Nước sản xuất CN 1000 m3/ ngày đêm 394 810

Tổng nhu cầu 1000 m3/ ngày đêm 810 1500

Nguồn: Quy hoạch thành phố Hà Nội.

+ Về vấn đề tạo nguồn vốn cho đầu tư và phát triển ngành cấp nước đô thị Để đáp ứng nhu cầu cấp nước to lớn của Thủ đô trong những năm tới cần huy động nhiều nguồn lực. Ngoài nguồn vốn ngân sách TW và địa phương được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả , cần huy động mọi nguồn vốn khác trong xã hội từ tất cả các thành phần kinh tế kể cả tư nhân như:

- Đầu tư của nhân dân xây dựng các công trình cấp nước dưới dạng chìa khoá trao tay, BOT, sản xuất cung ứng vật tư thiết bị xây lắp, các hợp đồng quản lý, hợp đồng khoán việc, thu lệ phí sửa chữa, bảo dưỡng.

- Sự đóng góp đa dạng của cộng đồng dân cư ( tiền của, công sức, chống lãng phí, giảm thất thu, thất thoát, nâng cao nhận thức, ủng hộ và tham gia tích cực vào chương trình cải tổ … ).

+ Về đổi mới công nghệ và sản xuất thiết bị vật tư

- Phần lớn các hệ thống cấp nước có tỷ lệ thất thoát, rò rỉ khoảng 30%. Nếu xem công ty cấp nước là công ty kinh doanh sản xuất nước thì mức độ thất thoát này sẽ làm giá nước tăng. Nếu cứ tăng công suất của trạm cấp nước mà không quan tâm đến việc chống rò rỉ, thất thoát nước thì tỷ lệ thất thoát còn tăng lên hơn nữa. Vì vậy, cải tạo mạng lưới cấp nước phải tiến hành trước khi phát triển nguồn và phải coi trọng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phát hiện rò rỉ.

- Đầu tư thiết bị vật tư mới: máy bơm, các loại ống nước bằng gang, thép, bê tông, chất dẻo PE, PVC, các phụ kiện kèm theo như tê, cút, van, vật liệu lọc, hoá chất và đặc biệt sản xuất đủ đồng hồ đo nước để thực hiện việc thu tiền nước.

b) Hệ thống thoát nước.

Việc thoát nước ở Thủ đô vẫn còn diễn ra chậm, tình trạng úng ngập trong thành phố đôi lúc vẫn xảy ra ở một vài đường phố. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo tiêu thoát nước nhanh khi có mưa lớn. Muốn đạt được mục tiêu này, Hà Nội cần đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước của 5 con sông lớn là Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét, Nhuệ, sử dụng hệ thống cống chung thoát nước bẩn và nước mưa tại các khu vực nội thành, xây dựng các cơ sở xử lý nước thải.

Ngoài ra, các nhà khảo sát, thiết kế nên và cần chú ý hơn nữa đến hệ thống thoát nước cho con đường ( có tiên lượng tương lai phát triển dân cư, mặt bằng khu vực trũng bị thu hẹp ). Các cơ quan thẩm định hồ sơ thiết kế đường cần xem xét kỹ hơn nữa đến yếu tố thoát nước tổng thể của Thủ đô và cục bộ cho con đường trước khi phê duyệt cho triển khai thi công. Chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn với các đơn vị quản lý cầu đường đóng tại địa phương để việc cấp đất xây dựng ở hai bên đường không gây hư hại đến kích thước hình học và các yếu tố kỹ thuật của con đường.

Xây dựng mô hình doanh nghiệp công ích cho các công ty thoát nước đô thị.

2.3. Mạng viễn thông và thông tin liên lạc.

Tiếp tục hiện đại hoá cơ sở hạ tầng thông tin, phát triển điện thoại và điểm bưu điện.

Mạng lưới viễn thông đáp ứng nhu cầu đa dịch vụ, tốc độ cao và giá cả phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển thương mại và ngân hàng điện tử, giáo dục và y tế từ xa, các dịch vụ truyền thông và giải trí điện tử …

Bảng 8: Nhu cầu phát triển dịch vụ viễn thông trong tương lai

Đ.vị 2005 2010 2020

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại hà nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w